Giá Lắp điện Mặt Trời Cho Hộ Gia đình đang Ngày Càng Rẻ Nhưng Có ...
Có thể bạn quan tâm
Giá điện ngày càng tăng cao, nhu cầu sử dụng lại chẳng bao giờ giảm. Đặc biệt vào những tháng mùa hè nóng nực khi ai nấy đều phải bật điều hòa khiến hóa đơn điện lên tới cả triệu đồng. Chính vì thế mà nhiều gia đình Việt cân nhắc lắp đặt những tấm pin năng lượng mặt trời với kì vọng vừa tiết kiệm tiền cho tương lai, vừa được tiếng bảo vệ môi trường. Thế nhưng, nhiều người vẫn rất lăn tăn vì không thực sự rõ liệu khoản đầu tư hàng chục triệu đồng đó có thực sự đáng giá.
Liệu bỏ hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu ra lắp pin mặt trời có đáng tiền không?
Lợi ích của điện mặt trời
Trước tiên, hãy nhìn lại các lý do mà các hộ gia đình nên cân nhắc đầu tư một hệ thống điện năng lượng mặt trời cho gia đình. Dưới đây mới chỉ nhắc đến lợi ích của việc dùng chung hệ thống điện mặt trời với lưới điện quốc gia.
Giảm bớt chi phí điện hàng tháng
Có thể sinh lời nếu bán điện lại cho EVN
Không lo lắng khi mất điện (nếu sử dụng chung với ắc quy)
Hỗ trợ phòng vệ khi tăng giá điện, gánh khung giá điện cao khi sử dụng vượt mức
Bảo vệ môi trường
Tận dụng các tấm pin làm hệ thống che nắng, giảm nhiệt
Sử dụng lâu dài, tuổi thọ tấm pin trung bình khoảng 25 năm
Hệ thống điện mặt trời cần những gì?
Thường các hệ thống điện mặt trời có hai dạng: Điện hòa lưới và điện độc lập. Trong đó, điện hòa lưới có giá thành rẻ hơn rất nhiều (vì không cần dùng ắc quy trữ điện) và phù hợp nhất với nhu cầu của các hộ dân tại Việt Nam. Cụ thể, đây là những thành phần cần có của một hệ thống điện mặt trời hòa lưới và mục đích sử dụng của chúng:
Tấm pin mặt trời: “Hút” năng lượng từ mặt trời và biến thành dòng điện
Bộ hòa lưới: Chuyển đổi dòng điện từ tấm pin thành dòng điện xoay chiều phù hợp, kết hợp điện từ pin mặt trời với lưới điện quốc gia
Hệ thống giám sát: Đảm bảo các thành phần hoạt động ổn định, phát hiện sự cố, thường đi kèm phần mềm theo dõi và báo lỗi tới người dùng cũng như đơn vị cung cấp dịch vụ để sửa chữa kịp thời
Cách hoạt động của hệ thống năng lượng mặt trời thực ra khá đơn giản, dễ hiểu.
Tốn bao nhiêu tiền mới có đủ điện để dùng?
Thực chất, với kiểu hệ thống điện hòa lưới thì các hộ gia đình không cần quá lo lắng, vì đầu tư ít cũng được, chỉ là nhiều thì tốt hơn.
Ví dụ, nếu chỉ muốn “dùng thử” hoặc nhà ít người thì có thể lắp các hệ thống nhỏ gọn với công suất thấp 1 - 2kWp với giá 10 - 20 triệu đồng, hay để sử dụng thoải mái cho nhà 3 - 4 thành viên thì có thể lựa chọn các hệ thống công suất cao hơn tương ứng với giá cũng cao tương ứng.
Chi phí lắp đặt ban đầu cho hệ thống năng lượng mặt trời thường rơi vào khoảng 30 - 70 triệu đồng tùy nhu cầu.
Tất nhiên, lượng điện mà hệ thống pin mặt trời tạo ra có thể là chưa đủ để sử dụng, nhất là vào những mùa/vùng ít nắng, nhưng bạn cũng không cần lo lắng vì bộ hòa lưới đã tự động điều chỉnh kết hợp với lưới điện quốc gia để nguồn điện sử dụng luôn ở mức ổn định nhất. Ngoài ra, điểm lưu ý nhỏ là nếu bị mất điện thì hệ thống điện năng lượng mặt trời cũng sẽ không hoạt động được nếu không dùng chung với ắc quy dự trữ.
