Giải Bài 19 Lịch Sử 11: Nhân Dân Việt Nam Kháng Chiến Chống Pháp ...
Có thể bạn quan tâm
A. Kiến thức trọng tâm
I. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858.
1. Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược
- Kinh tế:
- Nông nghiệp sa sút.
- Công thương nghiệp đình đốn
- Quân sự: Lạc hậu
- Đối ngoại: Sai lầm (thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng” và “cấm đạo”)
=>Xã hội bất ổn, các cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nổ ra khắp nơi.
2. Thực dân Pháp chuẩn bị xâm lược Việt Nam
(Đọc thêm)
3. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858
- Cuộc xâm lược của Pháp:
- Chiều 31/8/1858 Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
- Ngày 1/9/1858: Liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công bán đảo Sơn Trà, mở đầu cho cuộc xâm lược Việt Nam.
- Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam:
- Triều đình cử Nguyễn Tri Phương chỉ huy kháng chiến.
- Quân dân anh dũng chiến đấu, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó khăn.
- Khí thế kháng chiến sôi sục trong cả nước.
- Kết quả: Pháp bị cầm chân tại Đà Nẵng 5 tháng. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” bước đầu bị thất bại.
II. Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gia Định và các tỉnh miền đông Nam Kì từ năm 1859 đến năm 1862
Mặt trận | Cuộc xâm lược của quân Pháp | Cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam | Kết quả |
Gia Định năm 1859 | 17/2/1859 Pháp đánh chiếm thành Gia Định | Nhân dân chủ động kháng chiến ngay từ đầu. | Làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp |
Gia Định năm 1860 | 1860 Pháp gặp khó khăn buộc phải dừng các cuộc tấn công, lực lượng ở Gia Định rất mỏng | Triều đình không tranh thủ tấn công Nhân dân tiếp tục tấn công địch ở đồn Chợ Rẫy(7/1860), trong khi triều đình xuất hiện tư tưởng cầu hòa | Pháp không mở rộng đánh chiếm được Gia Đinh, ở vào thế tiến thoái lưỡng nan |
2. Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì. Hiệp ước 5/6/1862
- Tháng 02/1861, Pháp tấn công Đại Đồn Chí Hoà, quân ta kháng cự quyết liệt nhưng do hỏa lực địch quá mạnh, Nguyễn Tri Phương buộc phải rút lui. Pháp thừa thắng đánh chiếm Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.
- Phong trào kháng chiến của nhân dân dâng cao, Pháp đang vô cùng bối rối thì triều Nguyễn đã kí với Pháp bản hiệp ước Nhâm Tuất (05/06/1862) gồm 12 điều khoản.
- Hiệp ước Nhâm Tuất 5-6-1862
- Về lãnh thổ: Huế thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở Gia Định - Định Tường - Biên Hòa .Pháp trả lại Vĩnh Long khi nào triều đình buộc nhân dân ngừng kháng chiến
- Về thông thương: mở 3 cửa biển Đà Nẵng ,Ba Lạt ,Quảng Yên cho Pháp vào tự do buôn bán .
- Về chiến phí: bồi thường cho Pháp 288 vạn lạng bạc .
- Về truyền giáo: cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô và bãi bỏ lệnh cấm đạo
III. Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì sau Hiệp ước 1862
1. Nhân dân ba tỉnh miền Đông tiếp tục kháng chiến sau Hiệp ước 1862
Mặt trận | Cuộc tấn công của quân Pháp | Cuộc kháng chiến của nhân dân | Thái độ của triều đình |
Miền Đông Nam Kì trước 1862 | Ngày 23/2/1861, quân Pháp tấn công đánh chiếm Đại đồn Chí Hòa Tiếp đó, Pháp chiếm luôn Định Tường (12/4/1861), Biên Hòa (18/12/1861), Vĩnh Long (23/3/1862) | Kháng chiến của nhân dân phát triển mạnh mẽ Trận đánh lớn: 10/12/1861, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu giặc trên sông Nhật Tảo | Giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân ngày một dâng cao thì triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862). |
Miền Đông Nam Kì sau 1862 | Pháp dùng các cuộc tấn công để tập trung lực lượng bình định miền Tây. | Nhân dân vừa tiếp tục chống Pháp vừa chống phong kiến đầu hàng Tiêu biểu: Khởi nghĩa Trương Định | Triều đình ra lệnh giải tán các đội nghĩa binh chống Pháp. |
2. Thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì. Nhân dân ba tỉnh miền Tây chống Pháp
- Ngày 20/6/1867 Pháp dàn trận trước thành Vĩnh Long -> Phan Thanh Giản nộp thành.
- Từ 20 -> 24/6/1867 Pháp chiếm trọn 3 tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) không tốn 1 viên đạn.
- Lúc bấy giờ triều đình lúng túng, bạc nhược, nhanh chóng đầu hàng giặc.
- Nhân dân miền Tây anh dũng kháng chiến.
- Tiêu biểu là: Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân…
Từ khóa » Sử 11 Bài 19 Giáo án
-
Giáo án Lịch Sử 11 - Bài 19: Nhân Dân Việt Nam Kháng Chiến Chống ...
-
Giáo án Lịch Sử 11 Bài 19: Nhân Dân Việt Nam Kháng Chiến Chống ...
-
Giáo án Lịch Sử 11 - Bài 19: Nhân Dân Việt Nam Kháng Chiến Chống ...
-
Giáo án Lịch Sử 11 - Bài 19: Nhân Dân Việt Nam Kháng Chiến Chống ...
-
Giáo án Lịch Sử 11 - Bài 19: Nhân Dân ... - Thư Viện Giáo Án Điện Tử
-
Giáo án Lịch Sử 11 Bài 19: Nhân Dân Việt Nam Kháng ... - TaiLieu.VN
-
Giáo án Lịch Sử 11 Bài 19: Nhân Dân Việt Nam ... - Tài Liệu - Ebook
-
Giáo án Lịch Sử 11 - Bài 19: Nhân Dân Việt Nam Kháng Chiến Chống ...
-
Bài 19. Nhân Dân Việt Nam Kháng Chiến Chống Pháp Xâm Lược (Từ ...
-
Sử 11-Bài 19 : NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG ...
-
Giáo án Lịch Sử Lớp 11 Bài 19 - Lib24.Vn
-
Giáo án Lịch Sử 11 - Tiết 25, Bài 19: Nhân Dân Việt Nam Kháng ...
-
Trắc Nghiệm Lịch Sử 11 Bài 19: Nhân Dân Việt Nam Kháng Chiến ...
-
MÔN LỊCH SỬ - LỚP 11 | BÀI 19: NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG ...
-
Bài 19. Nhân Dân Việt Nam Kháng Chiến Chống Pháp Xâm Lược (Từ ...
-
Giáo án Lịch Sử 11 Bài 19.pdf (.docx) | Tải Miễn Phí
-
Trắc Nghiệm Sử 11 Bài 19 (Có đáp án)
-
Nhân Dân Việt Nam Kháng Chiến Chống Pháp Xâm Lược (phần 1).
-
Bài Giảng Lịch Sử 11 - Bài 19: Nhân Dân Việt Nam Kháng Chiến ...