GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA ĐOẠN TRÍCH VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI

OPTADS360 intTypePromotion=1 zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn tailieu.vn NÂNG CẤP Đăng Nhập | Đăng Ký Chủ đề »
  • Đây thôn vĩ dạ
  • Phân tích Đây thôn vĩ dạ
  • Văn mẫu lớp 9
  • Văn mẫu lớp 10
  • Nghị luận xã hội
    • Rừng xà nu
    • Văn mẫu 12
    • Những bài văn mẫu hay
  • HOT
    • FORM.04: Bộ 240+ Biểu Mẫu Chứng Từ Kế...
    • CMO.03: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y...
    • CEO.29: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • FORM.07: Bộ 125+ Biểu Mẫu Báo Cáo...
    • LV.11: Bộ Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên...
    • CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi...
    • TL.01: Bộ Tiểu Luận Triết Học
    • FORM.08: Bộ 130+ Biểu Mẫu Thống Kê...
    CEO.27: Bộ Tài Liệu Dành Cho StartUp - Quản Lý...
TUYỂN SINH YOMEDIA ADSENSE Trang Chủ » Tài Liệu Phổ Thông » Bài văn mẫu GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA ĐOẠN TRÍCH VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI

Chia sẻ: Abcdef_37 Abcdef_37 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

Thêm vào BST Báo xấu 527 lượt xem 48 download Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phản ánh tình hình chính trị loạn lạc thời Lê Tương Dực Nguyên nhân là do Vua ăn chơi vô độ làm mất lòng dân, hao tổn sức người sức của” mấy nghìn người chết vì Cửu Trùng Đài, mẹ mất con, vợ mất chồng..”. Trịnh Duy Sản sắm sưả thuyền bè khí giới, họp ở bến đó Thái Cực, nó reo là đi đánh Trần Cao, rồi đương đêm đem ba nghì quân Kim Ngô (cận vệ) vào cưả Bắc Thần đốt lưả cho sáng.. ...

AMBIENT/ Chủ đề:
  • bài giảng Ngữ Văn 12
  • thiết kế bài giảng Ngữ Văn 12
  • tài liệu Ngữ Văn 12
  • giáo trình Ngữ Văn 12
  • đề cương Ngữ Văn 12

Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!

Đăng nhập để gửi bình luận! Lưu

Nội dung Text: GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA ĐOẠN TRÍCH VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI

