Giải Bài 1,2,3, 4,5,6 Trang 118,119 Hóa Lớp 8: Bài Luyện Tập 6

Bài 36 Luyện tập 6 Hóa 8: giải bài 1, 2 trang 118; bài 3, 4, 5, 6 trang 119 SGK Hóa 8

 Ôn lý thuyết bài luyện tập 6

1. Hiđro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất rất nhẹ (nhẹ nhất trong các chất khí), tính khử và khi cháy tỏa nhiều nhiệt. Do hiđro là chất khí ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí nên có thể thu hiđro vào bằng hai cách: đẩy không khí hoặc đẩy nước (miệng bình úp xuống dưới).

2. Có thể điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm bằng dung dịch axit clohiđric HCl hoặc dung dịch axit sunfuric H2SO4 loãng tác dụng với kim loại như Zn, Al, Fe.

3. Khí hiđro có tính khử, ở nhiệt độ thích hợp hiđro không những hóa hợp với được các đơn chất oxi mà còn có thể hóa hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. Các phản ứng này đều tỏa nhiệt.

4. Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất.

5. Sự khử là quá trình tách nguyên tử oxi khỏi hợp chất. Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác.

6. Sự tác dụng của một chất với oxi là sự oxi hóa. Chất oxi hóa là đơn chất oxi hoặc chất nhường oxi cho chất khác.

7. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.

Trả lời câu hỏi và bài 36 Hóa 8 trang 118,119: Bài luyện tập 6

Bài 1. Viết phương trình hóa học biểu diễn phản ứng của hiđro với các chất: O2, Fe2O3, Fe3O4, PbO. Ghi rõ điều kiện phản ứng. Giải thích và cho biết mỗi phản ứng riêng thuộc loại gì?

Giải bài 1: Phương trình phản ứng:

2H2 + O2  —tº cao→  2H2O              (1)

4H2 + Fe3O4  —tº cao→ 4H2O + 3Fe     (2)

3H2 + Fe2O3 —tº cao→ 4H2O + 3Fe    (3)

H2 + PbO     —tº cao→ H2O + Pb         (4)

+ Phản ứng (1) là phản ứng hóa hợp.

+ Phản ứng (2), (3) và (4) là phản ứng thế.

Cả 4 phản ứng đều là phản ứng oxi hóa – khử vì đều có đồng thời cả sự khử và sự oxi hóa.

Bài 2. Có 3 lọ đựng riêng biệt các chất khí sau: oxi, không khí và hi đro. Bằng thí nghiệm nào có thể nhận ta chất khí trong mỗi lọ?

Hướng dẫn bài 2:

Dùng một que đóm đang cháy cho vào mỗi lọ:

– Lọ cho que đóm sang bùng lên: lọ chứa oxi.

– Lọ không làm thay đổi ngọn lửa: lọ chứa không khí.

– Lọ làm que đóm cháy với ngọn lửa màu xanh mờ và có tiếng nổ lách tách nhẹ là lọ chứa hi đro (hoặc lọ còn lại chứa hiđro)

Bài 3. Cho dung dịch axit sunfuric loãng, nhôm và các dụng cụ thí nghiệm như hình 5.8.

Hãy chọn câu trả lời đúng trong các chất sau:

Advertisements (Quảng cáo)

a. Có thể dùng các hóa chất và dụng cụ đã cho để điều chế và thu khí oxi.

b. Có thể dùng các hóa chất và dụng cụ đã cho để điều chế và thu không khí.

c. Có thể dùng các hóa chất và dụng cụ đã cho để điều chế và thu khí hiđro.

d. Có thể dùng để diều chế hiđro nhưng không thu được khí hiđro.

Câu c đúng (có thể dùng các hóa chất và dụng cụ đã cho để điều chế và thu khí hiđro).

Bài 4 trang 119 Hóa 8: 4.a. Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:

– Cacbon đioxit + nước → Axit cacbonic (H2CO3)

– Lưu huỳnh đioxit +nước → Axit sunfurơ (H2SO3)

– Kẽm + axit clohiđric → Kẽm clorua + H2

– Điphotpho + nước → Axit photphoric (H3PO4)

– Đồng (II) oxit + hiđro → Chì (Pb) + H2O

b. Mỗi phản ứng hóa học trên đây thuộc loại phản ứng nào? Vì sao?