Có thực sự tiết kiệm như lời đồn?
Lấy ví dụ đơn giản, nếu trung bình mỗi tháng gia đình bạn chi 1 triệu đồng cho hóa đơn điện, thì trong khoảng 25 năm sẽ tốn ít nhất 300 triệu đồng, chưa tính đến việc giá điện tăng dần theo thời gian.
Nếu lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời khoảng 50 triệu đồng, tính thêm các chi phí phát sinh khi bảo trì, thay thế các thành phần có thể tới khoảng hơn 100 triệu đồng trong khoảng thời gian 25 năm đó.
Tất nhiên, hệ thống điện mặt trời có thể chỉ đáp ứng được khoảng 50 - 70% lượng điện sử dụng hàng ngày, tức là bạn “chỉ” tiết kiệm được khoảng 150 đến 200 triệu đồng. Lấy con số này trừ đi khoản chi phí lắp đặt và phát sinh thì vẫn dư ra tới 50 đến 100 triệu đồng trong suốt 25 năm.
Việc lắp đặt điện mặt trời với diện tích đủ lớn sẽ đem lại hiệu quả cao để tiết kiệm chi phí về lâu dài.
Những con số trên mới chỉ là ước lượng và thực tế sử dụng sẽ còn nhiều thay đổi. Song, việc đổi sang điện mặt trời nhìn chung vẫn sẽ là khoản đầu tư đáng tiền, thậm chí là sinh lời nếu hệ thống mà bạn lắp đặt tạo đủ điện để bán ngược lại cho Công ty Điện lực Việt Nam.
Những lưu ý quan trọng khi lắp đặt và sử dụng điện mặt trời
Đảm bảo mái nhà/sân thượng không bị khuất nắng quá nhiều
Lựa chọn nhà thầu uy tín
Vệ sinh tấm pin mặt trời thường xuyên để tối ưu hiệu năng thu ánh sáng
Thay thế bộ hòa lưới sau mỗi 5 - 7 năm để đảm bảo hiệu suất tối đa
Đảm bảo công tơ điện là loại hai chiều để không bị "nuốt" điện
Một số địa chỉ lắp đặt điện mặt trời tại Việt Nam
Sơn Hà FreeSolar
VietnamSolar
GivaSolar
Lithaco
Võ Gia Solar
Công dụng giờ mới khám phá ra của mái lợp kết hợp pin mặt trời Tesla: không đọng tuyết!Từ khóa » Hệ Thống Pin Năng Lượng Mặt Trời Cho Gia đình
-
2. Bảng Giá điện Mặt Trời Cho Hộ Gia đình
-
Hộ Gia đình Nên Lắp Hệ Thống điện Mặt Trời Bao Nhiêu Kwp?
-
Điện Năng Lượng Mặt Trời Cho Hộ Gia đình, DAT Solar
-
Chi Phí Lắp đặt điện Mặt Trời Hệ 3KW Cho Hộ Gia đình - GIVASOLAR
-
Tư Vấn Lắp đặt Hệ Thống Pin điện Mặt Trời Cho Gia đình - GP Solar
-
Lắp điện Mặt Trời Hộ Gia đình Thế Nào Cho Tối ưu - VnExpress
-
Điện Mặt Trời Cho Gia đình 2022 - DHC Solar
-
Điện Mặt Trời Hộ Gia đình Có Chi Phí Thấp Nhất Bao Nhiêu?
-
【Báo Giá+Chi Phí 】Lắp Đặt Điện Năng Lượng Mặt Trời Hòa Lưới ...
-
Lắp Hệ Thống điện Mặt Trời Gia đình Thường Gồm Những Gì?
-
#1【Chi Phí + Báo Giá 】Lắp Đặt Điện Mặt Trời Hòa Lưới
-
Lắp điện Mặt Trời Gia đình: Năng Lượng Cho Khu Dân Cư
-
Lựa Chọn Thông Minh - Điện Năng Lượng Mặt Trời Gia đình
-
Lắp đặt điện Năng Lượng Mặt Trời [Báo Giá Cập Nhật 2021]