Giá Trị Thương Hiệu Quốc Gia Việt Nam: Từ Thích ứng Tới Thiết Kế Luật ...
Có thể bạn quan tâm
Theo báo cáo năm 2020 của Hãng định giá thương hiệu Anh Brand Finance, Việt Nam có giá trị thương hiệu quốc gia tăng mạnh nhất thế giới trong năm 2020. Điều này khẳng định sự thay đổi mạnh mẽ của Việt Nam trong sân chơi khu vực và toàn cầu. Chúng ta đã và đang xác lập vị thế mới, đi từ thích ứng tới tham gia thiết kế luật chơi.
Làm chủ công nghệ
Năm 2014, khi Tập đoàn Samsung đưa ra danh sách 170 phụ kiện mà doanh nghiệp Việt Nam có thể cung ứng cho sản phẩm GalaxyS4 và Tab, nhiều người vui mừng vì đây là cơ hội lớn. Chỉ tính riêng sạc pin các loại, mỗi năm Samsung cần 400 triệu chiếc, tính lãi mỗi chiếc 0,5USD, mỗi năm doanh nghiệp Việt Nam bỏ túi 200 triệu USD. Thế nhưng, vào thời điểm đó, công nghiệp phụ trợ của Việt Nam không thể đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của Samsung, dù chỉ là linh kiện đơn giản nhất, và đã phải chấp nhận thất bại ngay trên sân nhà.
“Việt Nam không làm nổi con ốc vít”, câu nói ấy đã ăn sâu, trở thành định kiến của nhiều người, một lần nữa lại được khẳng định trên thực tế. Câu chuyện không có công ty nội địa nào có thể cung cấp ốc vít đạt chuẩn cho Samsung tiếp tục tô đậm thêm con số không tròn trĩnh của công nghiệp phụ trợ Việt Nam. Nhưng rồi...
Năm 2015, rất nhanh chóng để không bỏ lỡ cơ hội, 4 doanh nghiệp Việt Nam đã đạt cấp độ nhà cung ứng cấp 1 của Samsung. Và đến nay, Việt Nam có khoảng 1.800 doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ, trong đó có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng đa quốc gia. Số lượng nhà cung ứng cấp 1 của Samsung tăng từ 35 doanh nghiệp năm 2018 lên 42 doanh nghiệp, số lượng nhà cung ứng cấp 2 cũng tăng từ 157 doanh nghiệp năm 2018 lên 170 doanh nghiệp. 240 doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào mạng lưới cung ứng của Samsung. Không chỉ Samsung, hiện có hàng trăm doanh nghiệp Việt Nam trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng cho các hãng Toyota, LG, Trường Hải…
Đáng kể hơn là cũng trong thời gian ấy, nhiều sản phẩm “made in Việt Nam” đã ra đời. Nếu như năm 2015, điện thoại cao cấp “made in Việt Nam” thương hiệu BPhone có mặt tại thị trường đánh dấu bước đầu phát triển của ngành công nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam, thì năm 2019 đã xuất hiện ô tô VinFast thương hiệu Việt, đánh dấu vị thế mới của ngành công nghiệp ô tô sau 30 năm luẩn quẩn lắp ráp với tỷ lệ nội địa hóa chưa bao giờ đạt kỳ vọng. Công nghiệp ô tô của Việt Nam đang vươn lên tự chủ trong đầu tư, sản xuất, làm chủ công nghệ và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Hội nhập, gắn kết sâu rộng
Không chỉ về công nghệ, sản xuất kinh doanh, mà trong tất cả các lĩnh vực khác Việt Nam đã từng bước vươn lên. Từ chỗ đứng ngoài cuộc chơi, chúng ta đã chủ động tham gia, thích ứng, hội nhập, gắn kết sâu rộng vào sân chơi khu vực và toàn cầu. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189 nước, có quan hệ kinh tế với hơn 220 thị trường, là thành viên của nhiều tổ chức, diễn đàn quốc tế.
Việc tham gia ASEAN năm 1995 đánh dấu tiến trình hội nhập khu vực và bắt đầu tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA). Năm 2007, việc gia nhập WTO đã mở ra giai đoạn mới, Việt Nam tham gia chủ động và tích cực vào các cuộc đàm phán ở các nội dung có liên quan như nông nghiệp, công nghiệp, sở hữu trí tuệ, tự vệ, trợ cấp, các biện pháp đối kháng và chống bán phá giá... đóng góp tiếng nói bảo vệ quyền và lợi ích của các nước đang phát triển. Thực hiện cam kết gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành cải cách chính sách thương mại theo hướng ngày càng minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế, hình thành môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển thị trường.
