Giả Danh Nhà Sư đi Bán Nhang Lừa đảo - .vn

Phật pháp và cuộc sống
  • Gieo mầm thiện
  • Góc nhìn Phật tử
  • Phật giáo và người trẻ
Thứ bảy, 18/07/2015, 10:37 AM
  • muc luc 450
  • link
  • bug

Giả danh "nhà sư" đi bán nhang lừa đảo

Đức Tùy gg follow

Thời gian gần đây xuất hiện kẻ xấu lợi dụng lòng tin, sự thật thà của nhân dân để lừa đảo. Nguy hiểm hơn, những kẻ xấu đó còn lợi dụng lòng tin, tính hướng thiện của phật tử để lừa đảo trục lợi cho bản thân bằng nhiều chiêu thức lừa đảo khác nhau.

Gần một tuần qua, chúng tôi có nhận được rất nhiều thông tin của các phật tử tỉnh Hải Dương thông báo về có hai "nhà sư" có biểu hiện bất thường xuất hiện tại huyện Gia Lộc, Thanh Miện và Ninh Giang của tỉnh Hải Dương. Các "nhà sư" hành nghề bán nhang. Mỗi gia đình chỉ được mua 3 hộp nhỏ có giá 30.000/hộp để làm phúc đức và từ thiện xây chùa. Tuy nhiên sau khi vừa bán xong ở khuc vực này, lại xuất hiện "nhà sư" khác mang xe máy đến, chở đi đến địa điểm khác hành nghề. Sau nhiều ngày mật phục, chúng tôi đã làm rõ được chân tướng vị "nhà sư" giả danh này.
Khoảng 10 giờ, ngày 16 tháng 7 năm 2015, tại địa bàn dân cư thôn 1, xã Tân Hương, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương xuất hiện hai người mặc quần áo tu màu nâu sòng, một người đi xe máy, một người đi bộ dọc tuyến đường quốc lộ 20D. Trên vai hai người này mang rất nhiều nhang (hương), tay cầm quyển sổ trong đó có rất nhiều giấy giới thiệu và đeo thẻ đệ tử chùa đi bán nhang.
Trong vai người dân mua nhang, chúng tôi đã có sự tiếp cận "hai vị sư" có hành tung bất thường này. Sau khi trò chuyện, vị giả sư này cho biết: “Tên thật là Nguyễn Thanh Lâm, pháp danh Đạt Tài, sinh năm 1976, mã số 27H, có hộ khẩu đăng ký tại xã Bình Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Vị này tự nhận là đệ tử của chùa Phước Quang có địa chỉ như trên do Đại đức Thích Thiện Thành làm trụ trì. Do nhà chùa ở vùng quê khó khăn, nên Đại đức Thiện Thành cho phép các đệ tử đi khắp nơi để bán nhang lấy tiền làm công tác phật sự”. Biết đây là vị giả sư, nên khi chúng tôi hỏi mua với số lượng nhiều vị này lấy lí do nhang sản xuất có hạn và nhà chùa Phước Quang chỉ bán cho những người thành tâm, hướng Phật chỉ được mua 3 hộp nhỏ, mua nhiều nhà chùa cũng không bán”. Trong suốt quá trình chúng tôi trao đổi câu chuyện, vị giả sư này luôn tìm cách lẩn trốn, nói sang chuyện khác và không muốn bán cho chúng tôi, dù chỉ mua một hộp nhỏ.
Sau khi được một người bạn đồng nghiệp cũng đang công tác trong lĩnh vực truyền thông Phật giáo ở Bình Dương cho biết: “Đó là hình thức lừa đảo và vị đó là giả sư”. Chúng tôi nhận được thông tin của Ban Thông tin Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định rằng: “Giáo hội Phật giáo Việt Nam không có chủ trương cho các chùa, các tự viện trong cả nước cho phép các tăng, ni của các chùa đi bán nhang thu tiền về làm phật sự và xây tự viện.”. Chính thông tin này của Ban TTTT T.Ư càng khẳng định vị sư giả bán nhang này là lừa đảo, giả danh nhà Phật để thu lợi bất chính cho bản thân. Khi chúng tôi đưa máy ảnh lên chụp, thì vị sư giả thái độ bất an, bất hợp tác. Đồng thời đưa cho chúng tôi xem một “Mớ” giấy tờ liên quan như: Giấy phép kinh doanh, chứng nhận đệ tử chùa, giấy phép…. Tuy nhiên kiểm tra kỹ “mớ” giấy tờ đó, chúng tôi có thể khẳng định: Đây là giấy tờ giả mạo. Vì trên thẻ chứng nhận đệ tử và giấy giới thiệu nhà chùa không có dấu đóng giáp lai vào 1/3 góc ảnh trái. Hai số điện thoại chùa Phước Quang điện không có người nghe; sổ cầu an không ghi cụ thể năm nào mà lại ghi là “năm 20”. Điều khiến chúng tôi thấy lộ liễu hơn đó là trong giấy giới thiệu người ký đóng dấu và Đại đức Thích Thiện Thành, còn trong Sổ cầu an ghi tên các gia đình công đức mua nhang lại ghi và đóng dấu Đại đức Thích Thiện Tín, trụ trì chùa. Sau khi thấy đồng phạm của mình bị chúng tôi và nhân dân tra hỏi, vị giả sư còn lại lấy xe máy tẩu thoát. Còn vị giả sư có tên Nguyễn Thanh Lâm gọi điện cầu cứu các “huynh đệ”. Có thể nói, trong những năm gần đây đời sống tôn giáo đạo Phật ngày càng có nhiều khởi sắc, sự hưng thịnh của Phật giáo ngày càng phát triển. Các đối tượng lợi dụng lòng tin của phật tử và nhân dân đối với đạo Phật để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhân dân và làm xấu đi hình ảnh nhà Phật. Qua bài viết này, rất mong Giáo hội Phật giáo tỉnh An Giang, chùa Phước Quang xác minh thông tin có một số kẻ xấu lợi dụng tên chùa để đi lừa đảo bán nhang thu tiền bất chính. Ngoài ra, chính quyền địa phương, phật tử và nhân dân cần nâng cao cảnh giác với những chiều trò lừa đảo này. Đức Tuỳ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

