Giá Trị Cốt Lõi Và Sự Thay đổi Trường Học
Có thể bạn quan tâm
Bạn đọc review
Giá trị cốt lõi và Sự thay đổi trường học Đánh giá bài viết nàyGiá trị cốt lõi và sự thay đổi trường học
Bài review của fb Nguyễn Tấn Dũng Mấy hôm này, thấy nhiều người bàn về đổi mới giáo dục. Đêm qua thức cả đêm vừa đọc cuốn ” Làm thế nào để thay đổi trường học ?” (Tony Wagner) vừa coi bóng đá, thi thoảng ngẫm đến khái niệm ” giá trị cốt lõi” của trường học được tác giả đề cập đầu sách. Giá trị cốt lõi của một trường học là gì mà tác giả đề cao đến vậy ? Nó làm thay đổi diện mạo của một ngôi trường, tạo ra ” thương hiệu” và hội nhập trong thế giới hiện đại này ra sao ? Cứ thế vừa theo sách vừa theo chân các cầu thủ để đến gần sáng thì nhận ra, giá trị cốt lõi của một ngôi trường là do tập thể giáo viên, học sinh, phụ huynh của ngôi trường đó định ra, đáp ứng nhu cầu cần thay đổi của ngôi trường, trong sự mong đợi của các bên ” học sinh là người thợ, giáo viên là huấn luyện viên”. Để đi đến khẳng định sự thành công trong thay đổi, tác giả cuốn sách đã kì công khảo sát qua các ngôi trường : Hull, Cambridge Rimdge và Latin, cuối cùng khẳng định sự thành công tại ngôi trường Brimmer và May : ” điều làm nên một ngôi trường tốt không phải là tất cả mọi người cùng ở một nơi mà tất cả chúng tôi cùng đương đầu với các vấn đề rằng cả trường chí ít cùng suy nghĩ về sứ mệnh của mình…Cốt lõi của cải cách nhà trường phần lớn liên quan đến việc giúp giáo viên trò chuyện lẫn nhau…không một công thức nào hiệu quả hơn việc cùng nhau chia sẻ ý kiến và thực sự coi chúng tôi là những người chuyên nghiệp “… Và điều đó, đi đến 5 yếu tố cốt lõi cần thực thì : Trung thực, Tôn trọng, Trách nhiệm, Cởi mở, Tư cách công dân. Tất cả các yếu tố này xoay quanh triết lí ” Khai phóng”. Từ đó, tác giả khẳng định, các thành phần chủ yếu của một nền giáo dục có chất lượng là : Trọng tâm rõ ràng về các năng lực trí tuệ như các kĩ năng đọc viết…thay vì dạy các nội dung học thuật; Nhấn mạnh các giá trị cốt lõi; Tầm quan trọng của hợp tác trong phạm vi trường học, giữa các trường, ở các khối lớp. Sau cùng, tác giả bổ sung thêm 3 nguyên tắc : Cải thiện điều kiện dạy và học; Phát triển năng lực của giáo viên; Bảo đảm tính kiên định mạnh mẽ về trọng tâm và lãnh đạo. Một điều thú vị, theo tác giả: “…học khu và các trường ban đầu phải tập trung vào chỉ một kì thi mang tính quyết định : môn đọc và viết. Khả năng đọc kĩ lưỡng, viết một cách rõ ràng và mạch lạc thuyết trình và nghiên cứu là kĩ năng nền tảng cho việc học tập suốt đời, cho việc làm một công dân và cho phần lớn công việc trong xã hội chúng ta. Chúng ta hãy tìm ra cách làm cho tất cả học sinh đạt được thành tích cao với những kĩ năng này trước tiên, sau đó hãy lo lắng đến các môn học khác “ Trưa, mơ hồ nhìn lại, nhìn kĩ, thấy rất cần chia sẻ cuốn sách đến với tất cả đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh, cùng các nhà quản lí trong thời điểm ta đang thực hiện việc cải cánh. Đây là cuốn sách gợi ý tưởng tốt cho ai quan tâm giáo dục !Giới thiệu cuốn sách “Làm thế nào để thay đổi trường học”
Tại sao trường học cứ mãi trì trệ mà không cải tổ?