  1. GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA ĐOẠN TRÍCH VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI (TRÍCH KỊCH VŨ NHƯ TÔ) 1. Phản ánh tình hình chính trị loạn lạc thời Lê Tương Dực Nguyên nhân là do Vua ăn chơi vô độ làm mất lòng dân, hao tổn sức người sức của” mấy nghìn người chết vì Cửu Trùng Đài, mẹ mất con, vợ mất chồng..”. Trịnh Duy Sản sắm sưả thuyền bè khí giới, họp ở bến đó Thái Cực, nó reo là đi đánh Trần Cao, rồi đương đêm đem ba nghì quân Kim Ngô (cận vệ) vào cưả Bắc Thần đốt lưả cho sáng.. Hoàng thượng trông thấy lưả sáng hốt hoảng lên ngưạ lẻn ra cửa Bảo Khánh, qua cửa Thái Học, đến ao Chu Tước ở phường Bích Câu vưà gặp Duy sản. Duy Sản sai võ sĩ tên Hạch đâm vua ngã ngưạ chết. Hoàng hậu thương vua nhảy vào lưả chết. Nguyễn Vũ ăn lộc vua, tự sát theo vua.. 2. Miêu tả bi kịch cuả người nghệ sĩ Vũ Như Tô Nguyễn Huy Tưởng đã đặt một câu hỏi trong Đề Tựa vở kịch: “ Chẳng biết Vũ như Tô phải hay những kẻ giết Vũ Như Tô phải? (…) than ôi, Như Tô phải hay những kẽ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. ”Đó là bi kịch cuả Như Tô và cũng là bi kịch cuả người nghệ sĩ trong xã hội cũ. Như Tô là kiến trúc tài năng. Lúc đầu ông từ chối yêu cầu cuả Lê Tương Dực, không xây Cửu Trùng Đài. Đan Thiềm khuyên: “ Ông cứ xây một toà đài cao cả. Vua Hồng Thuận và lũ cung nữ kia rồi sẽ mất đi, nhưng sự nghiệp cuả ông còn thuộc về muôn đời. Dân ta nghìn thu được hãnh diện…Hậu thế sẽ xét công và nhớ ơn ông mãi mãi “. Vũ Như Tô nghe lời Đan Thiềm, đã dốc hết tâm huyết, tài năng vào việc xây Cửu Trùng Đài. Thế nhưng việc xây Cửu Trùng Đài làm chết mấy nghìn người, hao tổn công quỹ , mà chỉ phục vụ cho mục đích ăn chơi cuả vua. Sự bất mãn cuả nhân dân và cuả những người thợ xây ngày càng tăng lên, sau cùng họ đã theo Trịnh Duy Sản nổi dậy, giết vua phá Trùng Đài, rồi giết cả Đan Thiềm và Vũ Như Tô. Những phút cuối đời, Vũ Như Tô vẫn không tin mình có tội với nhân dân, vẫn không tin Cửu Trùng Đài bị đốt phá, vì đó là một điều vô lý, ông không thể hiểu. Chỉ khi biết rõ Cửu Trùng Đài bị phá. Vũ Như Tô kếu lên; “ Thôi thế là hết! dẫn ta đến pháp trường”. Bi kịch cuả Vũ Như Tô là bi kịch của người nghệ sĩ trong sự chọn lưạ mục đích sáng tạo nghệ thuật là để đạt tới cái đẹp vĩnh cửu (sự nghiệp còn lại muôn đời) hay phục vụ chính trị (phục vụ yêu cầu cuả Lê Tương Dực xây cung điện để ăn chơi). Chính vì thế, Vũ Như Tô trở nên ảo tưởng. Ông không nghĩ hành động cuả mình đang phục vụ nhà vua, gây bao đau khổ cho nhân dân, mà chỉ nghĩ đó là công trình cuả tâm huyết, tài năng, khát vọng và sống chết với công trình ấy. Bi kịch là ở chỗ ông không biết mình đúng hay sai, và nhân dân, những người theo 1 Trịnh Duy sản đã giết ông là đúng hay sai. Ông đã chết trong ảo tưởng của mình. Còn tác giả Nguyễn Huy Tưởng đã trả lời vấn đề đó bằng hành động kịch. Nhiều lần các nhân vật đều khẳng định tội cuả Vũ Như Tô, tội gây ra mấy nghìn người chết, hao tốn bao nhiêu www.hoc360.vn
