Giả Thuyết Nghiên Cứu Là Gì? Giải đáp 7+ Vấn đề Chính [ Chi Tiết 2021 ]
Có thể bạn quan tâm
Trước khi bắt tay vào nghiên cứu một đề tài hay một vấn đề nào đó, người nghiên cứu thường phải đặt giả thuyết nghiên cứu để định hướng cho việc tìm ra các luận điểm, luận cứ và dữ liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Vậy giả thuyết nghiên cứu là gì? Chức năng và cách xây dựng giải thuyết nghiên cứu như thế nào. Cùng Luận Văn 24 tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục ẩn- 1. Khái niệm giả thuyết nghiên cứu là gì?
- 2. Ví dụ về giả thuyết nghiên cứu
- 3. Vai trò của giả thuyết trong nghiên cứu
- 3.1. Khởi điểm của mọi nghiên cứu khoa học
- 3.2. Định hướng nghiên cứu khoa học
- 3.3. Tiền đề thực hiện các nghiên cứu khoa học
- 3.4. Cơ sở phát triển nghiên cứu khoa học
- 3.5. Tạo nên nghiên cứu khoa học
- 4. Chức năng của giả thuyết nghiên cứu khoa học
- 5. Nội dung khoa học của giả thuyết nghiên cứu
- 6. 3 loại hình nghiên cứu theo mục tiêu chính
- 6.1. Nghiên cứu cơ bản: giả thiết về quy luật
- 6.2. Nghiên cứu ứng dụng: Giả thuyết về giải pháp
- 6.3. Nghiên cứu triển khai: Giả thuyết về hình mẫu
- 7. 7 loại giả thuyết nghiên cứu chính – Phân loại
- 7.1. Giả thuyết không
- 7.2. Giả thuyết chung/Giả thuyết lý thuyết
- 7.3. Giả thuyết tương đối
- 7.4. Giả thuyết xác định
- 7.5. Giả thuyết có điều kiện
- 7.6. Giả thuyết xác suất
- 7.7. Giả thuyết công việc
- 8. Cách xây dựng giả thuyết nghiên cứu
- Bước 1: Xác định loại hình nghiên cứu triển khai
- Bước 2: Đưa ra phán đoán
- 8.2.1. Phán đoán theo tư duy logic
- 8.2.2. Phán đoán theo suy luận
- 8.2.3. Hoàn tất xây dựng giả thuyết nghiên cứu
- 9. Cách kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu
- 9.1. Chứng minh
- 9.1.1. Cấu trúc logic của pháp chứng minh
- 9.1.2. Các quy tắc chứng minh
- 9.2. Bác bỏ
- 9.1. Chứng minh
1. Khái niệm giả thuyết nghiên cứu là gì?
- Trước khi thực hiện nghiên cứu khoa học, việc đặt ra các giả thuyết nghiên cứu là rất quan trọng. Để đặt ra các giả thuyết nghiên cứu chuẩn xác thì trước hết người học phải nắm vững khái niệm giả thuyết nghiên cứu là gì?
- Giả thuyết nghiên cứu là những nhận định sơ bộ, suy đoán khoa học, kết luận giả định về bản chất sự vật, sự việc của ngươi nghiên cứu đưa ra để trả lời cho câu hỏi hay vấn đề liên quan đến nghiên cứu khoa học, để chứng minh giả thuyết đó hoặc bác bỏ nó.
2. Ví dụ về giả thuyết nghiên cứu
Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm giả thuyết nghiên cứu là gì thì để giúp bạn nắm rõ hơn khái niệm này, chúng tôi sẽ cùng bạn khám phá ví dụ về giả thuyết nghiên cứu khoa học.
Ví dụ:
- Đề tài nghiên cứu: Thực trạng ra trường làm trái ngành của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
- Giả thuyết nghiên cứu: Nguyên nhân dẫn đến dân đến tình trạng nhiều sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tốt nghiệp ra trường làm trái ngành là do thiếu những trải nghiệm thực tế.
3. Vai trò của giả thuyết trong nghiên cứu
Hiểu giả thuyết nghiên cứu là gì là tiền đề để xác định vai trò quan trọng, ý nghĩa to lớn của giả thuyết nghiên cứu. Vai trò của giả thuyết trong nghiên cứu khoa học được thể hiện ở 5 khía cạnh dưới đây.
