Giả Trân Nghĩa Là Gì? Câu Trả Lời Không Hề Giả Trân ở đây

“Giả trân” hoặc “không hề giả trân” là cụm từ xuất hiện rất nhiều trên các mạng xã hội. Tuy nhiên, khá nhiều người chưa biết giả trân là gì và nó được dùng khi nào? Thực chất, các từ lóng trên Internet không có một ý nghĩa chính thức nào. Tuy nhiên, các bạn có thể quan sát một số ví dụ trong bài là có thể hiểu được phần nào.

Contents

  • 1 Giả trân là gì?
    • 1.1 Cách hiểu thứ nhất giả trân nghĩa là gì?
    • 1.2 Cách hiểu thứ hai của giả trân là gì?
  • 2 Cụm từ “giả trân” nên dùng trong tình huống nào?

Giả trân là gì?

Cụm từ “giả trân” đang tràn ngập khắp trên facebook và các mạng xã hội khác. Bạn có thể đã bắt gặp những câu nói như:

– Cười xỉu với những cách hóa trang giả trân trong phim Trung Quốc.

– Nhỏ kia diễn giả trân vậy mà nhiều người vẫn khen.

– Chán chết vì mấy cái màn ‘đổi mặt’ giả trân như phim kinh dị.

Trên đây là một số ví dụ có xuất hiện từ giả trân, thực tế từ này còn được dùng trong nhiều câu nói khác. Vậy giả trân nghĩa là gì?

giả trân là gì
Giả trân là gì?

Cách hiểu thứ nhất giả trân nghĩa là gì?

Cụm từ “giả trân” hay “không hề giả trân” không nằm trong từ điển Tiếng Việt. Do đó, cụm từ này không có định nghĩa chính thống. Giới trẻ sử dụng cụm từ này rộng rãi trên Internet nên nhiều người không biết nghĩa của cụm từ này cũng khá dễ hiểu. 

Cụm từ “giả trân” là sự kết hợp của 2 từ “giả” và “trân”. Chính vì vậy, để giải thích nghĩa của cả cụm, ta sẽ tìm hiểu về nghĩa của từng từ riêng lẻ.

– Giả: Từ này tất nhiên có nghĩa là “không thật”, “không có thật”,  “không đúng sự thật”. Nó không phải thật mà là được làm giống như thật và thường dùng để đánh lừa. Ví dụ như: Đạo đức giả, tiền giả, trồng răng giả, buôn bán hàng giả,…

– Trân: Từ này được hiểu theo 2 nghĩa như sau:

+ Trơ trơ ra, không biết ngại.

Ví dụ: Nó làm sai rành rành ra đấy thế mà còn trân cái mặt ra chẳng sợ ai.

+ Ngây ra, không có phản ứng hay cử động gì.

Ví dụ: Thấy vụ cướp đáng sợ, nó đứng chết trân ở đấy chẳng biết làm gì.

Vậy, ta có thể hiểu giả trân là hành động hay sự việc gì đó không có thật. Nhưng họ vẫn cố tình làm như thật dù cho người ta “vừa nhìn đã biết là giả”. Ngay cả khi họ bị phát hiện thì mặt vẫn trơ trơ ra, không biết hổ thẹn.

Ngoài “giả trân” thì dân mạng cũng thường dùng cụm “không hề giả trân”
Ngoài “giả trân” thì dân mạng cũng thường dùng cụm “không hề giả trân”

Ngoài cụm từ “giả trân” thì dân mạng còn thích dùng cụm “không hề giả trân”. Họ dùng nó để mỉa mai một ai đó hay sự việc trông giả tạo. Cụm này mang nghĩa giễu cợt một cách khéo léo và tạo cho người khác sự thích thú.

>>>Có thể bạn chưa biết: Bruh là gì? [Giải Mã] Ý nghĩa Bruh moment và Bruh girl

Cách hiểu thứ hai của giả trân là gì?

“Giả Trân” là tên của một nhân vật trong Hồng Lâu Mộng – tiểu thuyết nổi tiếng của Trung Quốc. Trong tiểu thuyết, nhân vật Giả Trân là cậu cả của phủ Ninh quốc, con trai của Giả Kính. Ông là anh trai của Giả Tích Xuân, vợ chính thất của Giả Trân là Vưu Thị. Con trai là của ông Giả Dung và con dâu là Tần Khả Khanh. 

Giả Trân có tính tình trăng hoa và thích ăn chơi đàng điếm. Ông đã tằng tịu với cả con dâu Tần Khả Khanh và em của vợ là Vưu Nhị Thư.

Cụm từ “giả trân” nên dùng trong tình huống nào?

Giả trân được dùng trong tình huống nào?
Giả trân được dùng trong tình huống nào?

Thông thường, cả cụm “giả trân” và “không hề giả trân” thường được dân mạng dùng trong tình huống mang tính giải trí, tấu hài. Nhiều khi, họ sử dụng cụm từ này để trêu nhau.

– Nét diễn của ông này giả trân/không hề giả trân chút nào!

– Nhìn biểu cảm giả trân/không hề giả trân của ca sĩ A khi giao lưu với fan kìa!

– Biểu cảm giả trân/không hề giả trân của diễn viên X khi ca sĩ Y chia sẻ quan điểm sống.

Với sự hưởng ứng và lan tỏa mạnh mẽ của “giả trân”, trên Facebook đã có nhiều nhóm liên quan được tạo ra. Ví dụ như nhóm có tên là “Hội người giả trân” có phần giới thiệu là “Ở đây không ai sống thật cả”. Chỉ sau 1 tháng, nhóm đã có hơn 107.000 người tham gia. Nhóm này chuyên thảo luận về chủ đề không thật hoặc cố tình làm giống thật.

Bạn chỉ nên sử dụng cụm từ này với bạn bè cùng trang lứa. Bởi nếu sử dụng với người lớn tuổi họ có thể không hiểu bởi ít quan tâm đến xu hướng giới trẻ. Mặt khác, từ này cũng không mang ý nghĩa tích cực và có phần soi mói, mỉa mai. Do đó, bạn cũng cần cân nhắc để sử dụng trong tình huống phù hợp.

Qua bài viết này của kienthucmaymoc.com các bạn có thể đều đã biết giả trân là gì rồi đúng không? Sử dụng từ này khi nào là phụ thuộc vào ý muốn của bạn. Khi thấy sự việc nào hoặc ai đó mà bạn cảm thấy giả tạo thì có thể dùng cụm từ này. Nhưng, bạn cần cân nhắc và suy nghĩ đến cảm xúc của người đối diện để tránh tình trạng “đùa quá mất vui” nhé!

Có thể bạn quan tâm: Simp là gì? Điều thú vị về Simp Nation có thể bạn chưa biết

Từ khóa » Nụ Cười Giả Trân Là Gì