Gia Lai: Nông Dân Thi đua Sản Xuất Kinh Doanh Giỏi

Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode Skip Ribbon Commands Skip to main content Turn off Animations Turn on Animations
  • Cổng TTĐT - Bộ Thông tin và Truyền thôngCurrently selected
    • Trang Đào tạo nghề cho lao động Nông thôn
      • Gửi câu hỏi
      • Video
Skip Navigation Linkstinchitiet Search
  • Recent
  • Trang Đào tạo nghề cho lao động Nông thôn
    • Gửi câu hỏi
    • Video
Cổng Thông tin điện tử Vì người nghèo Toggle navigation
  • Tin tức sự kiện
  • Văn bản - Chính sách
  • Mô hình giảm nghèo hiệu quả
  • Tấm gương điển hình tiên tiến
  • Tin video
  • Tin ảnh
  • Trao đổi hỏi đáp
Thứ bảy, 23/11/2024 14:27:33 CH Mô hình giảm nghèo hiệu quả Gia Lai: Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi 20/09/2019 19:42 CH Xem cỡ chữ (Mic.gov.vn) -

Trong 3 năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” trên địa bàn huyện Phú Thiện, huyện Đức Cơ… (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra sôi nổi. Qua đó, số hộ nông dân có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm của hai huyện trên đã tăng gấp 3 lần so với năm 2016.