3.1. Khởi điểm của mọi nghiên cứu khoa học
- Giả thuyết nghiên cứu là khởi điểm của mọi nghiên cứu khoa học. Bất cứ nghiên cứu nào cũng cần đặt ra các giả thuyết.
- Từ giả thuyết nghiên cứu, người học tiến hành nghiên cứu, phân tích kết quả và tìm ra câu trả lời.
3.2. Định hướng nghiên cứu khoa học
- Giả thuyết nghiên cứu giúp định hướng nghiên cứu khoa học.
- Việt đặt ra các loại giả thuyết giúp người học triển khai các ý tưởng nghiên cứu trong khi đó việc bác bỉ hay chứng minh giả thuyết là phần nội dung chính cần thực hiện trong nghiên cứu khoa học.
3.3. Tiền đề thực hiện các nghiên cứu khoa học
- Giả thuyết nghiên cứu là tiền đề thực hiện các nghiên cứu khoa học. Thật vậy trên cơ sở các đặc điểm của các giả thuyết nghiên cứu, người học xây dựng kế hoạch nghiên cứu.
- Khi bạn đã xác định được chủ đề nghiên cứu thì việc đưa ra các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu khoa học là bước cần thiết nhất để tiến hành nghiên cứu.
3.4. Cơ sở phát triển nghiên cứu khoa học
Giả thuyết nghiên cứu là cơ sở phát triển nghiên cứu khoa học. Việc không xác định hay xác định sai giả thuyết nghiên cứu sẽ khiến cho quá trình nghiên cứu bế tắc, đi vào ngõ cụt hay thậm chí là lệch hướng nghiên cứu.
3.5. Tạo nên nghiên cứu khoa học
Giả thuyết nghiên cứu tạo nên nghiên cứu khoa học. Nếu cách viết giả thuyết nghiên cứu giả thuyết nghiên cứu của bạn là đúng, logic thì sẽ góp phần tạo nên nghiên cứu khoa học, giúp cho việc nghiên cứu được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Vai trò của giả thuyết trong nghiên cứu
Cùng với việc tìm hiểu khái niệm giả thuyết nghiên cứu là gì thì việc xác định đúng các phương pháp nghiên cứu có ý nghĩa lớn quyết định đến kết quả của bài nghiên cứu khoa học. Vậy thì bạn đừng bỏ qua bài viết chia sẻ các phương pháp nghiên cứu khoa học tiêu biểu nhất của Luận Văn 24 để hiểu rõ hơn nhé!
4. Chức năng của giả thuyết nghiên cứu khoa học
Sau khi đã tìm hiểu về vai trò thì chức năng của giả thuyết nghiên cứu là khía cạnh tiếp theo bạn cần nắm khi tìm hiểu giả thuyết nghiên cứu là gì:
- Chức năng cơ bản của giả thuyết nghiên cứu chính là phán đoán.
- Phán đoán là một thao tác logic nhờ đó người ta nối liền các khái niệm để khẳng định khái niệm này là hoặc không phải khái niệm kia.
11 loại hình phán đoán chính gồm:
Có bao nhiêu loại hình phán đoán trong logic học hình thức thì có bấy nhiêu loại giả thuyết được sử dụng trong NCKH.
- Phán đoán đơn: chỉ do một phán đoán tạo thành
- Phán đoán khẳng định “S là P
- Phán đoán phủ định “S không là P”
- Phán đoán hoặc nhiên “S có thể là”
- Phán đoán minh nhiên “Trong trường hợp này S là P
- Phán đoán riêng “Có một số S là (hoặc không là) P”
- Phán đoán đơn nhất “Chỉ duy nhất có S là (hoặc không là) P”
- Phán đoán phức hợp
- Phán đoán liên kết: bao gồm một số phán đoán đơn được nối với nhau bởi các từ liên kết “và”, “nhưng”, “mà”, “song”, “cũng”, “đồng thời”…
- Phán đoán lựa chọn: bao gồm một số phán đoán đơn được nối với nhau bởi từ “hoặc”
- Phán đoán giải định: bao gồm một số phán đoán đơn được nối với nhau theo kết cấu “nếu… thì”
Nếu bạn đang có nhu cầu viết bài nghiên cứu khoa học, luận văn, hãy liên hệ dịch vụ nhận làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của Trung tâm. Đội ngũ Luận văn 24 với hơn 300 CTV giàu kinh nghiệm đã viết hơn 958 bài luận văn nhận được đánh giá tích cực với tỷ lệ 98%.
