Giá USD Tăng Cao, Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Hưởng Lợi
Có thể bạn quan tâm
Gia tăng giá trị hàng hóa, doanh nghiệp thêm nguồn thu
Khảo sát thị trường của phóng viên Kinh tế & Đô thị cho thấy, tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) sáng 20/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.214 VND/USD, giảm 7 đồng so với hôm qua (19/7). Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là 23.913 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.520 VND/USD.
Lạc quan về mức độ tăng của tỷ giá, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty May Hưng Yên Nguyễn Xuân Dương cho rằng, tỷ giá tăng rất tốt cho các DN xuất khẩu. Ví dụ năm 2021, tỷ giá neo giữ ở mức thấp, các DN xuất khẩu rất thiệt hại, so với năm 2020, tỷ giá bình quân chung giảm hơn 3%, nghĩa là DN xuất khẩu 10 triệu USD thì mất gần 6 tỷ đồng.
"Hiện, tỷ giá đang ở mức 23.900 VND/USD, trong năm nay, nếu tỷ giá tiếp tục duy trì ở mức khoảng 23.900 - 24.000 VND/USD sẽ rất có lợi cho các DN xuất khẩu” - ông Nguyễn Xuân Dương nói.
Cũng theo ông Nguyễn Xuân Dương, đầu năm nay tỷ giá giao dịch ở mức 22.600 VND/USD, khi DN xuất khẩu 1 triệu USD sẽ có 22,6 tỷ đồng, nhưng hiện nay tỷ giá đang neo ở mức 23.900 VND/USD thì công ty sẽ thu về 23,9 tỷ đồng, tăng thêm 1,3 tỷ đồng. Như vậy, với số tiền này, công ty sẽ có thêm nguồn thu để tăng lương giữ chân người lao động, và để giải quyết vấn đề giá nguyên liệu đầu vào đang tăng mạnh như hiện nay, từ đó giảm áp lực chi phí.
Theo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) 6 tháng năm 2022, Mỹ vẫn giữ vị trí số 1 trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam với kim ngạch 1,3 tỷ USD. Đồng thời, đây cũng là thị trường số 1 của tôm Việt, chiếm 21% trong tổng kim ngạch xuất khẩu tôm.
“Những ngày gần đây tỷ giá liên tiếp neo giữ ở mức cao, thực sự là tin vui đối với DN xuất khẩu thủy sản Việt Nam khi tác động làm gia tăng giá trị hàng hóa. Đây cũng là yếu tố quan trọng để ngành thủy sản hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu sang thị trường Mỹ năm 2022 đạt 2,5 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2021” - Tổng Thư ký VASEP Trương Đình Hòe cho hay.
Cần linh hoạt điều hành tỷ giá
Thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), 6 tháng năm 2022, Việt Nam xuất sang Mỹ đạt kim ngạch hơn 56,6 tỷ USD, nhập khẩu đạt 7,5 tỷ USD, thặng dư thương mại trên 49 tỷ USD
Thặng dư thương mại hàng hoá Việt Nam và Mỹ ngày một lớn có lợi cho các DN xuất khẩu của Việt Nam. Trong giỏ hàng hoá xuất khẩu 6 tháng qua, nổi lên 7 ngành trên 1 tỷ USD vào Mỹ, gồm: Máy móc, thiết bị, phụ tùng; dệt may; điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện; giày dép; gỗ và sản phẩm từ gỗ; thuỷ sản. 7 ngành hàng hoá kể trên đã đạt kim ngạch xuất khẩu trên 43 tỷ USD, chiếm gần 80% kim ngạch xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam sang Mỹ.
TS Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia kinh tế nhận định, việc tăng giá đồng USD do các vấn đề về lạm phát, điều tiết dòng tiền của FED (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ), điều này ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu và đặc biệt các đối tác lớn của Mỹ. Những đối tác xuất khẩu sẽ hưởng lợi. Tuy nhiên, việc tăng giá USD cũng gián tiếp gây tác động xấu đến kinh tế toàn cầu, khiến nhiều đồng tiền khác phá giá và đó là mối nguy hại tiềm ẩn.
"Hiện nay, Yen Nhật đang mất giá kỷ lục so với 24 năm qua, rất may là Việt Nam có cán cân thương mại cân bằng với nước này. Tuy nhiên về lâu dài, việc Yen Nhật mất giá mạnh so với USD cũng ảnh hưởng đến các DN nhập khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, việc đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc cũng phá giá khá mạnh, khoảng 4,2% so với đồng USD từ tháng 4/2022 cũng ảnh hưởng về lâu dài đến khả năng nhập siêu của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc" - chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu phân tích.
Theo TS Cấn Văn Lực - chuyên gia tài chính ngân hàng, việc đồng USD tăng giá có thể giúp DN xuất khẩu hưởng lợi, trong bối cảnh nhiều nước đang hạ giá đồng tiền của họ như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan… Tuy nhiên, việc đồng tiền Việt Nam neo giá cao có thể thiếu sức cạnh tranh vào Mỹ hoặc các thị trường khác.
Bên cạnh đó, vấn đề thao túng, phá giá đồng tiền cũng có thể bị Mỹ suy xét ở các nước có thặng dư thương mại lớn vào nước này, trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, rất cần chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt nhằm cân bằng lợi ích và tránh những cú sốc do độ mở nền kinh tế đang rất lớn.
Từ khóa » đồng Tiền Việt Nam Tăng Giá
-
Tiền đồng Mất Giá Bao Nhiêu Từ đầu Năm đến Nay? - PLO
-
VND Tăng Giá: Hiện Tượng Hay Xu Hướng, Có ảnh Hưởng đến Thói ...
-
Giá Ngoại Tệ Biến động ảnh Hưởng Tới Nền Kinh Tế Ra Sao? | Tài Chính
-
Phản ứng Của VND Như Thế Nào Trước áp Lực Tăng Giá Của đồng USD?
-
Đồng Việt Nam "tăng Giá", Lợi Hay Hại?
-
Tiền VND Liên Tục Tăng Giá So Với USD - Báo Lao động
-
Mất 3 Phút Thôi Bạn Sẽ Biết Ngay Vì Sao Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ ...
-
Phá Giá VND: "Trái Chiều Quan điểm Cũng Là điều Hay" | EXIMBANK
-
Nâng Giá Tiền Tệ Là Gì? Mục đích Và Tác động Của Chính Sách Nâng ...
-
Dự Báo Tiền đồng Sẽ Tiếp Tục Tăng Giá Tới Cuối Năm - Forbes Vietnam
-
Điều Gì đang Xảy Ra Với Tỷ Giá? | Bakertilly A&C
-
Mặt Trái Của Việc đồng USD Tăng Giá Mạnh
-
Lý Do đồng USD Tăng Giá Mạnh - Phân Tích - Zing
-
Tiền đồng Có Thể Mất Giá 2 - 2,5% Trong Năm 2022