Giải Bài 16: Sự Suy Sụp Của Nhà Trần Cuối Thế Kỉ XIV - Tech12h

A. Kiến thức trọng tâm

I. Tình hình kinh tế - xã hội

1. Tình hình kinh tế

  • Nửa cuối thế kỉ XIV kinh tế suy sụp.
    • Nhiều năm bị mất mùa đói kém.
    • Nông dân phải bán ruộng đất, vợ con và biến thành nô tì.
    • Ruộng đất công làng xã bị lấn chiếm.
  • Nguyên nhân:
    • Nhà nước không quan tâm đến sản xuất
    • Vương hầu quí tộc..... chiếm ruộng đất của nông dân.
    • Thuế khóa nặng nề .
  • Hậu quả: Đời sống nhân dân cực khổ.

2. Tình hình xã hội:

  • Vua quan ăn chơi sa đọa.
  • Kỉ cương phép nước rối loạn, triều chính bị lũng đoạn.
  • 1369 Trần Dụ Tông mất,Dương Nhật Lễ lên thay nhà Trần càng suy sụp.
  • Nhà Trần bất lực trước sự tấn công của các thế lực bên ngoài: Cham – pa, nhà Minh.
  • Hậu quả: nhân dân nổi dậy đấu tranh.

II. Nhà Hồ và cải cách của Hồ Qúy Ly

1. Nhà Hồ thành lập.

  • Các cuộc khởi nghĩa nông dân đã làm cho nhà Trần không còn đủ sức giữ vai trò của mình.
  • Năm1400, viên quan giữ chức vụ cao nhất trong triều là Hồ Quý Ly đã phế truất vua Trần và lên làm vua lập ra nhà Hồ.
  • Quốc hiệu Đại Việt đổi thành Đại Ngu.

2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly.

  • Chính trị:
    • Thay thế các võ quan, tôn thất nhà Trần bằng những người họ khác thân cận với Hồ Quý Ly
    • Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn, quy định cách làm việc của bộ máy chính quyền.
  • Kinh tế - tài chính: Phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh và thuế ruộng.
  • Xã hội: Ban hành chính sách “hạn nô”, năm đói kém bắt nhà giàu bán thóc cho dân,…
  • Văn hóa – giáo dục: Bắt nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch chữ Hán sang chữ Nôm yêu cầu mọi người phải học.
  • Quân sự: Thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

3. Ý nghĩa và tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly.

  • Giải quyết một số khó khăn của đất nước, giúp đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
  • Hạn chế tập trung ruộng đất của quý tộc, địa chủ. Làm suy yếu thế lực của nhà Trần.
  • Tăng nguồn thu nhập của cả nước và tăng cường quyền lực của nhà nước trung ương tập quyền.
  • Cải cách văn hóa – giáo dục có nhiều tiến bộ.

* Hạn chế:

  • Một số chính sách chưa triệt để (gia nô và nô tì chưa được giải phóng), chưa phù hợp với thực tế.
  • Chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết trong cuộc sống.

Từ khóa » Soạn Sử Lớp 7 Bài 16 Ngắn Nhất