Giá Gạo Việt Nam Có Thể Tăng Khi Vụ Thu Hoạch Đông Xuân Kết Thúc
Có thể bạn quan tâm
Trong tuần qua, thị trường gạo châu Á ít biến động ngoại trừ giá gạo Thái Lan tăng do nhu cầu từ thị trường Trung Đông; thị trường nông sản Mỹ chứng kiến các giao dịch ngược chiều của lúa mỳ, ngô và đậu tương.
Thị trường gạo châu Á
Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã tăng trong tuần này do nhu cầu từ thị trường Trung Đông tăng lên, trong khi giá gạo Ấn Độ và Việt Nam không đổi.
Giá gạo 5% tấm của Thái Lan được giao dịch ở mức 432-435 USD/tấn, tăng so với mức 410-414 USD/tấn của tuần trước.
Một thương nhân tại Bangkok cho hay giá gạo tăng là do nhu cầu từ các thị trường như Iraq và Iran tăng và do mối quan hệ với Saudi Arbia được cải thiện.
Các thương nhân cho biết chi phí vận tải, một thách thức lớn đối với xuất khẩu gạo của Thái Lan, cũng đã được loại bỏ vì khách hàng Trung Đông gửi tàu chở riêng để mua gạo.
Ngoài ra, đồng baht Thái yếu hơn so với USD cũng góp phần làm tăng giá gạo trong tuần này.
Giá gạo đồ 5% tấm của nhà xuất khẩu gạo hàng đầu Ấn Độ được giao dịch ở mức 361-365 USD/tấn, không đổi so với tuần trước.
Một nhà xuất khẩu tại Kakinada ở bang Andhra Pradesh, miền Nam nước này cho biết nguồn cung trong nước đang khá “thoải mái” vì chính phủ đang phân phát gạo cho người nghèo miễn phí.
Giá gạo 5% tấm của Việt Nam giao dịch ở mức 415 USD/tấn trong phiên 28/4, không đổi so với tuần trước. Tuy nhiên giá gạo có thể tăng trong những tuần tới do nguồn cung đang cạn dần khi vụ thu hoạch Đông Xuân sắp kết thúc.
Thương nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết các thương nhân đang do dự không ký thêm hợp đồng xuất khẩu mới, chờ giá lên cao hơn.
Dữ liệu vận chuyển sơ bộ cho thấy 300.990 tấn gạo được vận chuyển tại cảng Thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 4/2022 và 40.000 tấn trong tuần đầu tiên của tháng 5/2022, trong đó phần lớn số gạo này được chuyển đến Philippines, châu Phi và Cuba.
Trong khi đó, Bộ trưởng Lương thực Sadhan Chandra Majumder cho biết Chính phủ Bangladesh đã tăng mức giá thu mua gạo từ nông dân trong vụ mùa hiện tại lên 40 taka/kg (0,48 USD/kg), tăng so với mức 36 taka/kg một năm trước.
Ông cho biết thêm chính phủ sẽ mua tổng cộng 1,8 triệu tấn lúa và lúa vụ Hè từ nông dân địa phương kể từ ngày 7/5. Động thái này là rất quan trọng để quốc gia Nam Á này có thể cung cấp lương thực cho người nghèo và giữ giá trong nước ổn định.
Thị trường nông sản Mỹ
Giá các mặt hàng giao dịch ngược chiều trong phiên ngày 29/4 trên thị trường hàng hóa Chicago (CBOT), trong đó giá lúa mỳ giảm, còn giá ngô và đậu tương không đổi.
Khép phiên này, giá ngô giao tháng 7/2022 không đổi ở mức 8,135 USD/bushel, còn giá đậu tương giao tháng 7/2022 giao dịch ở mức 16,8475 USD/bushel. Giá lúa mỳ giao cùng kỳ hạn giảm 30 xu Mỹ (2,76%) xuống 10,5575 USD/bushel. (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).
[Thị trường nông sản tuần qua: Giá gạo trong nước tăng trở lại]
Giá lúa mỳ giảm do triển vọng có mưa ở vùng đồng bằng Mỹ vào tuần tới. Khối lượng giao dịch đã giảm đáng kể so với những ngày gần đây do các nhà đầu tư điều chỉnh rủi ro vào cuối tuần. Thời tiết đã trở thành yếu tố chi phối thị trường và điều này sẽ tiếp tục diễn ra vào giữa tháng 8/2022.