  2. công quỹ, phục vụ cho hôn quân, và vì thế Vũ Như Tô phải ra pháp trường. Nguyễn Huy Tưởng đặt ra vấn đề: nghệ thuật phải đứng về phiá nhân dân mới tồn tại (phục vụ hôn quân thì bị nhân dân đốt phá). Người nghệ sĩ phải đem tài năng phục vụ nhân dân mới có thể tồn tại và phát triển (Vũ Như Tô phục vụ thế lực tàn bạo thì bị nhân dân tiêu diệt). 3. Nhân vật Vũ Như Tô Một kiến trúc sư tài ba, có hoài bão lớn, có nghiã khí cuả kẻ sĩ, và sống chết với hoài bão cuả mình. Không sợ cường quyền, không sợ gian khổ hy sinh. Nhưng sự phát triển tính cách và số phận cuả Vũ Như Tô lại không thuyết phục. Lúc đầu VNT nhất quyết từ chối yêu cầu cuả Lê Tương Dực, dù biết rằng có thể mất mạng. Vậy mà chỉ vì lời khuyên cuả Đan Thiềm, một cung nữ, mà Vũ Như Tô xây đài cho Lê Tương Dực. Ông đã coi lời cuả Đan Thiềm là chân lý, và quyết tâm thực hiện chân lý ấy, bất chấp tất cả những lời khuyên can, những tiếng kêu thương cuả nhân dân. Sau cùng, Đan Thiềm khuyên ông đi trốn, ông không đi, ông không nhận ra sai lầm cuả mình và chết trong mù quáng. Với một kẻ sĩ (nhà Nho có lý tưởng trị quốc, bình thiên hạ) thì không ai lại đem lý tưởng, hoài bão và cuộc đời giao vào tay một cung nữ, để chết thảm như vậy. Lê Tương Dực vì cung nữ mà đ ắc tội với nhân dân nên phải chết. Vũ Như Tô cũng vậy, vì cung nữ Đan Thiềm (dù hai người có là tri kỷ cuả nhau) mà mang tội với nhân dân, bị dẫn ra pháp trường. Nói cho đúng, Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng một nhân vật kẻ sĩ phong kiến, mang ảo tưởng nghệ thuật vị nghệ thuật cuả người trí thức tiểu tư sản hiện đại. Vì thế hình tượng nhân vật không hiện lên như mong muốn cuả tác giả. Đỗ Đức Hiểu coi Vũ Như Tô là một anh hùng bi kịch (tạp chí Văn Học số 10, 1997) , tôi nghĩ điều ấy là một ngộ nhận, bởi vì chính tác giả Nguyễn Huy Tưởng cũng không xác định được lý tưởng cuả Vũ Như Tô là đúng hay sai, hành động, cuộc đời cuả Vũ Như Tô có vì mụch đích cao cả cuả nhân dân mà phục vụ hay không, thì sao Vũ Như Tô có thể là một nhân vật anh hùng. Trái lại, cuộc đời ấy bị điều khiển bởi một cung nữ Đan Thiềm, chạy theo những ảo tưởng, hơn nữa những ảo tưởng ấy lại chà đạp lên sinh mệnh nhân dân Vũ Như Tô phải chết trong bi thảm , sao có thể gọi là một nhân vật anh hùng, dù là anh hùng bi kịch? Người anh hùng phải là ng ười chiến đấu cho một lý tưởng cao đẹp và là người chiến thắng. Vũ Như Tô thì ngược lại, sống và chết trong mù quáng. 4.Hạn chế cuả vở kịch Nguyễn Huy Tưởng chỉ mượn Vũ Như Tô để thể hiện những trăn trở cuả người trí thức trước thời đại. Vở kịch được viết năm 1941, lúc đất nước đang trong ách Thực dân Phát xít. Người nghệ sĩ sẽ phục vụ ai? Sẽ sáng tác thế nào? ghệ thuật vị nghệ thuật, hay nghệ thuật phục vụ cuộc đấu tranh cách mạng của quần chúng. Nguyễn Huy Tưởng còn lung túng trong sự chọn lưạ. Ông để cho Vũ Như Tô phục vụ cái đẹp cao cả, vĩnh cửu, tách rời cuộc sống, đi ngược lại nguyện vọng cuả nhân dân, nhưng ông lại để nhân dân xử tội Vũ Như Tô. Hoàn cảnh hiện nay đã khác với những năm 1941, người nghệ sĩ hôm nay phục vụ 2 chính trị là chính trị cuả nhân dân, nghệ thuật thuộc về nhân dân là nghệ thuật vĩnh cửu.Vở kịch Vũ Như Tô chưa đạt tới tầm tư tưởng như thế. Mọi giải thích khác đi, hoặc tụng ca quá đáng vở kịch đều làm khúc xạ đi giá trị thực cuả vở kịch. www.hoc360.vn
  3. Hạn chế cơ bản cuả vở kịch là hạn chế tư tưởng cuả Nguyễn Huy Tưởng. Không phải vô tình mà vở kịch ra đời 1941 nhưng mãi 1995 mới được công diễn lần đầu, bởi vì đạo diễn sẽ rất khó giải quyết vấn đề tư tưởng còn lung túng cuả Nguyễn Huy Tưởng. Bùi Công Thuấn 3 www.hoc360.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

