Giá Vốn Hàng Bán Trong Kinh Doanh – Gọn & Dễ Hiểu (MR Trường

Xác định Giá vốn hàng bán trong kinh doanh chính xác giúp bạn xác định lợi nhuận chính xác. Nếu không tính được lợi nhuận chính xác có thể làm cho công ty của bạn không đạt tỉ lệ sinh lợi kỳ vọng.

Thông qua bài viết này Trường sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quát và đầy đủ về giá vốn. Mọi ý kiến góp ý, đóng góp hoặc thắc mắc, bạn vui lòng email trực tiếp tới Trường: Webkynang.vn@gmail.com; hoặc gọi vào số hotline: 038-997-8430.

=> Tổng hợp các ứng dụng/ phần mềm hay cho doanh nghiệp: Tải free

1. Giá vốn hàng bán là gì?

Hiểu một cách đơn giản và dân dã thì giá vốn hàng bán là tổng chi phí phát sinh để hàng bán sẵn sàng cung cấp tới người tiêu dùng.

Giá vốn = Số lượng hàng bán * Giá vốn đơn vị

Việc xác định giá vốn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định lợi nhuận – kết quả hoạt động kinh doanh.

Nếu xác định giá vốn không chính xác, ta có thể đưa ra các quyết định kinh doanh không phù hợp dẫn tới thiệt hại cho doanh nghiệp.

Gia von hang ban cho giam doc doanh nghiep giá vốn hàng bán

2. Phân biệt giá vốn với giá thành sản phẩm/ dịch vụ

Nhiều giám đốc doanh nghiệp không có chuyên môn về tài chính kế toán nên dễ nhầm lần giữa giá thành và giá vốn hàng bán.

– Giá thành thường chỉ áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất. Là công việc tập hợp tất cả các chi phí nguyên vật liệu, nhân công, chung để xác định tổng chi phí sản xuất ra thành phẩm.

=> Tìm hiểu các phương pháp tính giá thành sản phẩm

– Giá vốn chỉ xác được khi hoàn tất việc xác định giá thành sản phẩm/ dịch vụ. Nếu hàng sản xuất xong mà chưa bán được luôn thì các chi phí của các thành phẩm đó cũng chưa được gọi là giá vốn. Mà khi đó ta sẽ nhập kho thành phẩm cho số hàng hóa đó.

Trường sẽ nêu ra 2 trường hợp phổ biến:

  • Doanh nghiệp thương mại: Giá thành gồm các chi phí hàng mua từ nhà cung cấp, chi phí đóng gói (nếu có), vận chuyển từ kho nhà cung cấp tới kho của doanh nghiệp (nếu có)…
  • Doanh nghiệp sản xuất: Giá thành gồm Chi phí nhân công, nguyên vật liệu chính/ phụ, chi phí nhà xưởng, điện,… Kế toán thường phải tập hợp tất cả chi phí phát sinh càng chi tiết cho từng lô sản phẩm càng tốt, nếu không chi tiết được thì phải xác định tiêu thức phân bổ

3. Phương pháp xác định giá vốn hàng bán – tính như thế nào?

Nếu hàng bán thuộc nhiều lần nhập kho khác nhau với đơn giá nhập/ giá thành đơn vị khác nhau. Thì khi xuất bán ta phải tính giá vốn đơn vị theo một số phương pháp được chuẩn mực kế toán quy định.

Các phương pháp:

3.1. Đích danh

Đây là phương pháp chính xác nhất. Tức là khi bán hàng, với mỗi đơn vị hàng hóa xuất đi ta chỉ đích danh nó thuộc lần nhập hàng nào, lô nào. Khi đó phần mềm quản lý kho, bán hàng sẽ lấy được chính xác giá nhập của hàng bán để xác định giá vốn.

+ Ưu điểm: Chính xác giá vốn “gần như” tuyệt đối

+ Nhược điểm: Tại sao lại là “Gần như” bởi lẽ phương pháp này đòi hỏi mọi lần xuất hàng đều phải ghi rõ lô nhập, số phiếu nhập. Điều này dễ dẫn đến sai sót đến từ con người, khi nhập sai số lô thì đương nhiên giá vốn hàng bán cũng sai. Chưa nói tới việc sẽ rất mất thời gian khi nhập, xuất hàng.

Tuy nhiên ta có thể áp dụng công nghệ để hạn chế rủi ro về con người và tự động hóa quy trình bán hàng.

  • Xem thêm: Giá vốn hàng bán và mối liên quan tới thuế

3.2. Bình quân Cuối kỳ/ Liên hoàn

Hiểu đơn giản như sau:

  • Ngày 1

Nhập 10 với giá nhập là 10, tổng tiền là 100

  • Ngày 2

Nhập 10 với giá nhập là 12, tổng tiền là 120

  • Ngày thứ 3

Bạn bán 15 thì giá vốn đơn vị được xác định như sau:

(100 + 120)/ (10 + 10)  = 220/ 20 = 11

Tổng giá vốn hàng bán = 11 * 15 = 165

Hàng tồn kho còn lại: 5 đơn vị với giá trị là: 220 – 165 = 55

Lưu ý: Đến ngày 3 thì 2 phương pháp cuối kỳ/ liên hoàn đều cho kết quả giống nhau.

  • Đến ngày thứ 4

Bạn nhập 10 tiếp với giá 12, tổng tiền 120

  • Ngày thứ 5

Bạn bán 10 thì giá vốn được xác định thế nào.

+ Phương pháp bình quân cuối kỳ sẽ tính lại như sau cho cả 2 giao dịch bán ngày thứ 3 và thứ 5 như sau:

= (100 + 120 + 120)/ (10 + 10 + 10) = 11.33 => Tổng giá vốn của ngày thứ 3 và thứ 5 đều được nhân với đơn giá 11.33

+ Phương pháp bình quân liên hoàn sẽ không làm đổi giá vốn của ngày 3.

Còn ngày 5 giá vốn được tính như sau:

= (55 + 120)/ (5 + 10) = 11,66

Tổng giá vốn của ngày 5:  11.66 * 10 = 116.6

=> Phần mềm quản lý kho, bán hàng của webkynang cho phép sử dụng 1 trong 2 phương pháp này.

3.3. Nhập trước xuất trước/ Nhập sau xuất trước

– Nhập trước xuất trước

Hiểu đơn giản thì theo phương pháp này hàng nào nhập trước sẽ được xuất trước. Phần mềm tự động lấy giá vốn của lô nhập trước để xuất trước, xuất hết rồi thì lấy tới lô tiếp theo.

– Nhập sau xuất trước

Tương tự phương pháp trên, hàng nào nhập sau thì được xuất trước.

2 phương pháp này có độ chính xác tương đối và phụ thuộc nhiều vào biên độ biến động giá nhập.

Nhược điểm của 2 phương pháp này là khó áp dụng, khó kiểm tra được giá vốn khi có vấn đề.

Khó áp dụng trên excel.

Nên mua các phần mềm chuyên nghiệp với chi phí đầu tư tương đối để tính toán cho chính xác.

Trên đây là một số chia sẻ ngắn gọn về giá vốn hàng bán. Nếu các bạn chưa hiểu ở đâu hoặc cần tư vấn thêm hãy liên hệ với Trường.

Trường rất vui khi có thể chia sẻ với bạn về các vấn đề tài chính cho Giám đốc SME.

Thân,

Trườngpx – SME Expert.

Từ khóa » Cách Tính Giá Vốn Hàng Bán Trong Excel