Giá Trị Văn Hóa “Tận Tâm Vì Khách Hàng” - Nhân Kiệt

    GIÁ TRỊ VĂN HÓA TẬN TÂM VÌ KHÁCH HÀNG

     SLOGAN:Khách Hàng Hài Lòng, Tôi Hạnh Phúc”

 

     1.  Tin tưởng, Cam kết;

     2.  Vui vẻ, Niềm nở;

     3.  Lắng nghe, Phản hồi;

     4.  Tôn trọng, Giúp đỡ;

     5.  Tận tâm, chân thành.

 

1.     Tin tưởng, Cam kết trong văn hóa “Tận tâm vì khách hàng”:

 

      -   Luôn tin tưởng lẫn nhau trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh;

      -   Phục vụ khác hàng bằng niềm tin tốt đẹp với thái độ khẩn trương nhất, cấp bách nhất để đạt hiệu quả cao nhất;

      -   Cam kết và thực hiện đúng lời hứa với khách hàng;

      -   Giao đủ số lượng, đúng thời gian và đảm bảo chất lượng.

 

  2.   Vui vẻ, Niềm nở trong văn hóa “Tận tâm vì khách hàng”::

 

      -   Được phục vụ khách hàng là niềm vinh dự và tự hào của Nhân Kiệt. Do đó, mọi suy nghĩ, mọi hành động của đội ngũ Nhân Kiệt luôn niềm nở, ân cần, vui vẻ tràn đầy năng lượng, mang tâm thế phục vụ khách hàng theo chuẩn mực HRNK:

          Hân hạnh phục vụ

          Rõ ràng yêu cầu

          Nêu ra giải pháp

          Không quên cám ơn

 

  3.   Lắng nghe, Phản hồi trong văn hóa “Tận tâm vì khách hàng”::

 

      -   Luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu khách hàng;

      -   Theo sát mọi công việc, thông tin và phản hồi hai chiều cùng khách hàng;

      -   Hành động một cách chủ động để dự đoán nhu cầu và mong muốn của khách hàng

 

  4.   Tôn trọng, Giúp đỡ trong văn hóa “Tận tâm vì khách hàng”::

 

      -   Tôn trọng khác hàng, tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình;

      -   Luôn quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh, đặc biệt là khách khách hàng;

      -   Luôn tôn trọng lời hứa, cam kết, đáp ứng, giải thích, giải đáp thoả đáng mọi vấn đề liên quan cho khách hàng, cho người lao động và đồng nghiệp

 

 

  5.   Tận tâm, chân thành trong văn hóa “Tận tâm vì khách hàng”::

 

      -   Phục vụ khách hàng cả trái tim và sự chân thành nhất;

      -   Phục vụ khách hàng bằng cả tấm lòng và sự tập trung cao độ

 

   (A) Nội dung và các biểu hiện của văn hoá “Tận tâm vì Khách hàng”:

 

Giải thích từ ngữ: “Khách hàng” là Đối tác, người lao động, đồng nghiệp, nhà cung cấp và tất cả các đối tượng có mối quan hệ trong hiện tại và tương lai.

 

     1. Các biểu hiện tích cực của văn hoá “Tận tâm vì Khách hàng”:

 

      -   Cam kết và thực hiện đúng lời hứa với khách hàng, với người lao động và đồng nghiệp;

      -   Thực thi đúng và đầy đủ các điều khoản đã ký trong hợp đồng với khách hàng;

      -   Giao đủ số lượng lao động, đúng thời gian và đảm bảo chất lượng, thôi việc dưới 5%;

      -   Luôn thực hiện công việc với tinh thần khẩn trương nhất, cấp bách nhất bằng nhiều hình thức, phương pháp bao gồm cả công nghệ để đáp ứng nhu cầu khách hàng nhanh nhất và tốt nhất;

      -   Thực sự tôn trọng, đáp ứng, giải thích, giải đáp thoả đáng mọi vấn đề liên quan cho khách hàng, cho người lao động và đồng nghiệp;

      -   Luôn xây dựng và giữ mối quan hệ tốt với khách hàng, lắng nghe và sẵn sàng cải tiến, giúp đỡ khách hàng bất cứ khi nào cần thiết;

      -   Nhận trách nhiệm gốc rễ của vấn đề để nhận trách nhiệm trước khách hàng và tìm giải pháp cải thiện nó;

      -   Luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu khách hàng;