5. Nội dung khoa học của giả thuyết nghiên cứu
Nội dung của một giả thuyết nghiên cứu được xây dựng thường nhằm:
- Phát hiện quy luật
- Mô tả giải thích nguyên nhân vận động của sự vật hoặc hiện tượng
- Sáng tạo nguyên lý những giải pháp phục vụ cho các hoạt động xã hội khác nhau của con người
6. 3 loại hình nghiên cứu theo mục tiêu chính
Tuỳ thuộc việc xác định mục tiêu giả thuyết nghiên cứu là gì và sản phẩm thu nhận sau nghiên cứu và sản phẩm thu nhận sau nghiên cứu này ta chia làm 3 loại hình nghiên cứu khác nhau:
- Nghiên cứu cơ bản
- Nghiên cứu ứng dụng
- Nghiên cứu triển khai
Như vậy để có thể đặt ra những giả thuyết phù hợp, người nghiên cứu cần nhận dạng đúng đắn loại hình nghiên cứu và các giả thuyết tương ứng.
6.1. Nghiên cứu cơ bản: giả thiết về quy luật
Giả thuyết về quy luật là phán đoán về quy luật vận động của sự vật, nó gắn liền với chức năng mô tả, giải thích, dự báo.
6.2. Nghiên cứu ứng dụng: Giả thuyết về giải pháp
Giả thuyết về giải pháp có thể là một giải pháp công nghệ, vật liệu, tổ chức, quản lý… nó gắn liền với chức năng sáng tạo.
6.3. Nghiên cứu triển khai: Giả thuyết về hình mẫu
Lưu ý:
- Trong một đề tài nghiên cứu có thể chứa đựng cả 3 loại hình nghiên cứu, hoặc chỉ có một hoặc hai trong ba loại hình.
- Trong một loại hình nghiên cứu có thể chứa đựng một hoặc một số giả thuyết nghiên cứu.
Một đề tài nghiên cứu khoa học về du lịch hấp dẫn, mới lạ, độc đáo sẽ giúp người nghiên cứu có thêm nhiều cảm hứng thực hiện và nhận được sự đánh giá cao từ thầy cô. Vậy bạn hãy tham khảo ngay các đề tài nghiên cứu khoa học về du lịch ấn tượng nhất được Luận Văn 24 chọn lọc nhé!
7. 7 loại giả thuyết nghiên cứu chính – Phân loại
Khi tìm hiểu giả thuyết nghiên cứu là gì, một vấn đề được người học vô cùng quan tâm là cách phân loại các giả thuyết nghiên cứu. Trong nghiên cứu khoa học, giả thuyết nghiên cứu gồm có 7 loại chính.
7 loại giả thuyết nghiên cứu phổ biến
7.1. Giả thuyết không
- Giả thuyết không được định nghĩa là các giả thuyết khoa học khẳng định rằng các biến nghiên cứu không có bất kỳ mối quan hệ nào với các đối tượng nghiên cứu.
- Giả thuyết không còn được gọi với một cái tên khác là một giả thuyết không liên quan.
7.2. Giả thuyết chung/Giả thuyết lý thuyết
Giả thuyết chung/Giả thuyết lý thuyết được hiểu là hệ thống các giả thuyết khoa học được xây dựng dựa trên cơ sở hoạt động khái niệm hóa mà không thông qua định lượng cụ thể các biến nghiên cứu và các đối tượng nghiên cứu.
7.3. Giả thuyết tương đối
- Giả thuyết tương đối là các giả thuyết nghiên cứu khoa học đánh giá sự ảnh hưởng giữa các biến số nghiên cứu với nhau.
- Giả thuyết tương đối thường được dùng để diễn đạt, miêu tả mối quan hệ và sự tác động lẫn nhau giữa các giả thuyết nghiên cứu.
7.4. Giả thuyết xác định
Giả thuyết xác định là hệ thống các giả thuyết được dùng để thể hiện mối quan hệ giữa các biến số nghiên cứu luôn luôn được đáp ứng hay có thể hiểu là điều kiện luôn luôn tồn tại song song với hiệu ứng.
7.5. Giả thuyết có điều kiện
Giả thuyết có điều kiện là hệ thống các giả thuyết nghiên cứu khoa học khẳng định rằng một biến nghiên cứu chịu sự phụ thuộc vào giá trị của hai biến nghiên cứu khác. Khi đó, giả thuyết có điều kiện sẽ gồm có hai vế đó là một biến “ hiệu ứng” và hai biến “nguyên nhân”.
