Giá Trị Xuất Khẩu Của Dừa Tươi Tại Việt Nam - Bảo Thạnh Coconut

Mặt hàng dừa tươi vừa tiếp tục củng cố xuất khẩu tại các thị trường truyền thống, vừa tăng cường mở rộng, thúc đẩy kết nối dịch vụ logistic toàn cầu và thâm nhập nhiều thị trường mới. Vì vậy, xuất khẩu dừa đang trên đà phát triển và là lĩnh vực xuất khẩu có tính tiềm năng đối với Việt Nam.

Sản phẩm Dừa Việt Nam – cơ hội xuất khẩu lớn

Mặt hàng dừa tươi Việt Nam vừa tiếp tục củng cố xuất khẩu tại các thị trường truyền thống, vừa tăng cường mở rộng, thúc đẩy kết nối dịch vụ logistic toàn cầu và thâm nhập nhiều thị trường mới.

Tiềm năng xuất khẩu dừa và các sản phẩm từ dừa của Việt Nam rất lớn do dừa là thực phẩm quan trọng, xu hướng tiêu thụ dừa và các sản phẩm từ dừa trên thế giới đang tăng cao.

https://lh4.googleusercontent.com/R94kxSJg-3QtXlRUV9oAipi0gJH17Z8u62uy0Upl7KpwCH4HIfXxuzjl8SMlB63tPaDzrRjHoHuxBfW47MmQdAngH82xTWY_yPpS8QY_iDXL0HPzfeic1E2UJHXnkJejBV6zpe99

Tuy nhiên, để tạo thế đứng vững chắc, đảm bảo giá trị, chất lượng cho cây dừa trên thị trường trong và ngoài nước, ngành dừa Việt Nam cần đầu tư mở rộng quy mô trồng và chế biến. Điều này đòi hỏi ngành dừa Việt phải có những bước phát triển đột phá, lấy sự cải tiến trong công nghệ làm mũi nhọn, lấy quy mô sản xuất lớn làm nền tảng để tạo ra các sản phẩm chuyên nghiệp, có giá trị gia tăng cao để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, cũng như sự tin tưởng về mặt hàng dừa Việt.

Tiêu chuẩn lựa chọn dừa khi thực hiện các dịch vụ xuất nhập khẩu

https://lh3.googleusercontent.com/leNSxpNJhQ_Y0Ap96KPVBsdHDhnvK7C_bcdF6_AOUK83pU2md96TvfuT-rqLqqNnbPspr2Kb94JlqsIgZJgui6JGFGEkYDQAdYiBWz6bAlAo1yyzB3F_LZul2SH22N-Iak97loUf

Đối với việc xuất khẩu dừa tươi, những yêu cầu, tiêu chuẩn chặt chẽ và khắt khe sẽ được theo dõi, khảo sát từ giai đoạn gieo trồng đến lúc thu hoạch để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất. Chỉ xét riêng về trọng lượng: dừa tươi sau khi gọt vỏ phải có 800 gam trở lên; còn đối với dừa xanh tươi (chưa gọt vỏ) thì cần nặng từ 1kg trở lên.

Trong giai đoạn trồng trọt, dừa phải được triển khai phương pháp trồng sạch, theo dõi tiến trình phát triển chặt chẽ và kiểm soát liều lượng thuốc hỗ trợ dinh dưỡng hoặc thuốc ngăn ngừa sâu bệnh đúng liều lượng. Các hệ tiêu chuẩn phổ biến hiện tại áp dụng để đánh giá như VietGAP, GlobalGAP, Organic,..

Rộng mở cơ hội phát triển dừa tươi Việt Nam

Xuất khẩu dừa đang trên đà phát triển và là lĩnh vực xuất khẩu có tính tiềm năng đối với Việt Nam. Thông qua sự phát triển của việc kết nối dịch vụ logistic toàn cầu hiện nay, dừa tươi Việt được tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm từ dừa, góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng dừa phát triển trên thị trường mở rộng ra quốc tế.

https://lh5.googleusercontent.com/bb-J-I_gZyxjP7ohd6N1IHB_g_pYr34CQ6_9OpqEImMoQZWjArPp-o9ItwOnOk1hcamvnKVMfGL7j0Uzk8J74Ma0Pr6HOauDBCnIx0dUCnAJzV5esYRyBOgn6q4iWx3n5kn73ecl

Dừa Việt Nam có chất lượng và hương vị ngọt mát, khả năng đáp ứng thị trường cao và ứng dụng rộng rãi. Hiện nay, đặc trưng và đóng góp trồng trọt có sản lượng dừa nhiều nhất là ở tỉnh Bến Tre.

Vì vậy, chủ đề “Cây dừa trên đường hội nhập và phát triển bền vững” luôn được quan tâm và được đặt trọng tâm vào sự phát triển bền vững của ngành dừa trong tiến trình hội nhập “vươn mình ra biển lớn” của sản phẩm dừa Bến Tre nói riêng và ngành dừa cả nước nói chung.

Khu vực trọng điểm này có tổng sản lượng hàng năm đạt gần 800 triệu trái, kim ngạch xuất khẩu khoảng 200 triệu USD, giá trị các sản phẩm chế biến từ dừa chiếm 20% giá trị sản xuất công nghiệp và 25% giá trị xuất khẩu của tỉnh.

Từ khóa » Dừa Xiêm Xuất Khẩu