Gia Tộc Samsung 'Cuộc Chiến Thượng Lưu' Phiên Bản đời Thực

Tập đoàn tài phiệt lớn ở Hàn Quốc và hùng mạnh hàng đầu Châu Á

Đi cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của xứ sở Kim Chi, cụm từ "Chaebol" ở Hàn Quốc đang dần trở thành xu hướng được sử dụng ngày càng nhiều cho các nhà đình quyền quý, các tập đoàn gia đình lớn của Hàn Quốc. Chaebol chính là những công cụ kéo Hàn Quốc ra khỏi tình trạng nghèo khó sau chiến tranh, vươn lên xếp thứ 13 thế giới về mức thu nhập GDP. Bên cạnh ảnh hưởng về kinh tế, tài chính và xã hội với đất nước Hàn Quốc, cuộc sống sau bức màn tiền tài danh vọng của các chaebol cũng được quan tâm rất nhiều.

Tập đoàn gia đình Samsung được coi là một trong những chaebol thế hệ đầu của Hàn Quốc, vào khoảng năm 1950. Khi đó, Samsung là tập đoàn giàu có và có sức ảnh hưởng lớn nhất đến nền kinh tế, chính trị và xã hội nước này. Ông chủ Lee Byung Chul xuất thân trong một gia đình chủ đất giàu có, được đi du học ở Nhật Bản nhưng lại về nước giữa chừng và quyết định lập nghiệp trong nước. Năm 26 tuổi, ông Lee Byung Chul đã mang Samsung tham gia vào lĩnh vực công nghiệp điện tử vào cuối thập kỉ 60. Năm 1987, Samsung tách ra thành 4 tập đoàn – tập đoàn Samsung, Shinsegae, CJ, Hansol. Từ thập kỷ 90, Samsung đã mở rộng hoạt động trên quy mô toàn cầu. Và tập trung vào lĩnh vực điện tử, điện thoại di động. Đóng góp chủ yếu vào doanh thu của tập đoàn. Tập đoàn hiện nay có đến 6 trung tâm thiết kế tại Seoul, London, San Francisco, Thượng Hải, Tokyo và Delhi.

Cho đến thời điểm hiện tại, Tập đoàn Samsung Electronics Co. vẫn đang giữ vị trí số 1 trong danh sách 500 công ty hàng đầu của Hàn Quốc năm 2021 xét theo doanh thu, vào khoảng 221 tỷ USD, bỏ xa tập đoàn xếp vị trí số 2 với doanh thu 93 tỷ USD.

Cuộc đại chiến tài sản của gia đình tài phiệt

Giàu có và thịnh vượng là vậy nhưng cuộc sống của các thành viên trong gia đình tài phiệt này cũng vướng phải những lục đục và tranh chấp. Cụ thể hơn, việc tranh chấp tài sản thường nảy sinh khi có xung đột về lợi ích. Thậm chí ngay cả trong các gia đình thường cũng có chuyện này nhưng ở cấp độ nhỏ hơn.

Tại Hàn Quốc, nơi các Chaebol là xương sống của nền kinh tế thì việc tranh giành tài sản ở các thế hệ tiếp theo thường diễn ra rất khốc liệt. Tập đoàn gia đình Samsung cũng không phải là ngoại lệ cho trường hợp này.

Lee Byung Chul, người thành lập Samsung vào năm 1938 có 3 con trai và 5 con gái. Trong đó, Lee Kun-Hee là người có công lớn nhất trong việc thúc đẩy Samsung trở thành tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc. Ông được nhận định là người đã đưa Samsung từ vô danh thành gã khổng lồ như hiện nay.

Ông tìm cách thu hút tài năng từ trong và ngoài Hàn Quốc tới làm cho Samsung, tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, tăng cường tiếp thị hình ảnh mới, cải tiến quy trình sản xuất, quản lý... Xu hướng thay đổi này giờ đã được xem là thành công. Nhờ Kun-Hee, Samsung Electronics trở thành nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới và là công ty sản xuất điện thoại di động lớn thứ 2, sau Nokia.

Gia tộc Samsung - ‘Cuộc chiến thượng lưu’ phiên bản đời thực: Chaebol cũng khóc, không phải cứ nhiều tiền là mua được hạnh phúc! - Ảnh 1.

