Giá Trị Dinh Dưỡng Và 6 Tác Dụng Của Cơm Dừa Tốt Cho Sức Khỏe - VOH

Mục lục
  1. Cơm dừa có tác dụng gì?
    1. Tăng cường sức khỏe tim mạch
    2. Cải thiện hệ tiêu hóa
    3. Thúc đẩy hệ miễn dịch
    4. Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
    5. Giữ lượng đường huyết trong máu ở mức ổn định
    6. Tốt cho não bộ
  2. Các món ăn từ cơm dừa ( cùi dừa )
  3. Lưu ý cần biết khi ăn cơm dừa ( cùi dừa )
  4. Thành phần dinh dưỡng của cơm dừa ( cùi dừa )

Cơm dừa còn được biết đến với các tên gọi khác nhau, có thể là cùi dừa hoặc thịt dừa, tùy theo mỗi vùng miền. Lớp ruột trắng giòn giòn này của trái dừa có vị béo bùi, ngọt thơm rất đặc trưng (đặc biệt là với những trái dừa già), đồng thời còn cung cấp khá nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. 

1. Cơm dừa có tác dụng gì?

Nếu sử dụng cơm dừa với một lượng hợp lý, vừa đủ thì có thể cải thiện sức khỏe hiệu quả nhờ những công dụng sau đây: 

1.1 Tăng cường sức khỏe tim mạch 

Theo phân tích dinh dưỡng, cơm dừa là thực phẩm lành mạnh, giúp duy trì và bảo vệ một trái tim khỏe mạnh. Các chất xơ hòa tan được tìm thấy trong cơm dừa sẽ hỗ trợ đào thải cholesterol xấu thông qua đường tiêu hóa, từ đó giảm nồng độ cholesterol trong máu và ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch. 

1.2 Cải thiện hệ tiêu hóa

Bên cạnh chất xơ hòa tan, trong khoảng 80g cơm dừa còn cung cấp khoảng 7g chất xơ không hòa tan. Nhóm chất xơ này kích thích nhu động ruột hoạt động, thúc đẩy quá trình lên men của vi sinh vật, hút nhiều nước khiến phân mềm và hạn chế chứng táo bón xảy ra. 

gia-tri-dinh-duong-va-4-loi-ich-suc-khoe-it-ai-biet-cua-com-dua-voh-0
Chất xơ hòa tan trong cơm dừa giúp ngăn ngừa táo bón (Nguồn: Internet) 

1.3 Thúc đẩy hệ miễn dịch

Trong thành phần của cơm dừa có chứa chất béo bão hòa là axi béo chuỗi trung bình, được phân hủy nhanh hơn so với các axit béo chuỗi dài, nhờ vậy sẽ góp phần tăng cường sản sinh các chất chống oxy hóa trong cơ thể. 

Ngoài ra, cơm dừa cũng bổ sung các khoáng chất quan trọng như kali, mangan và đồng, nhằm tăng cường hệ miễn dịch cũng như ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh. 

1.4 Hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Cùi dừa được xem là thực phẩm có khả năng đốt cháy chất béo, đốt cháy calo, giúp cơ thể cảm giác no lâu hơn khi ăn và hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả.

Ngoài ra trong cùi dừa còn giàu hàm lượng chất xơ giúp tăng cảm giác no lâu hơn và kiểm soát cơn thèm ăn. Trong một nghiên cứu kéo dài 90 ngày cho thấy 8 người trưởng thành khi bổ sung 100g cùi dừa vào thực đơn ăn uống hàng ngày sẽ góp phần giảm cân đáng kể so với việc bổ sung đầu phộng hoặc dầu đậu phộng. ( 1 )

1.5 Giữ lượng đường huyết trong máu ở mức ổn định

Một trong các tác dụng khác của cùi dừa mang lại cho sức khỏe là có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu và làm thay đổi vi khuẩn trong đường ruột để hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết ở mức ổn định và ngăn ngừa các vấn đề liên quan khác.

1.6 Tốt cho não bộ

Cơm dừa nằm trong nhóm thực phẩm đem đến lượng khoáng chất selen khá dồi dào, tương đương khoảng 15% giá trị hàng ngày mà cơ thể cần. Đáng chú ý là selen sẽ tham gia vào quá trình hình thành axit amin selenoprotein, giúp tăng cường máu lên não, cải thiện trí nhớ và duy trì chức năng của não bộ. 

