Giá Vàng Trong Nước Và Thế Giới được Rút Ngắn: Ngóng Quy định Mới
Có thể bạn quan tâm
Tuy nhiên, tại cuộc họp cuối tuần qua với các thành viên thị trường, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho hay, việc sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP (NĐ 24) phải trên cơ sở có sự đánh giá kỹ lưỡng.
Thị trường vàng méo mó
Từ cuối năm 2011, sau khi Thống đốc NHNN tuyên bố, SJC trở thành thương hiệu vàng độc quyền của Nhà nước và đặt mục tiêu kéo giá vàng trong nước lên mức cao hơn giá vàng thế giới từ 300.000 – 400.000 đồng/lượng. Tuy nhiên, từ khi NĐ 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng ra đời, khoảng chênh lệch này càng cao hơn, lên tới 3,74 triệu đồng/lượng (vào năm 2013).
Các thương hiệu vàng khác trong nước (không phải SJC) có cùng hàm lượng 99,99 đều bị mất giá. Trong khi chênh lệch giá giữa vàng miếng SJC trong nước và thế giới ngày càng cao lên, có thời điểm lên tới 15 - 17 triệu đồng/lượng. Thậm chí, có thời điểm, khoảng cách chênh lệch này lên tới gần 20 triệu đồng lượng.
Hiện, thị trường vàng trong nước bao gồm 2 loại sản phẩm chính, gồm: Vàng SJC độc quyền thương hiệu của NHNN và vàng vật chất dưới dạng trang sức, đóng vỉ của các DN khác. Từ năm 2014 đến nay, NHNN không đưa thêm vàng ra thị trường, chưa kể vàng miếng SJC trong lưu thông thậm chí còn được chuyển hóa để phục vụ cho sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Do nguồn cung bị giảm, giá vàng trên thị trường thế giới tăng cao, các DN lại phòng thủ, dự trữ vàng nên giá vàng miếng SJC ngày càng bị đẩy lên cao.
Lãnh đạo SJC: “Không hề hưởng lợi từ chênh lệch giá vàng”!
Tại cuộc họp cuối tuần qua về công tác quản lý thị trường vàng, Tổng Giám đốc Công ty SJC Lê Thúy Hằng giải thích: "Vấn đề chênh lệch giá vàng thì Công ty SJC hoàn toàn không có lợi. Trong 10 năm qua, SJC không được dập một miếng vàng nào từ nguyên liệu. Từ khi là thương hiệu vàng quốc gia, SJC mất hoàn toàn các lợi thế về kinh doanh và khi NĐ 24 được ban hành, lợi nhuận ròng của SJC giảm, từ hơn 300 tỷ đồng đến gần 400 tỷ đồng/năm hiện chỉ đạt 74 - 80 tỷ đồng lãi ròng". Đồng thời cho hay, công ty chỉ hoàn thành kế hoạch doanh số và lợi nhuận của UBND TP Hồ Chí Minh giao để có quỹ lương cho người lao động.
Chủ tịch Hội đồng sáng lập Tập đoàn Vàng Bạc Đá quý DOJI Đỗ Minh Phú cho rằng, đứng về phương diện kinh doanh, không có DN nào muốn giá vàng tăng quá cao, rất rủi ro vì người dân sẽ bán lại. Các DN đều mong muốn giá vàng ở trạng thái bình ổn, bảo đảm hoạt động kinh doanh an toàn, lượng vàng cung ra trên thị trường kiểm soát được. Ông Phú cho rằng, trong 10 năm, NĐ 24 phát huy hiệu quả vô cùng tốt, đến giờ thị trường vàng thật sự bình ổn nên mong muốn NHNN xem xét thật kỹ vấn đề sửa đổi NĐ 24.
Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, đối với câu hỏi chênh lệch giá vàng miếng SJC vào túi ai, có thể khẳng định là không có vào DN nào vì DN chỉ ăn chênh lệch mua vào bán ra. Nếu người dân lựa chọn SJC thì mua giá cao hơn và khi bán sẽ bán giá cao hơn. Bà Hồng khẳng định, hiện nay giá vàng trong nước vẫn đang diễn biến theo giá thị trường nên chưa cần thiết phải can thiệp.
Theo lãnh đạo NHNN, để hạn chế vàng hóa, đô la hóa nền kinh tế, cần hướng tới phát triển một thị trường lành mạnh và hạn chế đầu cơ vàng. Việc khuyến khích thị trường vàng trang sức mỹ nghệ như một ngành sản xuất hàng hóa, có cạnh tranh lành mạnh cũng là một vấn đề cần nghiên cứu kỹ. Việc sửa đổi NĐ 24 cần đánh giá, xem xét kỹ các ý kiến, cần có sự tham gia của nhiều bên liên quan và có sự đồng thuận trong xã hội.
Cần sớm tăng cung
Không thể phủ nhận, từ khi có NĐ 24 thị trường vàng trong nước đã được tổ chức, sắp xếp lại một cách chặt chẽ; không còn cơn sốt giá vàng miếng; ngăn chặn được tình trạng vàng hóa... Nhưng nhược điểm của việc hạn chế nhập khẩu vàng là không thể can thiệp nhanh khi giá vàng trong nước và thế giới chênh nhau.
Chính vì thế, nhiều chuyên gia cho rằng, NHNN cần tiến tới tự do hóa thị trường vàng miếng. Ở thời điểm hiện tại, một số quy định của NĐ 24 đã không còn phù hợp và cần sửa đổi để cả người dân, DN, thị trường và nền kinh tế cùng hưởng lợi.