Nhận thấy năng lực quản lý vượt trội của con trai Lee Kun-Hee, ông Lee Byung Chul đã đi trái lại truyền thống để lại quyền thừa kế làm ăn cho con cả, mà thay vào đó ông đã trao quyền chèo lái con thuyền lại cho con trai thứ ba Lee Kun-hee. Đây chính là điểm thắt nút quan trọng gây ra những uẩn khúc và rạn nứt trong mối quan hệ của chị em dòng họ Lee.

Cụ thể hơn Sự việc bắt đầu nóng lên từ tháng 2 năm 2012, khi Kun-Hee bị anh trai và chị gái cáo buộc đã che giấu một phần cổ phiếu của tập đoàn Samsung do cha họ để lại dưới tên của những người khác. Maeng-Hee nói rằng sau khi cha chết vào năm 1987, Kun-Hee đã chiếm phần cổ phiếu này, và nghiễm nhiên tước đi tài sản đáng ra họ được hưởng. Anh trai Lee Maeng- Hee đã đề nghị tòa án yêu cầu Lee Kun-Hee trả lại cho mình tổng giá trị tiền và cổ phiếu lên đến 710 tỉ won (624 triệu USD). Không chỉ có vậy, chị gái Lee Sook-Hee cũng đã đâm đơn kiện em trai mình, yêu cầu hoàn bồi số cổ phiếu giá trị khoảng 190 tỷ won (167 triệu USD).

Về phía Lee Kun-Hee, tuy khẳng định rằng ông không quan tâm đến cuộc chiến pháp lý này và rằng đây chỉ là chuyện cỏn con, nhưng có nguồn thông tin lại biết được sự thật ông đã chỉ định cố vấn giải quyết vụ việc, cũng như tuyên bố quyết liệt của ông về việc sẽ "không nhả lấy một xu".

Những cuộc hôn nhân thất bại - không phải cứ nhiều tiền sẽ mua được hạnh phúc

Bên cạnh cuộc chiến khốc liệt về tài sản và quyền thừa kế của gia đình giàu có đình đám này thì cuộc sống đời tư của các thành viên trong gia đình của là một chủ để thu hút được đông đảo sự quan tâm của công chúng. Tiền không thể mua được tất cả, dù giàu có hay quyền lực đến đâu. Ngay cả chủ tịch của Samsung, ông Lee Kun Hee cũng không thể mua được hạnh phúc cho các con của mình.

Con trai cả Lee Jae Yong với cuộc hôn nhân chính trị thất bại

Năm 1998, Hàn Quốc xôn xao trước đám cưới thế kỷ của người thừa kế tập đoàn Samsung Lee Jae Yong và ái nữ tập đoàn thực phẩm Daesang, Im Se Ryeong. Đây là một cuộc hôn nhân môn đăng hộ đối khi Samsung là tập đoàn nổi tiếng, Daesang cũng là tập đoàn thực phẩm lớn nhất nhì Hàn Quốc.

Gia tộc Samsung - ‘Cuộc chiến thượng lưu’ phiên bản đời thực: Chaebol cũng khóc, không phải cứ nhiều tiền là mua được hạnh phúc! - Ảnh 2.

Cuộc hôn nhân của "thái tử Samsung" Lee Jae Yong là cuộc hôn nhân chính trị điển hình, được sắp đặt và mai mối giữa song thân phụ mẫu của hai gia đình, không có những cuộc hẹn yêu đương lãng mạn bởi khi đó Lee Jae Yong đang chuẩn bị lấy bằng tiến sĩ tại Harvard còn Lim Se Ryeong khi đó 21 tuổi cũng đang học năm thứ hai tại Đại học Yonsei. Cả hai đính hôn và kết hôn nhanh chóng chỉ cách nhau trong 5 tháng hẹn hò.

Im Se Ryeong bất ngờ đệ đơn ly hôn sau 11 năm hôn nhân cùng Lee Jae Yong vào năm 2009 cùng với yêu cầu nuôi con. Những tưởng đây sẽ là vụ ly hôn ồn ào tốn nhiều giấy mực của báo chí, thế nhưng chỉ 1 tuần sau, cả hai đã tuyên bố đạt được thoả thuận ly hôn. Vụ ly hôn đã khiến cả 2 tập đoàn nói chung và với ông Lee Kun Hee nói riêng thiệt hại nặng nề. Ông Lee Kun Hee cũng đã phải nhập viện sau đó vì quá sốc.

