Giá Trị Sản Xuất Ngành Công Nghiệp Đồng Tháp Tăng Trưởng Qua ...

Trong những năm qua công nghiệp của tỉnh Đồng Tháp có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần tích cực vào tăng trưởng GRDP chung của Tỉnh, cụ thể: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp có sự tăng trưởng qua từng năm, tốc độ tăng trưởng bình quân 05 năm 2016 - 2020 ước đạt 7,39%/năm (theo giá so sánh năm 2010), giá trị tăng thêm ngành công nghiệp đến năm 2020 (theo giá so sánh 2010) ước đạt 11.125 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 05 năm 2016 - 2020 ước đạt 8,21%/năm, chưa đạt theo kế hoạch. Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng bình quân 15,2%/năm.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh giai đoạn 2016-2020 đạt được mức tăng trưởng khá tốt, năm 2020 ước đạt 1.178 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 8,75%/năm; Kim ngạch nhập khẩu năm 2020 ước đạt 425 triệu USD, tăng bình quân 3,11%/năm.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực 2 và khu vực 3. Tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 19,71% (tăng 2,31% so với năm 2015); khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 46,39% (tăng 3,67% so với năm 2015); khu vực nông - lâm - thuỷ sản chiếm 33,91% (giảm 5,97% so với năm 2015).

Trong đó sản xuất công nghiệp duy trì và phát triển khá tốt, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm theo chuỗi giá trị ngành hàng, nâng dần tỷ lệ tinh chế, nhiều sản phẩm mới được nghiên cứu phát triển, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Công nghiệp chế biến chiếm trên 98% tổng giá trị sản xuất của toàn ngành, tiếp tục phát huy vai trò then chốt trong gắn kết sản xuất và tiêu thụ, gia tăng giá trị chuỗi ngành hàng nông sản (cá tra, sen,...). Đồng Tháp có 72 dự án đầu tư vào nông nghiệp nông thôn với tổng vốn 9.805 tỷ đồng, trên các lĩnh vực như: Chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản; ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, xây dựng cơ sở giết mổ gia súc tập trung, sản xuất giống thủy sản..., ngành chế biến thuỷ sản và chế biến thức ăn chăn nuôi tăng trưởng tốt, đứng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đóng góp lớn vào tăng trưởng chung của Tỉnh.

Theo báo cáo của Tỉnh Đồng Tháp, tính đến 29/10/2020, hạ tầng các cụm công nghiệp được quan tâm đầu tư hoàn thiện dần, tạo thuận lợi và đã thu hút 61 dự án của 44 doanh nghiệp đăng ký với tổng vốn đầu tư khoảng 14.000 tỷ đồng (trong đó, có 45 dự án hoàn thành đưa vào hoạt động, 05 dự án đang triển khai xây dựng và 11 dự án chưa triển khai xây dựng) giải quyết việc làm cho khoảng 18.000 người. Một số dự án quy mô lớn được thực hiện gia tăng thêm năng lực sản xuất công nghiệp như: Dự án giày da của Công ty TNHH Liên doanh Nghị Phong; dự án thức ăn chăn nuôi của Công ty Mavin Austfeed; dự án sản xuất Bia - Nhà máy Bao bì Sabeco - Đồng Tháp của Công ty CP Bia Sài Gòn Bình Tây; Nhà máy Collagen Vĩnh Hoàn; Nhà máy thức ăn thuỷ sản Sao Mai Super Feed,...

Từ khóa » Tốc độ Tăng Giá Trị Sản Xuất Là Gì