Điểm sáng Phú Thiện, Đức Cơ

Năm 1990, gia đình bà Lê Thị Thành rời quê hương Ninh Bình vào tổ 13, thị trấn Phú Thiện lập nghiệp. Tuy gặp nhiều khó khăn trong những ngày đầu trên vùng đất mới nhưng với bản tính chăm chỉ, cần kiệm, cộng thêm sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của địa phương, đến nay, gia đình bà Thành đã có 1,6 ha đất sản xuất lúa nước 2 vụ và 7 ha đất trồng hoa màu, cho thu nhập bình quân hơn 500 triệu đồng/năm. Gia đình bà liên tục nhiều năm đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. “Đời sống gia đình tôi được cải thiện, con cái có việc làm ổn định, thu nhập tương đối cao. Tôi thường xuyên được Hội Nông dân cấp trên cho đi tập huấn áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi để nâng cao năng suất, giá trị nông sản làm ra”-bà Thành cho hay. 20190920-l1.jpg Nhiều hộ trồng rau sạch cho thu nhập cao Nhờ sự cần cù, chịu khó, gia đình ông Nguyễn Lâm Thoa đã có trong tay 10 ha đất trồng lúa nước. Diện tích lớn, ông có điều kiện để đưa cơ giới vào sản xuất. Ông Thoa kể: “Mấy năm trước, tôi trồng lúa Q5, LH12, sau đó chuyển sang trồng nếp 97. Nhờ tham gia cánh đồng lớn 1 giống, áp dụng quy trình “3 giảm, 3 tăng” nên năng suất lúa đạt cao, trên 10 tấn/ha. Bình quân mỗi năm, tôi thu được hơn 200 tấn lúa. Mùa về, tôi phải bán lúa tươi cho đại lý chở đi nơi khác chứ nhà không còn chỗ để cất giữ”. Ở vùng lúa Phú Thiện, gần đây, nhiều hộ nông dân chuyển sang trồng rau sạch cho thu nhập cao. Điển hình là hơn 20 hộ nông dân ở xã Ia Peng, Ia Sol, thị trấn Phú Thiện… đã liên kết với Hợp tác xã Rau an toàn xã Ia Peng trồng rau ngót và các loại rau củ khác bán đi khắp các địa phương trong tỉnh và cả tỉnh Đak Lak, TP. Hồ Chí Minh. Ông Đàm Thanh Hải - Giám đốc Hợp tác xã Rau an toàn xã Ia Peng-cho biết: “Trồng rau ngót rất phù hợp với điều kiện khí hậu nắng nóng và đất cát pha thịt ở Phú Thiện, trung bình cho thu hoạch 8 lứa/năm, năng suất đạt trên 100 tấn/ha/năm. Rau ngót của Phú Thiện đến các chợ đầu mối ở TP. Hồ Chí Minh được các tiểu thương rất ưa chuộng. Vừa rồi, có mấy thành viên thu hoạch 1 ha rau ngót bán được trên 100 triệu đồng”. Một điển hình khác, chị Trần Thị Thu Thủy - chủ cơ sở Vườn lan Khaly cho biết: Khi cơ quan chức năng của huyện và UBND thị trấn Chư Ty (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai)thông báo, tuyên truyền về chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), cơ sở đã đăng ký sản phẩm dịch chuối. Thông qua chương trình, chúng tôi mong muốn được hỗ trợ thêm về việc quảng bá sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm. Ngoài sản phẩm dịch chuối, thời gian tới, cơ sở sẽ đầu tư sản xuất thêm các sản phẩm từ quả chuối như: chuối sấy, chuối viên nén, chuối hột dược liệu…. Sản phẩm dịch chuối của cơ sở Vườn lan Khaly được dùng để phun cho nhiều loại cây trồng như: phong lan, địa lan, rau sạch, cây kiểng, hoa hồng... Chị Thủy cho hay: Đây là sản phẩm hữu cơ được chiết xuất 100% từ thân, hoa và quả chuối. Sản phẩm có thể thay thế phân hóa học nhằm cung cấp nhiều vitamin, các hợp chất auxin, cytokinin tự nhiên có trong quả chuối, rất an toàn cho cây ở mọi giai đoạn, giúp cây phát triển mạnh bộ rễ, tăng sức đề kháng. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp cải tạo đất, trung hòa độ PH trong đất. Đặc biệt, sản phẩm dịch chuối không độc với con người, không gây ô nhiễm môi trường và rất phù hợp với việc trồng phong lan, rau sạch, các loại hoa trong nhà lồng, nhà lưới hay ở gần khu dân cư. Năm 2017, cơ sở Vườn lan Khaly đã nghiên cứu chiết xuất ra sản phẩm dịch chuối và đưa vào phun thử nghiệm trên một số vườn lan ở huyện Đức Cơ. Đến năm 2018, cơ sở đã đăng ký chứng nhận sở hữu trí tuệ và công nhận nhãn hiệu “Dịch chuối thần dược cho phong lan”. “Hiện mỗi ngày năng lực cơ sở sản xuất khoảng 5.000 lít dịch chuối, cung cấp ra thị trường cả nước hơn 2.000 lít. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu trên địa bàn huyện Đức Cơ hiện không đủ cung cấp nên chúng tôi đang phải nhập từ các huyện lân cận. Do đó, để có nguồn nguyên liệu ổn định, sắp tới, chúng tôi sẽ triển khai mô hình liên kết trồng chuối với người dân trên địa bàn huyện Đức Cơ. Chúng tôi sẽ bao tiêu đầu ra sản phẩm cho nông dân từ thân, hoa và quả chuối với giá 3.000 đồng/kg tươi. Hiện tại, với khả năng sản xuất của mình, chúng tôi có thể liên kết trồng khoảng 200 ha chuối”, chị Thủy chia sẻ thêm. Lan tỏa sức sống những mô hình hiệu quả Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Quốc Tư, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đức Cơ cho biết: Chúng tôi thấy dịch chuối của cơ sở Vườn lan Khaly là sản phẩm hữu cơ đáp ứng được yêu cầu phát triển nông nghiệp sạch. Ngoài ra, việc cơ sở có thể bao tiêu sản phẩm chuối còn là cơ hội để người dân chuyển đổi những diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng chuối, góp phần nâng cao thu nhập và ổn định sản xuất. Chúng tôi đang