Giải Bài 1 Trang 74 – SGK Môn Đại Số Và Giải Tích Lớp 11
Có thể bạn quan tâm
Gieo ngẫu nhiên một con súc sắc cân đối và đồng chất hai lần.
a. Hãy mô tả không gian mẫu.
b. Xác định các biến cố sau.
\(A\): "Tổng số chấm xuất hiện trong hai lần gieo không bé hơn 10";
\( B\): "Mặt 5 chấm xuất hiện ít nhất một lần".
c. Tính \(P(A), P(B)\).
Lời giải:Nhắc lại:
Ta gọi tỉ số: \(\dfrac{n(A)}{n(\Omega)}\) là xác suất của biến cố A, kí hiệu là P(A).
Trong đó, \(n(A)\) là số phần tử của A, \(n(\Omega)\) là số phần tử của không gian mẫu.
a. Không gian mẫu gồm 36 kết quả đồng khả năng xuất hiện, được mô tả như sau:
Ta có: \(\Omega=\{(i;j)|1\le i, j \le 6\}\)}, trong đó \(i, j\) lần lượt là số chấm xuất hiện trong lần gieo thứ nhất và thứ hai.
\( ⇒n(\Omega) = 36\).b.
Biến cố A là biến cố "Tổng số chấm xuất hiện trong hai lần gieo không bé hơn 10"
+\( A=\{(4, 6), (5, 5), (5, 6), (6, 4), (6, 5), (6, 6)\}\)
\(\Rightarrow n(A)=6\)
Biến cố B là biến cố "Mặt 5 chấm xuất hiện ít nhất một lần"
+ \(B=\{(1, 5), (2, 5), (3, 5), (4, 5), (5, 1), (5, 2), (5, 3), (5, 4), (5, 5), (5, 6), (6, 5)\}\)
\(\Rightarrow n(B)=11\)
c.
\( P(A)=\dfrac{n(A)}{n(\Omega)}=\dfrac{6}{6}=\dfrac{1}{6}\)\(P(B)=\dfrac{n(B)}{n(\Omega)}=\dfrac{11}{36}\)Từ khóa » Bài Tập Xác Suất Của Biến Cố Trang 74
-
Giải Bài 1 Trang 74 Sgk Đại Số 11
-
Giải Bài 1,2,3, 4,5,6,7 Trang 74, 75 đại Số Và Giải Tích 11
-
Bài 1 Trang 74 SGK Đại Số Và Giải Tích 11
-
Giải Bài Tập Trang 74 SGK Đại Số Và Giải Tích 11 - Thủ Thuật
-
Toán 11 Bài 5: Xác Suất Của Biến Cố Trang 74, 75 - Haylamdo
-
Toán 11 Bài 5: Xác Suất Của Biến Cố Trang 74, 75 - MarvelVietnam
-
Giải Bài Tập Trang 74, 75 SGK Giải Tích 11: Xác Suất Và Biến Cố
-
Giải Bài 1, 2, 3, 4 Trang 74 Sách Giáo Khoa Đại Số Và Giải Tích 11
-
Giải Toán 11: Bài 5 Trang 74 SGK Đại Số 11 - TopLoigiai
-
Xác Suất Của Biến Cố Toán Lớp 11 Bài 5 Chi Tiết Nhất - Soạn Bài Tập
-
Xác Suất Của Biến Cố - SGK Đại Số Và Giải Tích Lớp 11 - Chữa Bài Tập
-
Giải Bài 1 2 3 4 5 6 7 Trang 74 75 Sgk Đại Số Và Giải Tích 11
-
Bài 1 Trang 74 SGK Đại Số 11
-
Sách Giải Bài Tập Toán Lớp 11 Bài 5: Xác Suất Của Biến Cố