Giá Trị Lịch Sử Của Ngày 30/4/1975 Và Trách Nhiệm Của Thế Hệ Trẻ
Có thể bạn quan tâm
Sự trường tồn của mùa Xuân 1975…
Khi tiến hành xâm lược Việt Nam, âm mưu cơ bản của đế quốc Mỹ là tiêu diệt bằng được phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân ta, thôn tính miền Nam, chia cắt lâu dài nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, lập một phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa xã hội lan xuống Đông Nam châu Á, đồng thời lấy miền Nam làm căn cứ để tấn công miền Bắc, hòng đè bẹp và đẩy lùi chủ nghĩa xã hội ở vùng này. 5 đời tổng thống Mỹ kế tiếp nhau (Eisenhower, Kennedy, L.Johnson, Nixon, Ford) đã theo đuổi âm mưu ấy bằng con đường chiến tranh, lao vào những cuộc phiêu lưu quân sự chống Việt Nam. Đất nước ta, vì vậy trở thành nơi thử thách sức mạnh và uy tín của đế quốc Hoa Kỳ như chính bản thân giới cầm quyền Mỹ đã xác nhận.
Nhưng Mỹ và chế độ tay sai đã thất bại hoàn toàn. 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, cánh cổng dinh Độc Lập sụp đổ, cờ giải phóng tung bay trên nóc dinh Độc Lập. Thất bại này được đánh giá là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử nước Mỹ. Để rồi, 10 năm sau khi kết thúc chiến tranh (1985), cựu Tổng thống Richard Nixon đã viết cuốn hồi ký “No More Vietnam” (Không có thêm Việt Nam), thừa nhận những sai lầm và thất bại trong cuộc chiến. Còn trong cuốn hồi ký “In Retrospect” (Hồi tưởng), xuất bản năm 1995, Robert McNamara, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, “kiến trúc sư” cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, đã thừa nhận 11 sai lầm mà Mỹ đã mắc phải trong cuộc chiến tranh này.
Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam đã để lại những giá trị trường tồn:
Thứ nhất, dân tộc Việt Nam đã kết thúc 21 năm chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược, 30 năm chiến tranh cách mạng, 117 năm chống đế quốc xâm lược, quét sạch quân xâm lược, giành lại nền độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước.
Đại diện Đoàn Thanh niên Công an Quận 1 phối hợp với Đoàn Thanh niên Phòng PV01 và Quận đoàn 1 trao quà hỗ trợ cho người bán vé số ở phường Cô Giang, Quận 1 gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19. Ảnh: Huỳnh Lê Như ThảoThứ hai, đã kết thúc thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc, kỷ nguyên cả nước hòa bình, thống nhất, cùng chung một nhiệm vụ chiến lược, đi lên chủ nghĩa xã hội; làm tăng thêm sức mạnh vật chất tinh thần, thế và lực cho cách mạng và dân tộc Việt Nam, nâng cao uy tín của Đảng và dân tộc trên trường quốc tế; nâng cao khí phách, niềm tự hào và để những kinh nghiệm quý cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Ba là, làm thất bại âm mưu và thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc tiến công vào chủ nghĩa xã hội và cách mạng thế giới; đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn nhất, dài ngày nhất của chủ nghĩa đế quốc kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, làm phá sản các chiến lược chiến tranh thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ và tác động đến nội tình nước Mỹ.
Bốn là, thắng lợi đó đã làm suy yếu trận địa của chủ nghĩa đế quốc, phá vỡ một phòng tuyến quan trọng của chúng ở khu vực Đông Nam Á, mở ra sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân mới, cổ vũ phong trào độc lập dân tộc, dân chủ và hòa bình thế giới.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là biểu tượng, minh chứng rõ ràng nhất cho sự đúng đắn, sáng tạo trong đường lối lãnh đạo của Đảng. Giá trị của sự kiện lịch sử vẻ vang này là kết quả của việc Đảng ta đã vạch ra được một đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, có khả năng khai thác, động viên và tập hợp mọi lực lượng, hạn chế đến mức thấp nhất mọi trở lực, khoét sâu đến mức cao nhất những nhược điểm và khuyết điểm của đối phương. Nhưng đường lối thôi chưa đủ, mà còn là phương pháp cách mạng. Đó chính là “chìa khóa” quyết định cho sự thắng lợi của cách mạng, của Đảng trong cuộc chiến chính nghĩa này.