7.6. Giả thuyết xác suất
Giả thuyết xác suất là hệ thống các giả thuyết nghiên cứu khoa học được dùng để thể hiện mối tương quan giữa các biến nghiên cứu và nó đáp ứng được hầu hết các đối tượng nghiên cứu.
7.7. Giả thuyết công việc
- Trong giả thuyết nghiên cứu là gì, giả thuyết công việc là các giả thuyết nghiên cứu khoa học được chứng minh, hỗ trợ hoặc bác bỏ thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học.
- Các giả thuyết công việc được xác định qua các cuộc điều tra thực tế và việc phân tích các kết quả điều tra.
8. Cách xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Tiếp nối việc tìm hiểu giả thuyết nghiên cứu là gì, bạn cần biết cách viết giả thuyết nghiên cứu khoa học. Để xây dựng giả thuyết nghiên cứu, người học cần nắm vững 2 yếu tố:
- Xác định loại hình nghiên cứu triển khai
- Đưa ra phán đoán
Cách xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Bước 1: Xác định loại hình nghiên cứu triển khai
Nhận dạng chuẩn xác loại hình nghiên cứu (nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai).
Bước 2: Đưa ra phán đoán
8.2.1. Phán đoán theo tư duy logic
Xét về mặt logic học, xây dựng giả thuyết nghiên cứu là đưa ra một phán đoán mới được hình thành từ những phán đoán cũ. Thao tác logic này được gọi là suy luận.
8.2.2. Phán đoán theo suy luận
Suy luận là một hình thức tư duy, từ một hay một số phán đoán đã biết (tiền đề) phán đoán mới (kết đề) phán đoán mới chính là giả thuyết.
Có 3 hình thức suy luận: suy luận diễn dịch, suy luận quy nạp và loại suy:
a) Suy luận diễn dịch
Suy luận diễn dịch là hình thức suy luận đi từ cái chung đến cái riêng.
Bao gồm:
- Diễn dịch trực tiếp: gồm 1 tiền đề và 1 kết đề
- Diễn dịch gián tiếp: gồm 1 tiên đề và 1 kết đề
Trong suy luận diễn dịch gián tiếp có một trường hợp đặc biệt được gọi là tam đoạn luận là loại suy luận diễn dịch gồm 2 tiên đề và một kết đề.
Ví dụ: Tiên đề 1: Mọi người đều chết
Tiên đề 2: Ông Socrát là người
Kết đề: Ông Socrát rồi cũng phải chết thôi.
Cần thận trọng để khỏi mắc những sai phạm logic
Loại sai phạm thứ nhất: Thiếu tiên đề
Tiên đề 1: Nhà ông Mười vừa mất cái xe đạp
Tiên đề 2: Thằng Chín bên hàng xóm chuyên ăn cắp xe đạp
Kết đề: Vậy thằng Chín ăn cắp xe đạp của ông Mười.
Loại sai phạm thứ 2: đánh tráo tiền đề với kết đề Tiên đề 1: Mọi người đều chết
Tiền đề 2: Con chó cún vừa chết
Kết đề: Con chó cún là người
b) Suy luận quy nạp
Là hình thức suy luận đi từ cái riêng đến cái chung. Có 2 loại suy luận quy nạp:
- Quy nạp hoàn toàn: là quy nạp đi từ tất cả những cái riêng đến cái chung
- Quy nạp không hoàn toàn: là quy nạp đi từ một số cái riêng đến cái chung
c) Suy luận Loại suy
Là hình thức suy luận đi từ riêng đến riêng.
8.2.3. Hoàn tất xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Quy nạp không hoàn toàn và loại suy là những hình thức suy luận phổ biến được sử dụng trong nghiên cứu và là sự lựa chọn thông minh trong nghiên cứu khoa học.
9. Cách kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu
Trong quá trình xác định giả thuyết nghiên cứu là gì thì sau khi xây dựng việc kiểm chứng một giả thuyết nghiên cứu bất kỳ được thực hiện dựa vào 2 thao tác logic:
- Chứng minh
- Bác bỏ
9.1. Chứng minh
Là một hình thức suy luận, là việc dựa vào những kết luận khoa học đã được công nhận (luận cứ) để chứng minh tính chân xác của một giả thuyết nghiên cứu (luận đề).
9.1.1. Cấu trúc logic của pháp chứng minh
- Luận đề: là phán đoán mà tính chân xác của nó đang cần được chứng minh – Đây chính là giả thuyết nghiên cứu.