Nhìn nhận về vấn đề này, Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) Nguyễn Thành Long cho rằng, nguyên lý tất yếu của thị trường là có cầu thì tất có cung. Các DN thời gian qua không được phép nhập khẩu vàng nguyên liệu nên phải mua hàng trôi nổi trên thị trường hoặc mua vàng miếng SJC để sản xuất nữ trang. Nhưng mua vàng SJC để sản xuất nữ trang thì đắt nên hàng lậu càng có cơ hội tuồn vào kênh này. Hệ lụy của việc buôn lậu vàng, ngoài thất thu thuế, gây vàng hóa, còn có tác động trực tiếp tới giá ngoại tệ, trực tiếp là đồng USD.
NHNN nên khảo sát đầy đủ để bình ổn thị trường, làm cho giá vàng trong nước sát với thế giới, tránh tình trạng vàng lậu. Cần tăng nguồn cung cho thị trường theo hướng hủy bỏ quy định NHNN độc quyền sản xuất vàng miếng và không sử dụng một loại vàng miếng SJC làm thương hiệu độc quyền như hiện nay. Đồng thời, chọn thêm một số thương hiệu vàng đủ tiêu chuẩn, chất lượng khác cùng tham gia thị trường vàng miếng sẽ giúp tạo ra sự cạnh tranh công bằng, bình đẳng của vàng miếng trên thị trường.
“Bên cạnh đó, cho phép các DN nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng, vàng trang sức, vàng nhẫn… đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nguồn cung tăng sẽ góp phần giảm giá vàng”- ông Long đề xuất.
Nhiều ý kiến lo ngại nhập khẩu vàng sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá USD/VND. Tuy nhiên, VGTA cho rằng, lo ngại này chỉ đúng vào khoảng 10 năm trước, khi dự trữ ngoại hối của Việt Nam còn mỏng; còn hiện tại, mức dự trữ ngoại hối đã tăng lên rất nhiều và vượt 100 tỷ USD.
Về ý kiến lo ngại nếu giá vàng SJC về sát giá thế giới, người dân sẽ đổ xô tích trữ vàng, một chuyên gia cho rằng có một thực tế ở Việt Nam là giá vàng tăng cao người dân mới đổ xô đi mua vì sợ còn tăng nữa. Đặc biệt, nếu tỷ giá USD/VND ổn định, VND không mất giá và lạm phát được kiểm soát thì không ai đầu cơ vàng.
Ngoài ra, các ý kiến còn kiến nghị Chính phủ, Quốc hội đưa ngành sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ ra khỏi danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện; đồng thời xem xét cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để DN có đủ nguyên liệu sản xuất.
Chính phủ đã yêu cầu NHNN phải quản lý thị trường vàng theo NĐ 24, đồng thời rà soát, nếu cần phải sửa quy định về thị trường vàng. Quản lý thị trường vàng theo nguyên tắc thị trường là mục tiêu phải hướng đến. Nhưng phải xét tổng thể, lâu dài, tính trên "lợi ích nhóm" lớn nhất là nền kinh tế. Cho nhập vàng trở lại thì nền kinh tế được gì? Một số ít người dân còn thói quen giữ vàng, nhưng với lạm phát và nền kinh tế như hiện nay, mua vàng cất giữ còn phù hợp như vài chục năm trước?
TS Vũ Đình Ánh
Từ khóa » Chênh Lệch Giá Vàng Trong Nước Và Thế Giới
-
Chênh Lệch 20 Triệu/lượng: Sự Bất Thường Giá Vàng Việt Nam
-
NHNN: Chênh Lệch Giữa Giá Vàng Trong Nước Và Thế Giới Là Phù Hợp
-
Giá Vàng Trong Nước Và Thế Giới Vẫn Ghi Nhận Khoảng Cách Lớn
-
Chênh Lệch Giá Vàng Trong Nước Và Thế Giới Vẫn đang Quá Cao, Vì Sao?
-
Giá Vàng Hôm Nay 16/8: Chênh Lệch Vàng Trong Nước Và Thế Giới Hiện Trên 16 Triệu đồng/ Lượng
-
Giá Vàng Hôm Nay 16/08: Vàng Trong Nước Và Giá Thế Giới Tiếp Tục Giảm
-
Giá Vàng Trong Nước Và Thế Giới Chênh Lệch Cao, Thống đốc NHNN ...
-
Giá Vàng Trong Nước Bỏ Xa Giá Thế Giới: Cách Nào Thu Hẹp Chênh Lệch?
-
[DOC] Giải Pháp Thu Hẹp Khoảng Cách Giữa Giá Vàng Trong Nước Và Giá ...
-
[Cập Nhật] Chênh Lệch Giá Vàng Trong Nước Và Thế Giới Tăng Hay Giảm?
-
Giá Vàng Trong Nước Tiếp Tục Lao Dốc, Thế Giới Giằng Co Vì Dự Báo Về ...
-
CHÊNH LỆCH GIÁ VÀNG - CafeF
-
Giá Vàng Thế Giới ở Ngưỡng Thấp, Chênh Lệch Với Giá Vàng Trong ...
-
Chênh Lệch Giá Vàng SJC Và Thế Giới Hẹp Dần Về Dưới 17 Triệu đồng ...
-
Giá Vàng Hôm Nay 11-8: Giá Vàng Thế Giới, Trong Nước Biến động Nhẹ