Gia Vị Trung Quốc: Bẩn Khủng Khiếp - VietNamNet
Có thể bạn quan tâm
Chấn động lẩu dùng phụ gia là thuốc phiện Để thu được nhiều lợi nhuận, giữ chân khách lâu dài, nhiều nhà hàng lẩu tại Trung Quốc đã dùng những chất phụ gia độc hại. Điều đáng nói, những chiết xuất từ cây thuốc phiện cũng được thêm vào nồi lẩu. Cơ quan quản lý Dược và thực phẩm (FDA) ở Thượng Hải đã kiểm tra các nhà hàng bán lẩu trên toàn thành phố. Kết quả cho thấy nhiều nhà hàng đã bỏ thêm vỏ quả thuốc phiện cùng với nhiều chất phụ gia khác vào món lẩu để nước dùng ngon hơn và tạo cảm giác ngon miệng, như vậy sẽ kéo khách ghé lại thường xuyên và đông hơn. Việc các nhà hàng sử dụng vỏ quả thuốc phiện để làm chất phụ gia kích thích trong nhiều năm. Nhiều nhà hàng và cửa hàng bán đồ ăn ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, cũng bị phát hiện sử dụng bất hợp pháp các chất phụ gia, hóa chất và các hợp chất tổng hợp để làm tăng hương vị, độ cay và làm cho nước lẩu có màu đỏ tươi ngon. Những chất phụ gia này gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng.
Cơ quan Giám sát thị trường thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc cũng đã phát hiện nhiều nguyên liệu nấu lẩu chứa hóa chất độc hại, thậm chí có thể gây ung thư.Kết quả kiểm tra tại các nhà hàng nổi tiếng và siêu thị trong thành phố Thâm Quyến cho thấy 38 mẫu gia vị cùng nhiều mẫu mì sợi, heo viên, bò viên và nấm chứa các chất bảo quản bị cấm như a xít benzoic, a xít sobic và benzoyl peroxide với hàm lượng cao. Các chuyên gia cho hay, những chất này có thể gây ảnh hưởng đến gan và thận. Ngoài ra, ít nhất 2 loại gia vị lẩu đóng gói sẵn bị phát hiện chứa chất nhuộm Rhodamine B có thể gây ung thư.
Nước lẩu ngon hơn và tạo cảm giác ngon miệng nhờ vỏ quả thuốc phiện |
Món lẩu cay |
Theo báo cáo trên trang Rocket News 24 của Nhật Bản, 15% các bệnh về dạ dày tại bệnh viện có liên quan tới món lẩu. Nước lẩu Tứ Xuyên truyền thống của Trung Quốc được làm bằng cách cho hạt tiêu Tứ Xuyên, các loại gia vị địa phương và ớt hạt tiêu. Sự kết hợp này đem lại cho thực khách cảm giác tê tê, cay cay ở đầu lưỡi. Phần lớn các nhà hàng ở Trung Quốc đều phục vụ món ăn này với độ cay khác nhau. Song, theo các báo cáo địa phương, nhiều nhà hàng Trung Quốc đã bắt đầu thay thế hương liệu tự nhiên bằng những gia vị tổng hợp rẻ tiền hơn. Gia vị biến thịt lợn thành thịt bò bán chạy Gần đây, tại các chợ ở tỉnh An Huy ( Trung Quốc) xuất hiện một chất phụ gia mới có tên "Phụ gia lợn bò". Công dụng của chất phụ gia này là ở khả năng có thể biến thịt lợn thành... thịt bò chỉ sau vài chục phút tẩm ướp. Đội quản lý thị trường thuộc thành phố Phúc Châu thuộc tỉnh An Huy cũng phát hiện ra rất nhiều nhà hàng lớn nhỏ trong thành phố đều mua loại phụ gia mới này. Mỗi gói hương liệu thịt bò có giá trung bình khoảng 45 NDT (140 nghìn đồng). Không chỉ có vị bò, mà ngay cả vị gà, vịt, cừu...đều có. Giá dao động khoảng 45 NDT - 50 NDT. Các chất phụ gia này được chế biến thành dạng kem đựng trong các túi nhỏ hoặc đóng thành lọ hoặc can lớn.
