Gia Phả Từ Góc độ Nhìn Vụ ông Lê Tùng Vân

Lượt xem: 8.261

Chào các bạn, dạo gần đây báo chí có thông tin diễn biến sự việc từ tu viện Tịnh Thất Bồng Lai. Sự việc này đang là đề tài nóng trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Chúng ta chắc hẳn cũng biết sơ qua nhưng vẫn còn nhiều vấn đề đang cần được sáng tỏ. Nhất là vấn đề “loạn luân”, “quan hệ cận huyết” được cho là của ông Lê Tùng Vân. Để làm rõ hơn về vấn đề này từ góc độ nghiên cứu khoa học về di truyền, chúng ta cần tham khảo bài lượt trích sau từ trang Cafebiz sau đây.

Theo các chuyên gia y tế, các loài động vật có vú, các loài động vật khác và thậm chí là một số loài thực vật đã tiến hóa để tránh giao phối cận huyết.

Mấy ngày gần đây vụ việc tại Tịnh thất Bồng Lai khiến cho nhiều người quan tâm. Đặc biệt, cơ quan ANĐT tỉnh Long An đang khẩn trương lấy lời khai một số cá nhân, trong đó có ông Lê Tùng Vân (SN 1932) để làm rõ về dấu hiệu phạm tội: loạn luân, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức, cá nhân. Hiện Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án để điều tra về các tội danh trên.

Theo thông tin các cơ quan báo chí đăng tải, đa số các trẻ em sinh sống tại Tịnh thất Bồng Lai đều có quan hệ huyết thống (cha-con) với Lê Tùng Vân.

Theo một vị bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM, các loài động vật có vú, các loài động vật khác và thậm chí là một số loài thực vật đã tiến hóa để tránh giao phối cận huyết dưới bất kỳ hình thức nào.

Vị bác sĩ này phân tích, một số loài khác, chẳng hạn như anh đào đỏ, thậm chí đã tiến hóa sinh hóa phức tạp để đảm bảo rằng hoa của chúng không thể được thụ tinh bởi chính chúng hoặc bởi các cá thể tương tự về mặt di truyền khác.

Hầu hết các động vật sống theo bầy (như sư tử, linh trưởng và chó) loại bỏ con đực non khỏi đàn để tránh giao phối cận huyết với con cái. Ngay cả ruồi giấm cũng có cơ chế cảm nhận để tránh khả năng giao phối cận huyết trong đàn của chúng, do đó, ngay cả trong các quần thể khép kín, chúng vẫn giữ được sự đa dạng di truyền hơn so với giao phối ngẫu nhiên.

Một số nghiên cứu cho thấy, anh đào đỏ thậm chí đã tiến hóa sinh hóa phức tạp để đảm bảo rằng hoa của chúng không thể được thụ tinh bởi chính chúng hoặc bởi các cá thể tương tự về mặt di truyền khác.

Hôn nhân giữa anh chị em, giữa cha mẹ và con cái bị cấm trong mọi nền văn hóa nhân loại – và rất ít trường hợp ngoại lệ. Cái nhìn thoáng qua về ý tưởng quan hệ tình dục với anh chị em ruột, với cha mẹ hoặc với con cái là một điều đáng sợ – gần như không thể tưởng tượng được – đối với hầu hết mọi người. Theo báo cáo từ Psychology Today, nhà tâm lý học Jonathan Haidt nhận thấy rằng hầu hết mọi người đều chùn bước trước viễn cảnh quan hệ tình dục giữa anh chị em, ngay cả trong những tình huống tưởng tượng không thể mang thai.

 

Tại sao các sinh vật tránh giao phối cận huyết?

Nhìn chung, quan hệ huyết thống có tác động rất xấu đến dân số hoặc con cháu trong hôn nhân. 3 tác động tiêu cực và hậu quả xấu có nguy cơ cao xuất hiện ở trẻ như sau:

1. Con cái do giao phối cận huyết sinh ra dễ bị dị tật bẩm sinh nghiêm trọng

Thiếu sự biến đổi trong DNA có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe của trẻ, bao gồm tăng cơ hội mắc các bệnh di truyền hiếm gặp – bệnh bạch tạng, xơ nang, bệnh máu khó đông, v.v.

Các tác động khác của hôn nhân cận huyết bao gồm gia tăng vô sinh (ở cha mẹ và con cái), dị tật bẩm sinh như bất đối xứng trên khuôn mặt, sứt môi hoặc thấp còi khi trưởng thành, gây ra các vấn đề về tim, một số loại ung thư, nhẹ cân, tốc độ tăng trưởng chậm và tử vong ở trẻ sơ sinh. Một nghiên cứu cho thấy 40% trẻ em cận huyết giữa các cá thể cấp một (gia đình hạt nhân) được sinh ra với các rối loạn lặn NST thường, dị tật thể chất bẩm sinh hoặc suy giảm trí tuệ trầm trọng.

2. Con cái do giao phối cận huyết sẽ di truyền bệnh giống nhau

Đối với quan hệ cận huyết, nguy cơ cả hai người đều mang gen khiếm khuyết là rất cao. Mỗi gia đình có khả năng có gen bệnh riêng (chẳng hạn như bệnh tiểu đường), và giao phối cận huyết là cơ hội để hai người mang gen khiếm khuyết truyền hai bản sao của gen khiếm khuyết cho con cái của họ. Cuối cùng, con cái của họ có thể phát triển bệnh.

Các cháu bé hiện đang sống cùng ông Vân

3. Thiếu sự biến đổi DNA, hệ thống cơ thể suy yếu

Khi bạn tham gia vào mối quan hệ cận huyết và có con từ mối quan hệ đó, con cái của bạn sẽ có một chuỗi DNA bất biến. Điều này có nghĩa là trẻ em được sinh ra từ mối quan hệ loạn luân có một số lượng nhỏ các loại alen MHC (Phức hợp tương thích mô chính). Việc số lượng alen MHC bị giới hạn sẽ khiến cơ thể khó phát hiện ra nhiều loại vật chất lạ khác nhau, do đó cá thể sẽ nhanh chóng ốm hơn vì hệ thống miễn dịch của cơ thể không thể hoạt động tối ưu để chống lại các loại bệnh tật. Trẻ sẽ dễ nhiễm bệnh và lâu hồi phục hơn trẻ khác.

———————————————————————————–

Qua bài viết trên, chắc hẳn chúng ta sẽ có cái nhìn khoa học hơn về sự di truyền cho con cháu thế hệ sau. Yếu tố khoa học là một bằng chứng để hiện thực hóa luật lệ trong xã hội. Cụ thể là trong Luật hôn nhân gia đình có đề cập như sau:

Pháp luật cấm các hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.

Theo Khoản 17, 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình:

17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

 

Hy vọng với bài viết trên đây, chúng ta cảm thấy sự rất cần thiết để có một bộ Gia phả cho gia đình và họ tộc của mình để người ngoài khi nhìn vào là biết đây là dòng họ có truyền thống, có tôn ti, trật tự, lễ nghĩa hẳn hoi và sẽ có sự tôn trọng từ người khác họ, như dâu rể sau này.

Thân ái xin chào và chúc sức khỏe đến các bạn!

Từ khóa » Sơ đồ Quan Hệ Huyết Thống Của Lê Tùng Vân