Con gái thứ Lee Boo Jin từng từ bỏ tất cả vì tình yêu nhưng kết thúc bằng vụ ly hôn tức tưởi

Con gái thứ của Lee Kun-Hee được đánh giá là người phụ nữ quyết đoán và bản lĩnh với khả năng kinh doanh đáng kinh ngạc . Vào năm 1999 khi đang điều hành khách sạn Shilla đã gặp gỡ Lim Woo Jae trong một sự kiện tình nguyện, khi ấy chỉ là một nhân viên IT vô cùng bình thường. Rất nhanh sau đó, họ nảy sinh tình cảm rồi quyết định kết hôn. Tất nhiên, gia đình nhà gái ra sức phản đối bởi xét về khía cạnh nào thì 2 bên vẫn không hề môn đăng hộ đối.

Gia tộc Samsung - ‘Cuộc chiến thượng lưu’ phiên bản đời thực: Chaebol cũng khóc, không phải cứ nhiều tiền là mua được hạnh phúc! - Ảnh 3.

Thời điểm đó, Lee Boo Jin nghe theo tiếng gọi con tim, quyết tâm đi ngược lại mong muốn của gia đình. Thậm chí, bà còn lên kế hoạch tuyệt thực để bảo vệ tình yêu đầu đời của mình. Cuối cùng, gia đình họ Lee cũng phải nhượng bộ, lễ cưới của Lim Woo Jae và Lee Boo Jin được tổ chức vào tháng 8/1999.

Mãnh liệt vì tình yêu như vậy nhưng cuộc hôn nhân của vị thiên kim tiểu thư với "chàng lọ lem" cũng không thể bền lâu đến cuối con đường. Năm 2014, bà Lee Boo Jin đệ đơn ly hôn, nhiều tin đồn cho rằng cặp đôi thực chất đã ly thân từ 2 năm trước đó. Vụ ly hôn này cũng tốn của báo chí không ít giấy mực và thu hút sự chú ý đông đảo của giới truyền thông. Cả hai bên đấu tố qua lại đến hơn 5 năm mới có thể đạt được thỏa thuận ly hôn vào năm 2017.

Con gái út Lee Yoon Huyng chọn cách ra đi như một cách giải thoát cho bản thân ở tuổi 26

Lee Yoon Hyung là ái nữ út  được cha hết mực cưng chiều, dù còn rất trẻ nhưng cô sớm bước chân vào danh sách những người phụ nữ giàu có nhất Hàn Quốc lúc bấy giờ. Cô từng theo học tại đại học nữ Ehwa và trong thời gian đi học cô đã phải lòng một anh chàng thường dân tên Shin Soo Bin. Tuy nhiên, người bố Kun Hee đã kịch liệt phản đối mối quan hệ không môn đăng hộ đối này.

Yoon Hyung đi du học tại New York vào tháng 11/2005 và chỉ 11 ngày sau khi sang Mỹ, cả gia tộc Samsung chấn động khi nhận tin cô gái qua đời nơi đất khách. Samsung đã công bố với báo chí Yoon Hyung gặp tai nạn giao thông. Tuy nhiên, dưới sức ép của dư luận và sự vào cuộc ráo riết của cả truyền thông Hàn Quốc và Mỹ, ông Lee Kun-Hee phải nói ra sự thật là con gái út của ông qua đời do tự lựa chọn cực đoan. Nguyên nhân dẫn đến lựa chọn này phần nhiều là do trầm cảm và không loại trừ khả năng cô quá đau buồn vì mối tình bị ngăn cấm.

Gia tộc Samsung - ‘Cuộc chiến thượng lưu’ phiên bản đời thực: Chaebol cũng khóc, không phải cứ nhiều tiền là mua được hạnh phúc! - Ảnh 4.

Có một cuộc sống hào nhoáng, xa xỉ, muốn gì được nấy như các gia đình tài phiệt chắc hẳn là ước mơ của rất nhiều người nhưng sự thật đằng sau sự hường phần đó lại vô cùng phức tạp và có phần mục ruỗng. Những tình tiết tưởng rằng chỉ có trong phim nhưng người ta cũng quên rằng, phim ảnh là công cụ phản ánh đời thực. Câu chuyện về cuộc sống riêng tư các chaebol chắc chắn không chỉ dừng lại ở đây, nó chỉ hé mở ra một phần nào đó rất nhỏ về những bê bối mà họ không kịp thời che đậy mà thôi.

Từ khóa » Gia Tộc Samsung