Lễ ra quân tham gia chiến dịch "Hành quân xanh" của Sinh viên Đại học An ninh nhân dân tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 8/2019. Ảnh: Nguyễn Xuân HiếuKhi bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng ta đã đặt ra 3 câu hỏi lớn cần giải đáp, trong đó câu hỏi thứ 3 là: “Trong cuộc đụng đầu lịch sử giữa ta và địch, liệu nhân dân ta có đánh nổi và đánh thắng không?”(1). Trả lời cho câu hỏi đó, Đảng ta nhận định, “Mỹ là nước đế quốc giàu nhất, mạnh nhất trong các nước đế quốc, là nước có chiến lược toàn cầu và có tham vọng làm bá chủ thế giới… Mỹ giàu nhưng không mạnh. Nhân dân Việt Nam chẳng những không sợ Mỹ, quyết tâm kháng chiến và nhất định sẽ chiến thắng tuy phải trải qua nhiều bước quá độ mới đi đến thắng lợi”(2). Tinh thần ấy, quyết tâm ấy đã lan tỏa trong từng người, từng nhà. Nó kết tinh thành một sức mạnh hùng hậu, một bản lĩnh kiên cường trong mọi cuộc đối đầu với quân thù.
Trong cuốn “Điệp viên hoàn hảo” của Giáo sư sử học Larry Berman, ông đã kể lại cuộc gặp bí mật lần đầu tiên giữa Lê Đức Thọ (người trực tiếp phụ trách đoàn ngoại giao Việt Nam đàm phán với Mỹ về Hiệp định Paris) và Kissinger (Ngoại trưởng Mỹ) vào ngày 21/02/1970. Ở đó, Lê Đức Thọ đã thẳng thắn trao đổi với Kissinger: “Nếu thế hệ chúng tôi chưa giành được thắng lợi, thì các thế hệ con cháu sẽ tiếp tục. Chúng tôi thà hy sinh tất cả chứ không trở lại kiếp nô lệ một lần nữa. Đây là ý chí sắt thép của chúng tôi… Các ông muốn dùng bom đạn để hủy diệt tinh thần của chúng tôi. Nhưng những thứ đó không thể khuất phục chúng tôi… Đây không phải là lời thách thức… Chúng tôi chẳng thể thách thức ai… Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng chúng tôi sẽ chiến thắng”(3). Đó là bản lĩnh, niềm tin chiến thắng của dân tộc Việt Nam, và cũng là sự tất yếu như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng tiên liệu: “Ta đánh Mỹ, lấy ít thắng nhiều được là nhờ cái thế của ta rất lợi. Thế ta thắng đã rõ ràng. Thế địch thua đã rõ ràng”(4); “Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn”(5). Và sự thật là cuộc chiến đấu vệ quốc của toàn dân ta đã thắng lợi hoàn toàn vào tháng 4 năm 1975. Đó là thắng lợi của một Đảng chân chính, lãnh đạo thống nhất hai chiến lược cách mạng ở hai miền đất nước với một tinh thần tự chủ, tự trọng cao độ.
… Và trách nhiệm của thế hệ trẻ
45 năm và lâu hơn nữa, những dấu ấn về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta dần trở thành hoài niệm. Chứng nhân cho một thời oanh liệt sẽ lùi về dĩ vãng. Thay vào đó, một lớp người mới – những người được sinh ra trong hòa bình và xây dựng sẽ là chứng nhân cho những trang sử mới được viết tiếp. Đó là một hành trình không bao giờ dừng lại, không được phép dừng lại.
“Pho lịch sử bằng vàng” được kiến tạo bằng trí tuệ, tâm sức, máu xương của một thế hệ anh hùng cần được người trẻ hôm nay kế thừa như một sinh mệnh, với tinh thần tự trọng và tự tin trước lịch sử và thời đại. Tự trọng là ý thức, trách nhiệm thôi thúc từ bên trong. Tự tin là sự khẳng định chính mình. Tâm thái đó giúp người trẻ minh định được đúng sai, phải - trái, để có một cái đầu lạnh và tâm sáng trước lịch sử. Bởi không ai có thể hun đúc lòng tự hào dân tộc cho người trẻ tốt hơn là chính người trẻ tự hành động.
