Giải Bài 1, 2, 3 Trang 47 Sách Giáo Khoa Hóa Học 8

Bài 1 trang 47 sgk hóa học 8

Dấu hiệu nào là chính để phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lí?

Hướng dẫn giải:

Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lí là sự xuất hiện chất mới.

Bài 2 trang 47 sgk hóa học 8

 Trong số những quá trình kể dưới đây, cho biết đâu là hiện tượng vật lý, đâu là hiện tượng hóa học. Giải thích?

a) Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra mùi hắc (khí lưu huỳnh dioxit).

b) Thủy tinh nóng chảy được đổi thành bình cầu.

c) Trong là nung vôi, canxi cacbonat chuyển dần thành vôi sống (canxi oxit) và khí cacbon dioxit thoát ra ngoài.

d) Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.

Hướng dẫn giải:

+ Câu a là hiện tượng hóa học vì lưu huỳnh được biến đổi thành lưu huỳnh dioxit.

+ Câu b là hiện tượng vật lí vì khi thủy tinh nóng chảy bị biến dạng (do tác dụng của nhiệt) nhưng thủy tinh vẫn không đổi về chất.

+ Câu c là hiện tượng hóa học vì từ canxi cacbonat dưới tác dụng của nhiệt độ biến đổi thành canxi oxit bay hơi.

+ Câu d là hiện tượng vật lí, vì cồn bị bốc hơi ra khỏi lọ do tính chất vật lí chứ không tác dụng với một chất nào khác.

Bài 3 trang 47 sgk hóa học 8

Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc; sau đó nến lỏng biến thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbon dioxit và hơi nước.

Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học. cho biết: trong không khí có khí oxi và nến cháy là do chất này tham gia.

Hướng dẫn giải:

“ Khi đốt nến cháy lỏng thấm vào bấc” thì xảy ra hiện tượng vật lí vì nến bị biến dạng thành dạng hơi.

Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbon dioxit và hơi nước xảy ra hiện tượng hóa học vì ở đây nến (làm bằng paraffin) cháy trong không khí tạo ra hai chất khác là cacbon dioxit và hơi nước.

Giaibaitap.me

Từ khóa » Bài Tập Hóa Học 8 Trang 47