phối hợp với cơ sở để đánh giá theo đúng quy trình và xem xét công nhận dịch chuối là sản phẩm OCOP của huyện”. Cũng theo ông Tư, chương trình OCOP nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư, góp phần xây dựng nông thôn mới. Đến nay, huyện đã thành lập Ban chỉ đạo, Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP cấp huyện; xây dựng kế hoạch triển khai chương trình OCOP trên địa bàn huyện giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030. Hiện tại, UBND huyện chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các cá nhân, tổ chức trên địa bàn tiếp tục đăng ký tham gia chương trình OCOP. Trong giai đoạn 2019 - 2020, huyện Đức Cơ đặt mục tiêu có 1 - 2 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 - 5 sao. Riêng năm 2019, với kinh phí 104 triệu đồng, huyện triển khai công tác tập huấn và hỗ trợ đánh giá chất lượng sản phẩm OCOP”, ông Nguyễn Quốc Tư thông tin thêm. Còn tại huyện Phú Thiện, Hội Nông dân huyện hiện có 10 Hội cơ sở xã, thị trấn, 130 chi hội thôn, làng, tổ dân phố với gần 10.000 hội viên. Để giúp nông dân có thêm kiến thức áp dụng vào sản xuất, trong giai đoạn 2016 - 2019, huyện Phú Thiện đã mở 77 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho trên 8.500 lượt cán bộ, hội viên nông dân; phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện giải ngân gần 130 tỷ đồng cho khoảng 3.000 lượt hộ vay thông qua 115 tổ tiết kiệm và vay vốn. Trong 3 năm qua, bình quân mỗi năm, huyện có hơn 2.000 hội viên, hộ nông dân đăng ký đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, chiếm khoảng 20% tổng số hội viên, nông dân trên địa bàn. Qua bình xét, đã có 1.800 hộ nông dân đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. So với giai đoạn 2014 - 2016, số hộ có mức thu nhập trên 100 triệu đồng/năm của huyện tăng gấp 3 lần. Qua đó đã góp phần thúc đẩy việc xây dựng kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn hoạt động có hiệu quả; đồng thời, đã xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi quy mô lớn, tạo việc làm ở nông thôn. Theo ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Thiện cho rằng: Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã thu hút hàng ngàn hộ nông dân tham gia, trở thành động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn. Phong trào đã góp phần đưa nền nông nghiệp huyện nhà phát triển vượt bậc và đạt được những thành tựu to lớn về sản xuất theo hướng hàng hóa, nâng cao chất lượng, giá trị, hiệu quả. Cũng theo ông Thắng, phong trào đã làm thay đổi tư duy của người nông dân từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún mang tính chất hộ gia đình sang sản xuất hàng hóa lớn có liên kết, liên doanh theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, chú trọng đến chất lượng, giá trị lợi nhuận, an toàn thực phẩm và phát triển bền vững. Qua phong trào đã xuất hiện nhiều điển hình như: Hợp tác xã Nông nghiệp Chư A Thai (xã Ia Ake), Hợp tác xã Cá giống Đức Thắng (xã Ia Peng); hay các hộ nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu như: ông Phạm Văn Khánh (xã Ia Ake), ông Hoàng Văn Tờ (thị trấn Phú Thiện), bà Phạm Thị Soa và ông Trần Văn Tạm (xã Ia Sol), ông Phạm Văn Hữu (xã Ayun Hạ)... Mỗi năm, các hộ trên đã tạo việc làm cho 10 - 20 lao động địa phương với thu nhập ổn định. Họ là những tấm gương sáng, có sức lan tỏa và thu hút mọi người cùng tham gia để làm giàu, góp phần xây dựng huyện nhà ngày càng giàu đẹp, ông Thắng cho biết thêm. Để phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” tiếp tục phát triển, thời gian tới, Hội Nông dân huyện Phú Thiện sẽ chú trọng xây dựng các chương trình, dự án thiết thực, hiệu quả để hỗ trợ cho hội viên, nông dân, nhất là hỗ trợ vốn, tìm kiếm thị trường, chuyển giao khoa học kỹ thuật và nhân rộng những mô hình phát triển kinh tế điển hình, phù hợp với mỗi địa phương...

Ngô Đăng

TIN KHÁC

  • GIA LAI: HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC ĐỂ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG- 19/09/2019
  • Tuyên Quang xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vưng- 19/09/2019
  • Bắc Quang: Xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu người nông dân đã làm chủ cuộc sống của mình- 18/09/2019
  • Bắc Giang: Chú trọng xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu- 17/09/2019
  • Đông Anh: Phát huy sức mạnh từ nội lực để xây dựng huyện NTM kiểu mẫu của Thủ đô và cả nước- 17/09/2019
ca-nuoc-chung-tay-vi-nguoi-ngheo-2019 Banner 2019 Báo cáo kết quả

Văn bản - Chính sách

  • (Thành phố Cà Mau): Kiểm tra xây dựng, nhân rộng mô hình và công tác giảm nghèo 2019

    5 năm trước

  • Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững: Hà Nội về đích trước hai năm

    5 năm trước

  • Hà Nội ban hành 4 chính sách giảm nghèo bền vững

    5 năm trước

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • Sau >>
  • Trang cuối

Từ khóa » Dịch Chuối Auxin