      -   Theo sát mọi công việc, thông tin và phản hồi hai chiều cùng khách hàng;

      -   Hành động một cách chủ động để dự đoán nhu cầu và mong muốn của khách hàng;

      -   Bảo mật mọi thông tin của khách hàng;

      -   Chia sẻ tri thức với khách hàng và thúc đẩy nhân viên truyền các giá trị tích cực;

      -   Hành động có tính hệ thống bền vững để nâng cao uy tín cho Nhân Kiệt và nhân rộng khách hàng trung thành;

      -   Quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau, đãi ngộ tốt với Công Nhân viên Nhân Kiệt để họ yên tâm làm việc phục vụ khách hàng;

      -   Chi trả lương đủ, đúng thời hạn để CB - CNV yên tâm làm việc phục vụ khách hàng;

      -   Tận tâm phục vụ khách hàng và là nhà cung cấp giải pháp nguồn nhân lực được Khách hàng lựa chọn đầu tiên khi có nhu cầu. Với slogan Nhân Kiệt – Outstanding Outsourcing Nhân Kiệt cam kết mang lại dịch vụ nhân sự xuất sắc, phù hợp và hữu ích nhất với Khách hàng. Được phục vụ khách hàng là niềm vinh dự và tự hào của Nhân Kiệt. Do đó, mọi suy nghĩ, mọi hành động của Nhân Kiệt hướng tới chuẩn mực HRNK:

     Hân hạnh phục vụ

     Rõ ràng yêu cầu

     Nêu ra giải pháp

     Không quên cám ơn

 

     2. Cách hiểu văn hoá “Tận tâm vì Khách hàng”:

 

      -   Mọi hoạt động, mọi suy nghĩ, mọi quyết định (quy trình, chính sách, hành động,…) đều hướng đến lợi ích cho khách hàng, làm khách hàng hài lòng;

      -   Tận tâm vì Khách hàng là luôn tận tâm phục vụ, đặt trọng tâm vào khách hàng, hướng mục tiêu vào những nhu cầu của khách hàng, đặt khách hàng lên trên, khách hàng luôn là ưu tiên, làm tốt và làm nhiều hơn nói, mang đến trải nghiệm hữu ích cho khách hàng trước và trong khi sử dụng dịch vụ. Từ đó tạo thiện cảm, thu hút khách hàng mới và khách hàng cũ tiếp tục sử dụng dịch vụ, tăng doanh thu và lợi nhuận bằng tập hợp tăng khách hàng trung thành;

 

      -   Mọi thời điểm, mọi tình huống, mọi cấp bậc xuyên suốt trong Nhân Kiệt luôn hành động lấy Tận tâm vì khách hàng, tận tâm phục vụ, tiếp đón với thái độ khiêm nhường, vui vẻ, nhiệt tình đầy trách nhiệm và năng lượng;

      -   Củng cố và mở rộng các kênh truyền thông, giao tiếp ở tất cả các điểm tương tác với hành vi đa kênh của khách hàng để thu hút khách hàng, giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn được kênh mà họ muốn một cách nhanh nhất.

 

     3. Ý nghĩa của văn hoá “Tận tâm vì Khách hàng”

 

      -   Văn hoá Tận tâm vì Khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong phục vụ khách hàng. Tận tâm, trọng tâm và đáp ứng mọi nhu cầu đảm bảo về số lượng, chất lượng, thời gian, chăm sóc khách hàng chu đáo là yếu tố tiên quyết đưa đến thành công, tạo dựng niềm tin với khách hàng; Khi đó:

      -   Khác hàng được tôn trọng, được phục vụ chu đáo;

      -   Khác hàng vui vẻ và hài lòng;

      -   Khách hàng tin tưởng vào công ty;

      -   Đoàn kết, khơi gợi và duy trì tinh thần làm việc tốt cho tổ chức;

      -   Hiệu quả công việc cao, phát triển bản thân tốt;

      -   Mọi cấp bậc, mọi tình huống đều được giao tiếp vui vẻ, cởi mở và tôn trọng nhau

      -   Suy nghĩ và hành động tích cực luôn được vận dụng và phát huy.