Tại sao lại không để các trường công lập cạnh tranh, để phụ huynh có quyền lựa chọn sản phẩm giống như mọi ngành khác của nền kinh tế?
Những nhà giáo được đào tạo từ những năm 1980 liệu có đảm bảo nuôi dưỡng được những công dân thế kỷ 21?
Tại sao, tại sao và tại sao?
Đây là những vấn đề mà nước Mỹ phải đương đầu trong cuộc khủng hoảng giáo dục phổ thông thập niên 1980 – 1990. Để đóng góp vào quá trình thay đổi, tìm kiếm những hướng đi mới cho nền giáo dục Mỹ, nhà nghiên cứu giáo dục Tony Wagner đã dành ra nhiều năm để quan sát, nghiên cứu ba trường phổ thông và đúc rút lại trong cuốn sách “Làm thế nào để thay đổi trường học?”
Qua cuốn sách, ông đã tìm kiếm câu trả lời cho bài toán cải cách nhà trường bằng ba việc làm quan trọng:
(1) Cải thiện điều kiện dạy và học;
(2) Phát triển năng lực giáo viên;
(3) Kiên định trọng tâm đổi mới và lãnh đạo
Bên cạnh đó, nhà trường không nên xa rời “nguyên tắc 3C” kinh điển làm nên một ngôi trường chất lượng: Các năng lực học thuật (competencies), giá trị cốt lõi (core values), khả năng hợp tác (collaboration).
Nếu là một người quan tâm đến giáo dục, đặc biệt là giáo dục Việt Nam, hẳn bạn sẽ nhận ra rằng câu chuyện nhà trường của nước Mỹ ba thập niên trước cũng là câu chuyện mà ngày hôm nay Việt Nam phải đối diện trên con đường thay đổi hiện trạng nền giáo dục. Hy vọng rằng với những bài học từ quá khứ này sẽ là định hướng để chúng ta tư duy về những vấn đề ở thực tại.
Tweet Lịch sử của sách – Tác phẩm thư tịch học dành cho những người yêu sách Tựa sách “Biện hộ cho một nền giáo dục khai phóng” sẽ phát hành vào đầu tháng 8/2021Để lại một bình luận Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận *
Tên *
Email *
Trang web
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tủ sách
- Sự Kiện
- Bài Viết
- Góc nhìn IPER
- Góc nhìn bạn đọc
- Bạn đọc review
- Đóng Góp Bài Viết
Từ khóa » Hệ Giá Trị Cốt Lõi Mà Nhà Trường
-
Sứ Mệnh - Tầm Nhìn - Giá Trị Cốt Lõi
-
HỆ THỐNG GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA TRƯỜNG THCS PHÚ CƯỜNG
-
GIÁ TRỊ CỐT LÕI CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CỦA TRƯỜNG TIỂU ...
-
Giá Trị Cốt Lõi - Hong Duc General School
-
Giá Trị Cốt Lõi Của Nhà Trường Là Gì - Hỏi Đáp
-
NHỮNG GIÁ TRỊ CỐT LÕI TRONG XÂY DỰNG... - Trường THCS ...
-
Giá Trị Cốt Lõi - Trường Tiểu Học Trần Nhân Tông
-
Sứ Mệnh, Tầm Nhìn, Giá Trị Cốt Lõi - Trường THPT Nguyễn Khuyến
-
Sứ Mạng - Tầm Nhìn - Giá Trị Cốt Lõi - Mục Tiêu Phát Triển Trường
-
Sứ Mạng Tầm Nhìn, Giá Trị Cốt Lõi - Trường THPT Mỹ Hào
-
Giải Pháp đối Với Gia đình, Nhà Trường Và Xã Hội Trong Việc Giáo Dục ...
-
8 GIÁ TRỊ CỐT LÕI TẠI ALPHA SCHOOL - Học đam Mê, Sống Tự Chủ
-
Chiến Lược Phát Triển - THCS TRẦN PHÚ