Sinh viên Đại học An ninh nhân dân tham gia làm đường nông thôn tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 8/2019. Ảnh: Nguyễn Xuân HiếuBên cạnh đó, tuổi trẻ cần xây dựng ý chí, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, nhiệt huyết, nhiệt tâm tham gia vào các phong trào cách mạng của tuổi trẻ như Chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh, Hiến máu nhân đạo, Xung kích tình nguyện trong phòng chống đại dịch COVID-19… Những việc làm, hành động thiết thực đó của thế hệ trẻ là minh chứng sống động nhất cho tình yêu đất nước, yêu độc lập tự, là sự tri ân ý nghĩa nhất đối với những người đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc, của miền Nam “Thành đồng Tổ quốc”, là sự cụ thể hóa công sức, trí tuệ của mình để góp phần thực hiện chủ đề năm Thanh niên 2020 “Tuổi trẻ Việt Nam tự hào tiến bước dưới cờ Đảng”.
Trong giai đoạn hiện nay, trước thềm Đại hội Đảng các cấp, các thế lực thù địch đang lợi dụng những mặt trái của xã hội, nhất là tình trạng tham nhũng để đổ lỗi cho sự lãnh đạo của Đảng. Các tổ chức phản động sẽ vu cáo rằng chính Đảng là nguyên nhân “biến Việt Nam từ một xã hội tốt đẹp thành một xã hội hỗn loạn, cờ bạc, mê tín, đầy rẫy đại dịch”… Chúng cao giọng suy diễn “Việt Nam thắng Mỹ là nhờ sự ăn may, Đảng chẳng có công lao gì”, đồng thời cảnh báo đất nước đang bên bờ vực suy tàn. Đặc biệt, chúng cho rằng tình trạng tham nhũng, suy thoái của đội ngũ cán bộ đảng viên và việc đấu tranh phòng chống tham nhũng, xử lý kỷ luật, khởi tố hình sự nhiều cán bộ cấp cao vừa qua là “dấu hiệu cho sự suy thoái, sụp đổ của Đảng”. Vì lẽ đó, trong mọi hoàn cảnh, thế hệ trẻ, đoàn viên thanh niên cần xây dựng bản lĩnh chính trị, lý tưởng cách mạng, tự rèn luyện và hình thành những “vắcxin” đủ “sức đề kháng” trước những luận điệu xuyên tạc đó.
Tiến sĩ Lê Hoàng Việt Lâm
Thiếu tá, Giảng viên chính, Đại học An ninh nhân dân, Bộ Công an---------------------------------------
(1) Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh thuộc Bộ Chính trị (1995): Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.12.
(2) Sđd, tr.13.
(3) Larry Berman (2016): Perfect Spy (Điệp viên hoàn hảo), Nxb. Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.101.
(4) Hồ Chí Minh (2011): Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, t15, tr.567.
(5) Sđd, t.15, tr.621.
Từ khóa » Việt Nam Bị Mỹ đô Hộ Bao Nhiêu Năm
-
Can Thiệp Của Mỹ Vào Chiến Tranh Việt Nam - Wikipedia
-
Chiến Tranh Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Một Số Tư Liệu Về Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ Xâm Lược (1954 -1975)
-
Chiến Tranh Việt Nam: Người Mỹ Xâm Lược Hay 'chỉ Can Thiệp'? - BBC
-
BẢN CHẤT CỦA CUỘC CHIẾN TRANH 1954 - 1975 TẠI VIỆT NAM
-
Đại Thắng Mùa Xuân 1975 - Sức Mạnh Khát Vọng Hòa Bình Và Thống ...
-
Đơn Vị Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đầu Tiên đổ Bộ Vào Đà Nẵng (8-3-1965)
-
Không Thể Xuyên Tạc Bản Chất Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ, Cứu ...
-
Khởi điểm Cuộc Trường Chinh
-
Tóm Tắt Lịch Sử Việt Nam, Học Lịch Sử Việt Nam Trong 10 Phút
-
Hậu Quả Của Cuộc Chiến Tranh Việt Nam (1954-1975) - USSH
-
Chuyên đề Gv đặng Thị Hiền-chiến Tranh ở Việt Nám 1954-1975
-
Phê Phán Các Quan điểm Sai Trái, Xuyên Tạc Cuộc Kháng Chiến Chống ...
-
Dấu ấn Lịch Sử Qua Những Lá Thư Thời Chiến | Tạp Chí Tuyên Giáo