Xem thêm: 7 thực phẩm dành riêng cho người bị thiếu máu não, bổ sung ngay để nhanh hồi phục

2. Các món ăn từ cơm dừa ( cùi dừa )

Cơm dừa thường được sử dụng ở dạng tươi hoặc sấy khô. Vừa có vị ngọt thơm, vừa chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nên cơm dừa tận dụng làm nguyên liệu chế biến các món ăn cả mặn lẫn ngọt vô cùng độc đáo và hấp dẫn. 

Một số cách sử dụng cơm dùng thường thấy như:

  • Cắt nhỏ trộn với salad, yến mạch, sữa chua, rau trộn.
  • Ăn trực tiếp khi tươi hoặc sấy khô
  • Làm sinh tố, nước sốt hoặc nước chấm.
  • Làm đường dừa
  • Dùng làm các món xào, hầm hoặc nấu chín.

Chỉ cần chuẩn bị cơm dừa (đã cắt miệng hoặc bào sợi) cùng một vài thành phần dễ tìm kiếm khác, bạn có thể vào bếp để nấu chiêu đãi cả nhà một số món ăn dưới đây:

  • Mứt dừa
  • Thịt kho cùi dừa 
  • Tôm rim cơm dừa 
  • Cơm dừa sấy khô 
  • Sữa dừa 
  • Cơm dừa kho sả 
  • Bánh dừa viên

Đặc biệt, cơm dừa chính là nguyên liệu chủ yếu được sử dụng để sản xuất và điều chế dầu dừa cùng nước cốt dừa.

Xem thêm: Đôi ba ngày Tết sắp tới, ‘kéo nhau’ vào bếp nấu ngay 6 món thơm ngậy từ trái dừa nào!

3. Lưu ý cần biết khi ăn cơm dừa ( cùi dừa )

Mặc dù tác dụng của cùi dừa tốt cho sức khỏe nhưng trong cùi dừa chứa khá nhiều chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe. Tiêu thụ quá nhiều và lâu ngày có thể gây ra nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Với hương vị thơm ngon, không khó để cơm dừa trở thành món ăn yêu thích của nhiều người và thậm chí có thể “ăn mãi không chán”. Tuy nhiên để tránh mắc phải những tác dụng phụ gây nguy hại tới sức khỏe, cần tham khảo thực hiện các lưu ý dưới đây để ăn cơm dừa đúng cách: 

  • Tìm mua cơm dừa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tốt nhất nên sử dụng cơm dừa trực tiếp từ trái dừa tươi. 
  • Vì cùi dừa khá nhiều calo nên không ăn quá nhiều để tránh nguy cơ tăng cân, béo phì. Mỗi bữa chỉ nên ăn tối đa 80g cơm dừa (tương đương với phần cơm dừa của 1 trái dừa), một tuần chỉ nên ăn từ 2 – 3 bữa. 
  • Hạn chế ăn cơm dừa vào buổi tối vì  lúc này hệ tiêu hóa hoạt động kém, dễ gặp tình trạng đầy bụng khó tiêu, gây ảnh hưởng tới giấc ngủ ban đêm. 
gia-tri-dinh-duong-va-4-loi-ich-suc-khoe-it-ai-biet-cua-com-dua-voh-1
Nên ăn cơm dừa trực tiếp từ trái dừa tươi (Nguồn: Internet) 

4. Thành phần dinh dưỡng của cơm dừa ( cùi dừa )

Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong khoảng 80g cơm dừa được tính toán như sau: 

  • Lượng calo: 283
  • Chất đạm: 3g
  • Carbs: 10g
  • Chất béo: 27g
  • Đường: 5g
  • Chất xơ: 7g
  • Mangan: 60% giá trị hàng ngày 
  • Selen: 15% giá trị hàng ngày
  • Đồng: 44% giá trị hàng ngày
  • Phốt pho: 13% giá trị hàng ngày
  • Kali: 6% giá trị hàng ngày
  • Sắt: 11% giá trị hàng ngày
  • Kẽm: 10% giá trị hàng ngày

Cơm dừa vốn đã là một món ăn rất đỗi quen thuộc với chúng ta, tuy nhiên hãy nhớ rằng dù ăn ngon miệng tới đâu cũng nên ăn vừa đủ, không nên ăn tới “căng bụng”, để bảo vệ sức khỏe thật tốt nhé. 

Từ khóa » Dinh Dưỡng Của Cơm Dừa Tươi