  • Chia sẻ Facebook
  • Tags:
Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Dành cho bạn

  • Kinh Bách Dụ: Người Bà - La - Môn giết con

    Kinh Bách Dụ: Người Bà - La - Môn giết con

  • Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (7)

    Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (7)

  • Kinh hạnh phúc

    Kinh hạnh phúc

  • Bài kinh: Pháp đại bố thí đưa đến giải thoát

    Bài kinh: Pháp đại bố thí đưa đến giải thoát

  • Tín - Hạnh - Nguyện trong kinh A Di Đà

    Tín - Hạnh - Nguyện trong kinh A Di Đà

  • Thế nào gọi là tâm tự tại?

    Thế nào gọi là tâm tự tại?

  • Giới thiệu sơ lược về Kinh Nikaya

    Giới thiệu sơ lược về Kinh Nikaya

  • Kinh Chuyển hóa nghiệp chướng

    Kinh Chuyển hóa nghiệp chướng

  • Kinh Bách Dụ : Vào biển tìm trầm hương

    Kinh Bách Dụ : Vào biển tìm trầm hương

  • Kinh tám điều giác ngộ của bậc đại nhân

    Kinh tám điều giác ngộ của bậc đại nhân

Khi em thôi mong cầu

Phật pháp và cuộc sống 09:53 26/12/2024

Buổi sáng mờ sương, 15/06/2024. Một, hai, rồi ba chiếc lá rơi xuống, em nhìn thấy và chợt mỉm cười. Những chiếc lá kia đâu thể cứ ở hoài trên cây nhỉ!

Dọn vườn tâm đón năm mới

Phật pháp và cuộc sống 09:16 26/12/2024

Trong cái rét cuối năm, tiếng chuông chùa ngân nga vọng lại từ ngọn đồi nhỏ gần nhà khiến lòng Mai dịu xuống. Là một Phật tử, Mai vẫn giữ thói quen dọn dẹp vườn nhà trước khi Tết đến, như một cách để chuẩn bị tâm thế an lành, đón nhận năm mới.

"Hổng ai thương con thì má thương..."

Phật pháp và cuộc sống 11:03 25/12/2024

“Má ơi, nếu lỡ sau này con không lập gia đình, con ở vậy tại hổng ai thương con với con cũng hông biết thương ai, thì sao giờ má?”.

Vị thầy trẻ nói về trải nghiệm “đến để mà thấy” của sinh viên Văn Lang

Phật pháp và cuộc sống 23:29 24/12/2024

Sáng 19/12, bầu không khí trong lớp học Tình Thương tại làng bè hồ Trị An (Đồng Nai) trở nên sôi động và đầy ắp tiếng nói cười hơn mọi ngày.

Xem thêm

Tin đọc nhiều nhất

1

Tâm chú Lăng Nghiêm có lợi ích vô cùng

2

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)

3

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

4

Công đức, lợi ích của người đọc tụng thần chú

5

Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm

6

Khái quát đầy đủ nhất về Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện

7

Công năng của thần chú Vô Lượng Thọ

Tin chọn lọc

Tình huynh đệ trong thiền môn như giọt nước trong veo

Ham muốn là cội nguồn của khổ đau

Tin Phật trong ta

Khẩn thiết niệm Quan Thế Âm Bồ tát, chồng liền hết bệnh

"Nhân chi sơ tính bản ác"

Anh chàng luyện bùa

Từ điển Phật giáo

  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
  • I
  • J
  • K
  • L
  • M
  • N
  • O
  • P
  • Q
  • R
  • S
  • T
  • U
  • V
  • W
  • X
  • Y
  • Z
Tìm kiếm

Dữ liệu Phật giáo

  • Đức Phật
  • Tự Điển
  • Giáo hội
  • Chùa
  • Sách
  • Tăng sỹ

Từ khóa » Chùa Phước Quang Bán Nhang