Hướng dẫn:

a. Phương trình phản ứng.

CO2  +   H2O → H2CO3                    (1)

(kém bền)

SO2  +   H2O → H2SO3                    (2)

Advertisements (Quảng cáo)

(kém bền)

Zn  +  2HCl  →  ZnCl2 + H2O             (3)

P2O5 + HCl  →  2H3PO4                   (4)

CuO  +   H2 →  Cu + H2O                   (5)

b. + Phản ứng (1), (2) và (4) là phản ứng kết hợp.

+ Phản ứng (3) và (5) là phản ứng thế.

+ Phản ứng (5) là phản ứng oxi hóa khử.

Bài 5 trang 119: a. Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng giữa hiđro với hỗn hợp đồng (II) oxit, và sắt (III) oxit ở nhiệt đô thích hợp?

b.Trong các phản ứng hóa học trên, chất nào là chất khử, chất nào là chất oxi hóa? Vì sao?

c. Nếu thu được 6,00 gam hỗn hợp hai kim loại, trong đó có 2,80 gam sắt thì thể tích (ở đktc) khí hiđro vừa đủ cần dùng để khử đồng (II) oxi và sắt (III) oxit là bao nhiêu?

Giải bài:

a.Phương trình phản ứng:

CuO + H2  —tº cao→  Cu + H2O          (1)

1mol  1mol       1mol     1mol

Fe2O3 + 3H2 —tº cao→  3H2O + 2Fe    (2)

1mol      3mol         3mol     2mol

b. + Chất khử là H2 vì chiếm oxi của chất khác;

+ Chất oxi hóa: CuO, Fe2O3 vì nhường oxi cho chất khác.

c. Số mol đồng thu được là: nCu = 6-2,8 /64= 0,5 (mol)

Số mol sắt là: nFe = 2,8 /56 = 0,05 (mol)

Thể tích khí hi đro cần dùng để khử CuO theo phương trình phản ứng (1) là: nH2 = nCu = 0,05 mol => VH2 = 22,4.0,05 = 1,12 lít.

Khí H2 càn dùng để khử Fe2O3 theo phương trình phản ứng (2) là:

nH2 = 3/2.nFe = 3/2 .0,05 = 0,075 mol

=>VH2 = 22,4.0,075 = 1,68 (lít)

Bài 6 trang 119: Cho các kim loại kẽm nhôm, sắt lần lượt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng.

a. Viết các phương trình phản ứng.

b. Cho cùng một khối lượng các kim loại trên tác dụng hết với axit dư thì kim loại nào cho nhiều khí hiđro nhất?

c. Nếu thi được cùng một thể tích khí hiđro thì khối lượng kim loại nào nhỏ nhất?

Đáp án:

a. Phương trình phản ứng:

Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2 ↑  (1)

2Al  + 3H2SO4 loãng → Al2(SO4)3 + 3H2 ↑  (1)

Fe  +  H2SO4 loãng → FeSO4 + H2 ↑  (3)

b. Theo các phương trình phản ứng (1), (2) và (3), cùng một lượng kim loại tác dụng với lượng axit dư thì kim loại nhôm sẽ cho nhiều khí hiđro hơn như sau:

Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2 ↑                      (1)

65g                                22,4 lít

2Al + 3H2SO4 loãng → Al2(SO4)3 + 3H2 ↑              (2)

2.27g = 54 g                        3.22,4 = 67,2 lít

Fe   +   H2SO4 loãng → FeSO4 + H2 ↑                   (3)

56g                                    22,4 lít

c. Nếu thu được cùng một thể tích khí hiđro (ví dụ là 22,4 lít) thì khối lượng kim loại nào nhỏ là nhôm (54/3= 18g), tiếp theo là sắt (56g) và cuối cùng là kẽm (65g).

Từ khóa » Giải Bài Tập Sgk Hóa 8 Trang 118