Việc hình thành các FTA với mức độ tự do hóa sâu rộng đã và đang đem lại những cơ hội và thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế đang phát triển. Đến nay, Việt Nam đã ký kết và tham gia 15 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 2 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới là CPTPP và EVFTA, đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở lớn và có quan hệ thương mại với trên 230 thị trường, trong đó có FTA với 60 nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của Việt Nam mở rộng thị trường, kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu. Các hiệp định này đã tạo ra nhiều động lực mới cho phát triển đất nước, mở rộng và đa dạng hóa thị trường, góp phần nâng cao khả năng thích ứng của nền kinh tế.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2020, nền kinh tế Việt Nam đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á, vượt Singapore và Malaysia. GDP Việt Nam năm 2020 ước tính sẽ đạt 340,6 tỷ USD, vượt Singapore với 337,5 tỷ USD, Malaysia với 336,3 tỷ USD. Việc kiểm soát thành công đại dịch Covid-19 cho phép Việt Nam nhanh chóng khôi phục hoạt động kinh tế. Trong khi nhiều quốc gia đối mặt với sụt giảm kinh tế nghiêm trọng, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng ở mức 3%/năm.
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm 2020 và triển khai kế hoạch năm 2021 của ngành công thương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, việc tận dụng các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu đã được thực hiện hiệu quả hơn. Sau 5 tháng thực thi EVFTA, xuất khẩu sang thị trường EU đạt khoảng 15,38 tỷ USD, tăng khoảng 1,6% so với cùng kỳ năm 2019. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tại thị trường EU sau khi EVFTA được thực thi, điển hình như thủy sản, tôm, gạo…
Đối với thị trường các nước CPTPP, kể từ khi hiệp định có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu đạt mức tăng tích cực. Năm 2020, xuất khẩu sang Canada duy trì mức tăng trưởng dương, đạt 4,35 tỷ USD, tăng 11,9%; xuất khẩu sang Mexico đạt 3,17 tỷ USD, tăng 12,2%... Xuất siêu ghi nhận mức kỷ lục 19,1 tỷ USD, cao hơn năm 2019, gấp hơn 9 lần năm 2017 và gấp gần 11 lần năm 2016.
Kết quả là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã tăng từ khoảng 3 tỷ USD năm 1995 lên 28,5 tỷ USD vào năm 2020. Việt Nam trở thành một trong những nước có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao nhất khu vực, với mức tăng trưởng trung bình khoảng 6,3% trong hơn 10 năm qua. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng từ 277USD năm 1995 lên 3.521USD năm 2020.
Vai trò, vị thế của Việt Nam càng lớn hơn khi trở thành hình mẫu trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 được thế giới đánh giá cao. Điều này càng được khẳng định khi mới đây, Hãng định giá thương hiệu Brand Finance của Anh nhận định giá trị thương hiệu quốc gia của Việt Nam đã tăng 29%, tăng hạng 9 bậc lên vị trí thứ 33 trong Top 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới.
Vị thế mới giúp Việt Nam phát triển nhanh và mạnh hơn theo hướng tích cực, từ “ký kết, hội nhập, tham gia” đến “xây dựng, định hình các quy tắc, luật lệ mới”, từ “bị động” chuyển sang “chủ động thích ứng”; từ “tuân thủ luật chơi” đến góp phần “đề ra luật chơi”... Dù ở cấp độ và hình thức nào, Việt Nam cũng được đánh giá là thành viên tích cực, có trách nhiệm và thực thi nghiêm túc các cam kết, luôn luôn thể hiện thiện chí nỗ lực, nhiệt huyết, đóng góp không nhỏ vào thành tựu chung của khu vực và trên thế giới trong cả 3 lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội./.
Theo VOV.VN
Từ khóa » Giá Trị Thương Hiệu Tại Việt Nam
-
Thương Hiệu Quốc Gia Việt Nam Liên Tục Gia Tăng Trên Trường Quốc Tế
-
Lý Do Giá Trị Thương Hiệu Việt Nam Tăng Mạnh Nhất Thế Giới - PLO
-
Thương Hiệu Quốc Gia Việt Nam Liên Tục Gia Tăng Về Giá Trị Và Thứ ...
-
Việt Nam Là Một Trong Những Quốc Gia Có Mức Tăng Trưởng Giá Trị ...
-
Giá Trị Thương Hiệu Quốc Gia Việt Nam Tăng Nhanh Trong Năm Qua
-
Việt Nam đã Lên Vị Trí Thứ 33 Trong Top 100 Thương Hiệu Quốc Gia Giá ...
-
Thương Hiệu Quốc Gia Việt Nam: Gia Tăng Giá Trị Và Thứ Hạng
-
Tôn Vinh Và Khẳng định Giá Trị Thương Hiệu Việt
-
ĐỊNH GIÁ VÀ TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU
-
Nâng Cao Giá Trị Thương Hiệu Việt Nam
-
Xác định Giá Trị Và định Giá Thương Hiệu - Markettimes
-
Việt Nam Tăng Hạng Vượt Bậc Về Giá Trị Thương Hiệu Quốc Gia
-
Thương Hiệu Quốc Gia Việt Nam được định Giá 388 Tỉ USD, Tăng Bất ...
-
Giá Trị Thương Hiệu Viettel được Xếp Hạng Số 1 Việt Nam 6 Năm Liên ...