- Luận cứ: là những kết luận khoa học mà tính chân xác đã được công nhận và được sử dụng làm tiền đề để chứng minh giả thuyết mà người nghiên cứu đã đặt ra.
- Luận chứng: là cách thức nối kết các tiền đề. (Luận cứ đã được thực tiễn kiểm nghiệm) và liên hệ chúng với các luận đề cần chứng minh nhằm khẳng định hoặc phủ định luận đề cần chứng minh.
9.1.2. Các quy tắc chứng minh
- Luận đề phải rõ ràng và nhất quán
- Luận cứ phải chân xác và có liên hệ trực tiếp với luận đề
- Luận chứng không được vi phạm các nguyên tắc suy luận
9.2. Bác bỏ
Là một hình thức chứng minh nhằm chỉ rõ tính phi chân xác của một phán đoán.
Chú ý: Mặc dù bác bỏ là một cách chứng minh, nhưng trong quy tắc của bác bỏ không đòi hỏi đủ ba bộ phận hợp thành như trong chứng minh mà chỉ cần bác bỏ một trong ba yếu tố:
- Bác bỏ luận đề: tức là người nghiên cứu phải chứng minh được rằng luận đề không hội đủ các điều kiện của một giả thuyết.
- Bác bỏ luận cứ: phải chứng minh được rằng luận cứ được đưa ra để chứng minh luận đề sai cần bác bỏ.
- Bác bỏ luận chứng: vạch rõ tính phi logic, sự vi phạm các quy tắc trong chứng minh.
Khi chứng minh được giả thuyết nghiên cứu là gì thì quá trình nghiên cứu kết thúc. Ngược lại khi một giả thuyết nghiên cứu bị bác bỏ (không chứng minh được) thì người nghiên cứu phải tiếp tục thu thập và xử lý thông tin để chứng minh giả thuyết hoặc phải xem lại giả thuyết và thậm chí phải đặt lại một giả thuyết khác.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị về giả thuyết nghiên cứu là gì cũng như ví dụ về giả thuyết trong nghiên cứu khoa học thì hãy xem ngày bài viết chia sẻ chi tiết và chuẩn xác nhất về giả thuyết nghiên cứu mà Luận Văn 24 đã tổng hợp và gửi tới bạn đọc. Tham khảo ngay!
Bài viết trên đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức xoay quanh kiến thức về giả thuyết nghiên cứu là gì? Chức năng và cách xây dựng giả thuyết nghiên cứu khoa học logic. Hy vọng rằng kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và làm việc.
5/5 (1 Review) CEO Alma Đặng Thu TràCEO Alma Đặng Thu Trà là một nhà hoạt động giáo dục trẻ nổi bật trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam, là người sáng lập website luanvan24.com, nơi cung cấp đa dạng các dịch vụ viết thuê luận văn, báo cáo, tiểu luận, essay, assignment và đồ án tốt nghiệp, cùng với các dịch vụ phân tích và xử lý số liệu SPSS.
Từ khóa » Trình Bày Giả Thuyết Nghiên Cứu
-
Giả Thuyết Nghiên Cứu Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Khái Niệm Và Hướng Dẫn Cách Viết Giả Thuyết Nghiên Cứu Khoa Học
-
Giả Thuyết Nghiên Cứu Trong Nghiên Cứu Khoa Học - Xử Lý Định Lượng
-
Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Sinh Viên | Yersin University
-
Câu Hỏi Và Giả Thuyết Nghiên Cứu - SOCIOLOGY HUE
-
Cách để Viết Giả Thuyết - WikiHow
-
"Giả Thuyết" Và "Giả Thiết" Trong Nghiên Cứu Khoa Học - Bách Khoa Luật
-
Giả Thuyết Là Gì? Đặc Tính, Cấu Trúc & Cách đặt Giả Thuyết
-
Khái Niệm Và Hướng Dẫn Cách Viết Giả Thuyết Nghiên ... - Sen Tây Hồ
-
Lựa Chọn Mô Hình Và Trình Bày Giả Thuyết Trong NCKH - Tài Liệu Text
-
Xây Dựng Giả Thuyết Nghiên Cứu - Nội Dung Giảng Dạy
-
Giả Thuyết Nghiên Cứu Là Gì? - CungDayThang.Com
-
Xây Dựng Giả Thuyết Khoa Học Như Thế Nào?