  • Bài giảng Giải tích 12 chương 1 bài 3: Giá trị lớn nhất - Giá trị nhỏ nhất của hàm số

    ppt 24 p | 304 | 31

  • Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

    doc 5 p | 113 | 10

  • SKKN: Hiện tượng đa nghĩa trong một số đoạn trích của tác phẩm Truyện Kiều

    doc 32 p | 95 | 9

  • Bài giảng Ngữ văn 10 - Đọc văn: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm)

    ppt 11 p | 72 | 7

  • ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Đoàn Quang Vinh NGHIÊN

    pdf 111 p | 63 | 6

  • Nghị luận về một đoạn trích, một tác phẩm văn xuôi: Ngữ văn 12 tuần 21

    doc 7 p | 201 | 6

  • Chuyên đề: Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số trên một đoạn - Trần Phú Vinh

    doc 9 p | 130 | 6

  • Bài tập chương 5: Dòng điện xoay chiều

    doc 25 p | 155 | 6

  • Bình giảng đoạn thơ: "Tiếng thơ ai động đất trời... Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày" trong bài Kính gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu

    doc 5 p | 190 | 5

  • Phân tích truyện ngắn Chí Phèo - Nam Cao

    pdf 32 p | 849 | 4

  • Toàn cảnh toán bất đẳng thức, cực trị vào 10 chuyên môn Toán giai đoạn 2009-2019

    pdf 178 p | 12 | 4

  • Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát

    pdf 4 p | 336 | 3

  • Phân tích phần mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập” để làm nổi bật giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh

    doc 5 p | 90 | 3

  • Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp bàn tay nặn bột trong giảng dạy trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia

    doc 44 p | 26 | 3

  • Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Đoàn Kết – Đồng Nai

    pdf 18 p | 6 | 3

  • Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng

    pdf 5 p | 30 | 2

  • Bài giảng môn Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối tri thức năm học 2021-2022 - Bài 28: Tập làm văn Viết đoạn văn thể hiện tình cảm với người thân (Trường Tiểu học Thạch Bàn B)

    ppt 13 p | 25 | 1

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn: Đồng ý Thêm vào bộ sưu tập mới: *Tên bộ sưu tập Mô Tả: *Từ Khóa: Tạo mới Báo xấu
  • Hãy cho chúng tôi biết lý do bạn muốn thông báo. Chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này trong thời gian ngắn nhất.
  • Không hoạt động
  • Có nội dung khiêu dâm
  • Có nội dung chính trị, phản động.
  • Spam
  • Vi phạm bản quyền.
  • Nội dung không đúng tiêu đề.
Hoặc bạn có thể nhập những lý do khác vào ô bên dưới (100 ký tự): Vui lòng nhập mã xác nhận vào ô bên dưới. Nếu bạn không đọc được, hãy Chọn mã xác nhận khác.. Đồng ý LAVA AANETWORK THÔNG TIN
  • Về chúng tôi
  • Quy định bảo mật
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Quy chế hoạt động
TRỢ GIÚP
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Upload tài liệu
  • Hỏi và đáp
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Liên hệ quảng cáo
Theo dõi chúng tôi

Chịu trách nhiệm nội dung:

Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA

LIÊN HỆ

Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 093 303 0098

Email: support@tailieu.vn

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Đang xử lý... Đồng bộ tài khoản Login thành công! AMBIENT

Từ khóa » Giá Trị Nội Dung Của Vĩnh Biệt Cửu Trùng đài