Thịt lợn khi chưa tẩm phụ gia (trái) và thịt lợn sau khi được tẩm phụ gia tạo thành màu vàng sẫm, trông bắt mắt hơn (phải) |
Công nghệ biến thịt lợn thành thịt bò nhờ vào loại phụ gia này khá đơn giản và tiết kiệm. Theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm, chất phụ gia có màu nâu sẫm, cứ 1 gram thịt lợn thành phẩm cần 2-2,5 gram chất phụ gia "hương liệu bò". Sau khi tẩm ướp miếng thịt lợn qua chất phụ gia, đợi khoảng 30 phút để gia vị ngấm đều. Sau đó, miếng thịt lợn đã đổi màu nâu sậm. Cho loại thịt này vào ninh khoảng 1 giờ đồng hồ là có ngay thành phẩm y hệt thịt bò, nếu chỉ nhìn bằng mắt thường thì không thể phát hiện đó là thịt lợn. Và khi ăn, nó cũng có hương vị bò, giống với vị bò bít tết. Các lái buôn chất phụ gia ở chợ Hợp Phì (thuộc tỉnh An Huy) cho biết, hiện loại chất phụ gia này bán rất chạy. Nếu cần mua hàng với số lượng lớn, chỉ cần đặt hàng trước mấy ngày. Nước tương Trung Quốc chứa quá nhiều chất độc Đây là khẳng định của một nhóm các nhà khoa học nước này sau khi tiến hành kiểm nghiệm hàng loạt mẫu nước tương Lượng DBP và DEHP trong nước tương cao gấp 114-197 lần so với mức cho phép. Theo quy định về an toàn - vệ sinh thực phẩm ở Trung Quốc, hàm lượng DEHP tối đa được phép xuất hiện trong thực phẩm là 1,5mg/kg. Đối với sản phẩm thuộc loại gia vị, con số này cao hơn nhiều: 60mg/kg. Theo tờ Tin tức Bắc Kinh là, liên tiếp những vụ scandal vệ sinh - an toàn thực phẩm gây chấn động chủ yếu do các cá nhân hoặc báo chí phát hiện. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng dường như vẫn đứng ngoài cuộc trước nỗi lo thực phẩm bẩn của người dân.
Hạnh GiangTừ khóa » Gia Vị Bẩn
-
Giật Mình Gia Vị Bẩn Tràn Lan Trên Thị Trường - Tra Cứu
-
Anh Thám Tử @Vinh Trần - Hành Phi "Hoá Thạch" - YouTube
-
Cách Nhận Biết Các Loại Gia Vị Bẩn, Không Rõ Nguồn Gốc
-
Cơ Sở Sản Xuất Gia Vị Bẩn - Sức Khỏe
-
Giật Mình Gia Vị Bẩn, Không Rõ Nguồn Gốc Tràn Lan Trên Thị Trường
-
Khiếp Hãi Gia Vị độc Hại - Báo Người Lao động
-
Đường Bẩn Không Phải Là Gia Vị - Tuổi Trẻ Online
-
Phân Biệt Gia Vị Bẩn Tràn Lan Trên Thị Trường Như Thế Nào?
-
Gia Vị Bẩn Sẽ 'đầu độc' Sức Khỏe Người Tiêu Dùng Như Thế Nào? - VietQ
-
Khiếp Hãi Gia Vị độc Hại - Báo Thanh Niên
-
Những Loại Gia Vị Nấu Lẩu, Nước Dùng Bẩn Khiếp đảm - Báo Kiến Thức
-
Giật Mình Gia Vị Bẩn, Không Rõ Nguồn Gốc Tràn Lan Trên Thị Trường ...
-
Kệ Gia Vị 2 Tầng Chống Gỉ, Chống Bám Bẩn Sang Trọng Và Bền Bỉ