Giá Trị Của Dấu Tròn Và Dấu Vuông Khác Nhau ... - Luật Doanh Nghiệp

Nội dung bài viết [Ẩn]

    1. 1- Con dấu trong doanh nghiệp là gì
    2. 2- Giá trị pháp lý của con dấu trong doanh nghiệp
      1. [a] Con dấu tròn là gì
      2. [b] Con dấu vuông là gì
    3. 3- Giá trị của con dấu tròn và con dấu vuông khác nhau thế nào
      1. [a] Trước ngày 01/7/2015:
      2. [b] Sau ngày 01/7/2015
    4. 4- Một số lưu ý khi đóng con dấu tròn và con dấu vuông

1- Con dấu trong doanh nghiệp là gì

Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định:

"Điều 43. Dấu của doanh nghiệp

(i) Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

(ii) Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.

(iii) Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về Hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest.

2- Giá trị pháp lý của con dấu trong doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp đều có con dấu riêng và con dấu là tài sản của doanh nghiệp. Con dấu doanh nghiệp không trùng lặp để phân biệt giữa các doanh nghiệp với nhau.

Con dấu thể hiện vị trí pháp lý đồng thời khẳng định giá trị pháp lý của các văn bản, giấy tờ do doanh nghiệp ban hành.

Theo đó, doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu, ( VD: Con dấu tròn, con dấu vuông..) không quy định bắt buộc chỉ được sử dụng một con dấu như trước, do đó, con dấu không còn vị trí “độc tôn”.

Mọi vướng mắc trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp đều có thể được hỗ trợ bởi đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý chất lượng. Để tìm hiểu chi tiết, vui lòng truy cập: Dịch vụ pháp lý về doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Con dấu tròn là gì

Mỗi doanh nghiệp sẽ có con dấu hình tròn để thể hiện giá trị pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý do doanh nghiệp phát hành. Con dấu tròn là con dấu pháp nhân và phải được đăng ký tại cơ quan công an, chỉ được sử dụng khi được cấp giấy chứng nhận. Từ  01/7/2015, việc sử dụng con dấu theo luật doanh nghiệp 2014 - hình thức và số lượng con dấu do doanh nghiệp quy định nhưng phải đảm bảo tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.

[b] Con dấu vuông là gì

Dấu hình vuông là các loại như dấu chức danh, dấu mã số thuế, dấu logo công ty đều có giá trị pháp lý khi doanh nghiệp đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải thông tin lên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Dấu hình vuông còn có thể được ban hành để sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp mà không chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý thành lập doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

3- Giá trị của con dấu tròn và con dấu vuông khác nhau thế nào

[a] Trước ngày 01/7/2015:

Cụ thể, theo Điều 6 Nghị định 58/2001/NĐ-CP, mỗi doanh nghiệp chỉ được sử dụng một con dấu, nếu cần có thêm con dấu thì phải được sự đồng ý của bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền đồng thời phải có ký hiệu riêng để phân biệt với con dấu trước.

Con dấu doanh nghiệp bắt buộc phải là con dấu tròn  và thống nhất dùng mực đỏ. Do đó, chỉ con dấu tròn mới có giá trị trong các hoạt động của doanh nghiệp.

[b] Sau ngày 01/7/2015

Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau:

- Tên doanh nghiệp;

- Mã số doanh nghiệp.

Việc quản lý, sử dụng, lưu trữ con dấu  thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty. Theo đó, Điều lệ hoặc Quyết định về con dấu của doanh nghiệp phải bao gồm:

- Mẫu con dấu: Hình thức, kích cỡ, nội dung, màu mực dấu;

- Số lượng con dấu;

- Quy định về quản lý và sử dụng con dấu ( VD: Con dấu tròn, vuông) 

Mẫu con dấu doanh nghiệp có thể có hình tròn, hình đa giác… Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp sẽ có 01 mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.

Căn cứ: Điều 12 Nghị định 96/2015/NĐ-CP

Vì vậy, con dấu tròn và con dấu vuông đều có giá trị pháp lý ngang nhau khi được doanh nghiệp thông báo mẫu dấu.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý đăng ký bản quyền tác giả của Công ty Luật TNHH Everest

4- Một số lưu ý khi đóng con dấu tròn và con dấu vuông

Khi đóng dấu con dấu tròn, con dấu vuông người khắc dấu cần chú ý những điều sau:

(i). Đóng dấu phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và đúng mực dấu quy định.

(ii) Khi đóng dấu lên chữ ký thì phải đóng trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái

(iii) Đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản do người ký văn bản quyết định và dấu được đónh lên tran đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục.

(iv) Khi đóng dấu giáp lai, dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên ngành được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trường hay của cơ quan quản lý ngành.

Bộ công an quy định thống nhất mẫu các loại con dấu tròn, vuông  và việc khắc biểu tượng trong con dấu hoặc chữ nước ngoài. Cấp giấy phép khắc dấu, lưu chiểu mẫu dấu và cấp giấy chứng nhận đăng ký dấu.

Xem thêm: Dịch vụ Luật sư ly hôn tại Công ty Luật TNHH Everest.

5- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Giá trị của dấu tròn và dấu vuông khác nhau thế nào? được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Giá trị của dấu tròn và dấu vuông khác nhau thế nào? có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

Từ khóa » Dấu Mộc Tròn