 

     4. Lý do cần có văn hoá “Tận tâm vì Khách hàng”

 

      -   Tận tâm, tập trung vào khách hàng trung tâm, khách hàng mục tiêu và đảm bảo họ hài lòng với trải nghiệm khi sử dụng dịch vụ và không chỉ dừng lại ở phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, mà nó phải trở thành văn hoá của doanh nghiệp. Tất cả các bộ phận, tất cả mọi nhân viên phải thấm nhuần tư tưởng khách hàng là ưu tiên hàng đầu, cùng nhau mang đến giá trị thiết thực cho khách hàng, làm khách hàng hài lòng. Việc tận tâm, nỗ lực để mang lại sự hài lòng cho khách hàng sẽ góp phần gia tăng lượng khách trung thành, giúp Công ty tiết kiệm chi phí “săn lùng” khách mới và cải thiện tình hình kinh doanh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các công ty có văn hóa ưu tiên khách hàng đem lại lợi nhuận tốt hơn 60% so với các doanh nghiệp khác.

 

     5. Cán bộ, Công Nhân viên được lợi gì từ văn hoá “Tận tâm vì Khách hàng”

 

Thói quen văn hoáTận tâm vì Khách hàngđược thực hiện tốt sẽ giúp:

      -   Khơi gợi và duy trì thái độ làm việc tích cực tốt cho bản thân, cho đội ngũ và mang lại hiệu quả công việc cao;

      -   Được ghi nhận, được khách hàng và Công ty tôn trọng hơn, đãi ngộ tốt hơn.

      -   Giữ được tinh thần, thói quen giao tiếp cởi mở, vui vẻ hơn trong công việc và cuộc sống;

      -   Được nâng cao giá trị bản thân và phát triển ở vị trí cao hơn trong tương lai;

 

     6. Tập thói quen văn hóa Tận tâm vì khách hàng như thế nào?

 

      -   Luôn xem trọng khách hàng, người lao động và lấy đó làm động lực chèo lái để giúp phát triển công ty và bản thân.

      -   Tận tâm, tập trung vào nhu cầu của khách hàng và phát triển dịch vụ dựa theo nhu cầu của khách hàng không phải chỉ là nhiệm vụ của bộ phận kinh doanh, bộ phận chăm sóc khách hàng hay riêng lẻ của một ai mà là “Tất cả nhân viên, tất cả các phòng ban trong Công ty phải cùng nỗ lực để tập thể luôn xem trọng khách hàng, phục vụ khách hàng chu đáo và làm hài lòng khách hàng”.

 

     7. Khi có người thiếu quan tâm, chưa tận tâm, chưa xem trọng văn hóa Tận tâm vì khách hàng thì được hỗ trợ, cải thiện như thế nào?

 

      -   Khi ai đó thiếu tận tâm vì Khách hàng, thiếu tập trung, chưa nhận thức xem trọng văn hóa tận tâm vì khách hàng dẫn đến chưa đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng, chưa giúp khách hàng hài lòng, chưa đạt hiệu quả công việc thì cấp trên trực tiếp hoặc đồng nghiệp hãy cùng xem lại vấn đề, cùng nhau trao đổi để hiểu thấm nhuần tư tưởng văn hoá xem trọng khách hàng, xem Tận tâm vì khách hàng và bằng mọi cách tìm giải pháp để cải thiện, đạt hiệu quả từng công việc cụ thể và duy trì phát huy hiệu quả về sau.

 

     8. Thực hành từ chính Ban Giám Đốc và toàn thể Cán bộ - Công Nhân viên về giá trị văn hóa tận tâm vì khách hàng

 

      -   Giám đốc, Ban Giám đốc, các trưởng bộ phận phòng ban thực hiện ngay văn hoá này.

      -   Triển khai và truyền thông rộng cho toàn thể Công nhân viên biết để cùng thực hiện.

      -   Thường xuyên trao đổi, chia sẻ và cập nhật các ví dụ tình huống thực tiễn để duy trì văn hoá này tốt tổ chức Nhân Kiệt

 

     9. Cách thức triển khai văn hóa tận tâm vì khách hàng

 

      -   Triển khai và nhắc nhớ thường xuyên, tạo tư tưởng văn hoá này thành thói quen từ BGĐ, rồi triển khai tới toàn Công ty. Từ đó, từng bộ phận, phòng ban duy trì để nó thấm nhuần trong tư tưởng, tạo thành thói quen và là văn hoá của Nhân Kiệt

 

     10. Các biểu hiện không tích cực cần nhận dạng và uốn nắn khi các cá nhân được nhắc nhở thực hiện đúng văn hoá

 