Nhu cầu nghiền đậu tương trong tháng Sáu, tháng Bảy và tháng Tám đang tăng lên trong bối cảnh các nhà xuất khẩu và người tiêu dùng trong nước tranh giành nguồn cung.
Công ty nghiên cứu AgResource có trụ sở tại Chicago vẫn lạc quan về các hợp đồng nông sản kỳ hạn do thời tiết bất lợi của Mỹ và Brazil cũng như xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra, trong đó ngô là mặt hàng dẫn đầu xu hướng tăng.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã không công bố doanh số xuất khẩu hàng ngày trong ngày 29/4. Trung Quốc đã mua tới 10 chuyến hàng đậu tương Brazil, giao nhận vào tháng 6/2022 hôm 28/4.
Ít nhất 50% nước trên thế giới sẽ kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động (1/5). Trung Quốc và một phần lớn của Đông Nam Á sẽ nghỉ lễ cho đến hết ngày 4/5. Điều này sẽ hạn chế số lượng giao dịch trên CBOT vào đầu tuần tới.
Thị trường càphê thế giới
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá càphê Robusta trên sàn ICE Europe-London nối tiếp đà tăng. Giá càphê Robusta giao tháng 7/2022 tăng 18 USD, lên 2.107 USD/tấn và giao tháng 9/2022 tăng 15 USD lên 2.109 USD/tấn. Khối lượng giao dịch duy trì ở mức trung bình.
Giá càphê Arabica trên sàn ICE US-New York cùng xu hướng tăng. Giá càphê Arabica giao tháng 7/2022 tăng 4,50 xu Mỹ lên 222,10 xu Mỹ/lb và giao tháng 9/2022 tăng 4,50 xu Mỹ lên 221,90 xu Mỹ/lb (1 lb = 0,4535 kg). Khối lượng giao dịch duy trì dưới mức trung bình.
Giá càphê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên tăng thêm 300-400 đồng, lên dao dộng trong khung 40.700-41.300 đồng/kg.
Kỳ nghỉ dài cuối tuần và phiên giao dịch cuối tháng khiến các giới đầu cơ thận trọng, với áp lực gia tăng hơn từ các phiên họp chính sách tiền tệ vào tuần sau cũng khiến họ tiếp tục đứng bên ngoài để phòng tránh rủi ro. Kết quả là khối lượng thương mại trên cả hai sàn duy trì dưới mức trung bình cho dù giá càphê tăng.
Ngày 2/5, thị trường London nghỉ Lễ Bank Holiday, đóng cửa cả ngày không giao dịch. Thị trường New York mở cửa trễ./.
(TTXVN/Vietnam+)Từ khóa » Giá Gạo Quy
-
Bảng Giá Gạo Mới Nhất [ 2022 ]
-
Bảng Giá Gạo Hôm Nay Ngày 21/7: Giá Lúa Gạo Mới Nhất
-
Bảng Giá Gạo Hôm Nay – Có Giá Sỉ Cho đại Lý
-
Bảng Giá Gạo Tháng 07 Năm 2022 (Giá Bán Buôn)
-
Bảng Giá Gạo Hôm Nay, Giá Gạo Sỉ Và Lẻ Cập Nhật Mới Nhất
-
Bảng Giá Gạo, Bảng Giá Bán Gạo, Giá Gạo - Gạo Ngon
-
Bảng Giá Gạo Hôm Nay Sỉ Lẻ Mới Nhất - An Bình Phát
-
Giá Gạo Hôm Nay Bao Nhiêu Tiền 1kg Tại TPHCM
-
BẢNG BÁO GIÁ GẠO HÔM NAY- GẠO SẠCH VIỆT THƯƠNG
-
Bảng Giá Gạo Hiện Nay Tại Hà Nội
-
Giá Lúa Gạo Mới Nhất Hôm Nay & Dự Báo Giá Gạo Trong Thời Gian Tới
-
Giá Lúa Gạo Hôm Nay 9/6: Nguồn Cung Lúa Nhiều, Giá ổn định
-
Giá Lúa Gạo Hôm Nay 17/6: Giá Gạo Duy Trì ở Mức 8.400