Giải Bài 10.1, 10.2, 10.3, 10.4 Trang 27 Sách Bài Tập Vật Lý 9
Có thể bạn quan tâm
Bài 10.1 trang 27 Sách bài tập (SBT) Vật lý 9
Cần làm một biến trở có điện trở lớn nhất là 30Ω bằng dây dẫn Nikêlin có điện trở suất 0,40.10-6Ω.m và tiết diện 0,5mm2. Tính chiều dài của dây dẫn.
Trả lời:
Chiều dài của dây dẫn là: \(l = {{R{\rm{S}}} \over \rho } = {{30.0,{{5.10}^{ - 6}}} \over {0,{{4.10}^{ - 6}}}} = 37,5m\)
Bài 10.2 trang 27 Sách bài tập (SBT) Vật lý 9
Trên một biến trở con chạy có ghi 50Ω - 2,5A.
a. Hãy cho biết ý nghĩa của hai số ghi này.
b. Tính hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt lên hai đầu cuộn dây của biến trở.
c. Biến trở được làm bằng dây hợp kim nicrom có điện trở suất 1,10.10-6Ω.m và chiều dài 50m. Tính tiết diện của dây dẫn dùng để làm biến trở.
Trả lời:
a) Ý nghĩa của hai số ghi:
+) 50Q - điện trở lớn nhất của biến trở;
+) 2,5A - cường độ dòng điện lớn nhất mà biến trở chịu được.
b) Hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt lên hai đầu cuộn dây c biến trở là: Umax = Imax × Rmax = 2,5 × 50 = 125V.
c) Tiết diện của dây là:
\(S = \rho {l \over R} = 1,{1.10^{ - 6}} \times {{50} \over {50}} = 1,{1.10^{ - 6}}{m^2} = 1,1m{m^2}\)
Bài 10.4 trang 27 Sách bài tập (SBT) Vật lý 9
Cho mạch điện có sơ đồ như hình 10.1, trong đó hiệu điện thế giữa hai điểm A và B được giữ không đổi và đèn sáng bình thường khi biến trở có điện trở bằng 0. Câu phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Đèn sáng mạnh lên khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu M.
B. Đèn sáng yếu đi khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu M.
C. Đèn sáng mạnh lên khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu N.
D. Cả ba câu trên đều không đúng.
Trả lời:
Chọn A. Đèn sáng mạnh lên khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu M.
Bài 10.3 trang 27 Sách bài tập (SBT) Vật lý 9
Cuộn dây của một biến trở con chạy được làm bằng hợp kim Nikêlin có điện trở suất 0,40.10-6Ω.m, có tiết diện đều là 0,60mm2 và gồm 500 vòng quấn quanh lõi sứ trụ tròn đường kính 4cm.
a. Tính điện trở lớn nhất của biến trở này.
b. Hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt lên hai đầu cuộn dây của biến trở là 67V. Hỏi biến trở này chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là bao nhiêu?
Trả lời:
a) Điện trở lớn nhất của biến trở là:
\({R_{{\rm{max}}}} = \rho {l \over S} = \rho {{N\pi d} \over S} = 0,{4.10^{ - 6}} \times {{500 \times 3,14 \times 0,04} \over {0,{{6.10}^{ - 6}}}} = 41,9\Omega\)
b) Biến trở chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là:
\({I_{\max }} = {{{U_{\max }}} \over {{R_{\max }}}} = {{67} \over {41,9}} = 1,6A\)
Giaibaitap.me
Từ khóa » Giải Bài Tập Sbt Vật Lý 9 Bài 10.2
-
Bài 10.2 Trang 27 Sách Bài Tập (SBT) Vật Lý 9
-
Bài 10.2 Trang 27 SBT Vật Lý 9
-
Bài 2 Trang 27 SBT Vật Lí 9
-
Bài 10.1, 10.2, 10.3, 10.4 Trang 27 SBT Vật Lí 9 - Haylamdo
-
Bài 10.2 Trang 27 Sách Bài Tập (SBT) Vật Lý 9 | Lời Giải Bài Tập Sách ...
-
Giải Bài Tập SBT Vật Lý Lớp 9 Bài 10 - Điện Trở Dùng Trong Kĩ Thuật
-
Giải SBT Vật Lý 9: Bài 10. Biến Trở - Điện Trở Dùng Trong Kỹ Thuật
-
Giải Bài Tập Vật Lí 9 Bài 10 Biến Trở, Vật Lý Lớp 9
-
SBT Vật Lí 9 Bài 10: Biến Trở - Điện Trở Dùng Trong Kĩ Thuật
-
Bài 10.2 Trang 27 SBT Vật Lý 9 - SoanVan.NET
-
[Vật Lí 9] Bài Tập SBT Bài 10 Bài 10.1 Và 10.2 - YouTube
-
Bài 10.2 Trang 27 Sách Bài Tập (SBT) Vật Lý 9
-
Bài 10.4 Trang 27 SBT Vật Lý 9 - Tìm đáp án
-
Giải Bài Tập, Sách Bài Tập (SBT) Vật Lý 9 - MarvelVietnam