      -   Chưa cam kết hoặc chưa thực hiện đúng lời hứa với khách hàng, với người lao động và đồng nghiệp;

      -   Chưa giao đủ số lượng lao động, chưa đúng thời gian và chưa đảm bảo chất lượng, thôi việc trên 5%;

      -   Thực hiện công việc với tinh thần ể oải, chậm chạp, thiếu trách nhiệm và ỉ lại cho công ty, cho đồng nghiệp, xem nhẹ khách hàng;

      -   Chưa tôn trọng, hay quên, hay thất hứa với khách hàng và người khác

      -   Chưa giải thích, giải đáp thoả đáng mọi vấn đề liên quan cho khách hàng, cho người lao động và đồng nghiệp;

      -   Chưa hoàn thành công việc được giao, chưa xem trọng lời hứa;

      -   Đổ lỗi và lý do tại vì, thì, mà, bởi, chưa nhận trách nhiệm trước khách hàng và chưa tìm giải pháp cải thiện nó;

      -   Chưa lắng nghe và thấu hiểu khách hàng;

      -   Chưa theo sát mọi công việc, chưa thông tin và phản hồi hai chiều cùng khách hàng;

      -   Chưa chủ động để dự đoán nhu cầu và mong muốn của khách hàng;

      -   Chưa bảo mật mọi thông tin;

      -   Dùng dằng, thái độ giận thể hiện ra mặt;

      -   Hàng xử thiếu kiểm soát;

      -   Im lặng ra vẻ “ không quan tâm”, “không thèm nói”

      -   Lảng tránh, không tham gia tiếp;

      -   Mắc cỡ với người khác, im lặng, không phản hồi email, bỏ đi không nói tiếp

 

     (B) Các ví dụ về văn hoá “ Tận tâm vì Khách hàng”

 

Ví dụ 1: Câu chuyện về Tân tâm, xem trọng Khách hàng

 

      -   Năm 2015, Nhân Kiệt được rất nhiều khách hàng ngành điện tử, thực phẩm tin tưởng hợp tác và yêu cầu cung cấp nhân sự lớn từ một vài trăm đến vài ngàn người trong một khoảng thời gian ngắn để dùng thử và yêu cầu cấp bách trùng vào thời gian nghỉ lễ tết. Với tinh thần đặt Tận tâm vì khách hàng, để thực hiện lời hứa giữ chữ tín với khách hàng team Nhân Kiệt đã cùng đoàn kết để thực hiện như triển khai bằng nhiều phương pháp và bằng nhiều nguồn lực qua nhiều kênh: Online, trực tiếp ngoài thị trường, các đơn vị tuyển dụng, nhờ công nhân/bảo vệ giới thiệu; Nguồn lực triển khai là tất cả các bộ phận trong team bao gồm cả nhân sự, kế toán và tăng ca ngoài giờ kể cả ngày lễ tết. Bằng sự đoàn kết và nỗ lực, đặt Tận tâm vì khách hàng, Nhân Kiệt triển khai thành công nhiều dự án và đã khẳng định được thương hiệu và uy tín tốt với khách hàng, cho khách hàng được trải nghiệm từ dùng thử 01 tháng trở thành sử dụng dịch vụ của Nhân Kiệt lâu dài với số lượng lớn, đưa số lượng lao động của Nhân Kiệt tăng nhiều lao động như hiện nay.

 

   *  Biểu hiện phù hợp:

 

      -   Cam kết và thực hiện đúng lời hứa với khách hàng

      -   Giao đủ số lượng lao động, đúng thời gian và đảm bảo chất lượng;

      -   Quyết tâm và thực hiện công việc với tinh thần khẩn trương nhất, cấp bách nhất bằng nhiều hình thức, bằng nhiều nguồn lực, bằng nhiều phương pháp để đáp ứng nhu cầu khách hàng nhanh nhất và hiệu quả nhất;

      -   Thực sự tôn trọng khách hàng, đáp ứng, giải thích, giải đáp thoả đáng mọi vấn đề liên quan cho khách hàng;

 

   *  Biểu dương và phát huy: Đáng ghi nhận và biều dương

 

Ví dụ 2: Câu chuyện về việc chưa xem trọng, chưa Tận tâm với Khách hàng

      -   13h30 trưa chủ nhật năm 2018, Anh A được Chị B bên Khách hàng gọi điện thoại liên hệ để trao đổi, xúc tiến hợp tác. Câu chuyện diễn ra như sau:

      -   Chị B: Lần 1, bấm gọi điện thoại đổ chuông, bên nhận cuộc gọi không bắt máy

      -   Chị B: Lần 2, bấm gọi điện thoại đổ chuông và bên nhận cuộc gọi có bắt máy

      -   Anh A: Alo, alo, hả hả ai đấy

      -   Chị B: Uh chị đây, bận quá nay chị mới xem hồ sơ

      -   Anh A: Sao chị, có gì chị nói đi

      -   Chị B: Chị muốn hỏi về Hợp đồng, công việc và cách tính phí, sao thế này, sao thế kia

      -   Anh A: Cái gì, em gởi cho chị lâu lắm rồi mà, chị xem đi

      -   Chị B: Chị xem rồi nhưng không hiểu và bận quá nay mới xem được

      -   Anh A: Nay em nghỉ, mai mốt em xem cho chị nhé

      -   Chị B: Uh, cúp máy

 

Kết quả, là ngày hôm sau và nhiều ngày sau nữa anh A liên lạc lại thì chị B chỉ ậm ừ trả lời cho qua, rồi báo đã ký HĐDV với Đối tác khác rồi, mặc dù trước cuộc điện thoại trưa ngày chủ nhật thì anh A đã sang gặp trực tiếp trao đổi với chị B và được chị B đánh giá rất cao, đồng ý chủ trường hợp tác và rất nhiệt tình cung cấp thông tin giúp đỡ anh A cả về những khách hàng khác nữa.

 

     *  Biểu hiện không phù hợp: Anh A đã không xem Tận tâm vì khách hàng, không tôn trọng khách hàng, không làm chủ cảm xúc, đã cáu gắt và trả lời qua với chị B, làm chị B hàng phật ý và thay đổi thái độ với anh A, không hợp tác với tổ chức anh A.

 

     *  Biện pháp khắc phục: Tìm hiểu lại văn hoá lấy Tận tâm vì khách hàng, tự nhận trách nhiệm và hành vi thiếu chuẩn mực với chị B, không làm chủ cảm xúc đã cáu gắt với chị B, không lắng nghe thấu hiểu chị B, không sẵn sàng hợp tác với chị B, làm chị B khó chịu và cảm thấy chị không được tôn trong. Anh A tự nhận ra hành vi chưa phù hợp và rèn luyện ngay lập tức thói quen luôn lấy Khách hàng làm trung tâm, luôn vui vẻ và tiếp đón, hợp tác nhiệt tình với chị B ở mọi thời điểm, giúp chị B hoàn thành công việc theo mong muốn của chị, làm chị B hài lòng, đồng ý phải ý thức và rèn luyện làm chủ cảm xúc, không để tái diễn trường hợp tương tự.

 

Ví dụ 3: Cảm nhận của giám sát A về Tận tâm vì khách hàng

      -   Từng là 1 người làm sale thì em không quá bất ngờ khi nói về cụm từ “Khách hàng”, chúng ta đều được nghe câu “Khách hàng là Thượng đế” hay câu “Khách hàng luôn đúng”. Nhưng nhỡ đâu cũng có khi vị Thượng đế đó sai thì sao? Một nguyên tắc em học được ở Nhân Kiệt là “Tận tâm vì khách hàng” tức ta luôn đáp ứng đầy đủ các nhu cầu mà khách hàng đề ra, và hơn thế nữa đó là có một tầm nhìn xa và bao quát để cung cấp các giải pháp và dự trù những tương lại có thể xảy ra. Nếu như khách hàng nếu có sai, chúng ta vẫn biết nó sai trong phạm vi cho phép.

      -   Ở những ngành khác thì miễn sao chúng ta bán được sản phẩm cho khách hàng là đã hoàn thành nhiệm vụ, nếu giỏi hơn ta duy trì lượng khách hàng đó đến mua sản phẩm cho chúng ta lần tiếp theo. Nhưng đến với Nhân Kiệt, “ Khách hàng” ở đây bao gồm rất nhiều đối tượng, từ quý công ty hợp tác, người lao động và cả khách hàng của khách hàng cũng là khách hàng của chúng ta. Như em ở mục tiêu kho TMĐT, em chỉ có 1 khách hàng là TMĐT, nhưng em cũng có hơn 60 vị khách hàng đang chờ được em xếp ca đi làm mỗi ngày. Mỗi vị khách hàng đó, đều có 1 vài cho đến cả tá khách hàng tiềm năng, và em rất mong chờ có cơ hội để biến họ thành khách hàng của em. Để đạt được điều đó, ngoài làm việc chăm chỉ, em cần luôn luôn quan tâm và lắng nghe câu chuyện của từng anh chị em, 60 con người đi kèm với 60 câu chuyện, và 60 tính cách khác nhau. Một khi đã hiểu được tính cách từng người, ta sẽ có cách làm việc phù hợp. Và trên hết đó là gắn kết 60 con người đó thành “Một”, Vâng! 1 gia đình, để cùng chung 1 chí hướng, 1 mục tiêu, khi đó mọi người sẽ cùng đồng lòng làm việc thì hiệu suất làm việc sẽ đạt mức cao nhất, kết quả đạt được cũng tốt nhất, ai ai cũng vui cả.

Và khi khách hàng vui thì chính chúng ta cũng được hạnh phúc, đó là điều em học và trải nghiệm được từ nguyên tắc “Tận tâm vì khách hàng”

 

Ví dụ 4: Bài viết của giám sát B lấy “ Tận tâm vì khách hàng”

 

      -   Tận tâm vì khách hàng – Hẳn các bạn ai trong công ty Nhân Kiệt cũng đã từng nghe tới, bản thân tôi khi nói đến Tận tâm vì khách hàng và được yêu cầu viết bài về giá trị cốt lõi của công ty  -  KHLTT thì nghĩ ngay đến việc – khách hàng là người tạo công ăn việc làm cho tôi, là người dán tiếp trả lương cho tôi, cũng chính là cảm xúc vui buồn gắn với tôi hàng ngày, là gia vị không thể thiếu của bản thân tôi mỗi ngày, bởi vì nó là công việc gắn liền với tôi hàng ngày.

      -   Nhận việc từ tháng 12/2016 đến nay, làm việc với khách hàng và với NLD hàng ngày, ấy vậy mà mỗi khi thấy tin nhắn hay cuộc gọi của khách hàng là hồi hộp vì nếu yêu cầu cung cấp lao động thì không sao, chứ nghe phản ánh về công nhân…. em phải tư vấn cho thật kỹ trước khi đưa sang chị chứ, bạn này vào làm được nửa ngày nghỉ luôn rồi nhé …… là buồn, buồn vì không phải bị khách hàng phản ảnh không tốt, buồn không  phải là vì sợ không tuyển được người khác thay thế, mà buồn vì sợ khách hàng đánh giá năng lực bản thân mình là việc không chuyên nghiệp và kỹ càng ảnh hưởng tới  uy tín của công ty, vẫn biết người lđtp thì ra vào thường xuyên, nhưng sợ phiền đến khách hàng và sợ không làm hài lòng khách hàng, tôi luôn ghi nhớ, dù trong hoàn cảnh nào và trong bất cứ việc gì thì khách hàng luôn là người đúng và  phải cố gắng để khách hàng hài lòng. Khách hàng cũng có người khó tính, cũng có người dễ tính, tôi giám sát phụ trách 2 mục tiêu khác nhau ở khu vực sân bay  gặp 2 khách hàng 1 người thì rất dễ, còn 1 người thì rất khó, gặp người khó tính thì cũng tốt vì sẽ rèn cho bản thân mình kỹ càng hơn, cẩn thận hơn trong mọi công việc, từ lời ăn tiếng nói, câu chữ và việc tuyển dụng và phải cố gắng để cung cấp theo yêu cầu của khách hàng. Nhưng nếu gặp được khách hàng dễ tính thì mình sẽ bớt áp lực hơn, có những lúc chưa kịp bổ sung số lượng LĐ theo yêu cầu, khách hàng không phản ảnh với cấp trên, nhưng bản thân tôi tự cảm thấy ngại với khách hàng mà phải cố gắng bổ sung sớm cho đủ theo yêu cầu.

      -   Khách hàng là lý do giúp tôi tồn tại hay không tại công ty, cũng chính là thước đo  đánh giá năng lực của bản thân tôi, vì vậy tôi phải cố gắng để giữ cho khách hàng luôn luôn hài lòng.

 

Tác giả: @BHAG – 2030

Tháng 5/2021

Từ khóa » Slogan Sự Hài Lòng Của Khách Hàng