Giải Bài 2: Vượt Khó Trong Học Tập - Đạo đức 4, Trang 5 Sgk - Tech12h

I. Truyện: Một học sinh nghèo khó

…Cô hiệu trưởng trường tiểu học kể với tôi: “Xóm Trại rất nghèo lại xa trường nhất. Nhưng ở đó có em Thảo là học sinh vượt khó, học giỏi tiêu biểu của trường. Nhà Thảo nghèo lắm, bố mẹ lại đau yếu luôn. Thảo phải làm việc giúp cha mẹ, nhưng vẫn cố gắng học tập. Em đã đạt học sinh giỏi suốt nhưng năm lớp 1, lớp 2, lớp 3 nên cả trường ai cũng biết…”

Tan học tôi theo Thảo về thăm xóm trại. Thảo dẫn tôi đi hết con đường làng, băng qua một cánh đồng rộng mới nhìn thấy xóm trại xa tít tắp phía bờ sông… vừa bước theo đôi chân thoăn thoắt của cô bé, tôi vừa tranh thủ hỏi chuyện:

Đi học xa thế này Thảo có ngại không?

Dạ, sáng cháu đi học, chiều chăn gà, vịt, tưới rau đỡ bố mẹ.

Vậy thì cháu học bài vào lúc nào?

Ở lớp, cháu tập trung học tập. Chỗ nào không hiểu, cháu hỏi ngay cô giáo hoặc hỏi các bạn. Buổi tối cháu học bài, làm bài. Sáng cháu dậy sớm xem lại các bài học thuộc. Tính hồn nhiên nhưng tự tin và dáng vẻ tảo tần của cô bé khiến tôi vừa thương mến, vừa cảm phục em.

Câu hỏi:

1.Thảo đã gặp những khó khăn gì trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày?

2.Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, bằng cách nào Thảo vẫn học tốt?

3. Nếu ở trong hoàn cảnh khó khăn như bạn Thảo, em sẽ làm gì?

Trả lời:

1. Những khó khăn trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày của Thảo là:

  • Xóm của Thảo là nơi cách xa trường nhất.
  • Nhà Thảo nghèo, bố mẹ đau yếu.
  • Thảo phải làm việc nhà giúp cha mẹ....

2. Trong hoàn cảnh như vậy, Thảo vẫn học tốt bằng cách: khắc phục, vượt qua, vươn lên học giỏi không để hoàn cảnh ảnh hưởng đến việc học của bạn ấy.

3. Nếu ở trong hoàn cảnh như bạn thảo em cũng sẽ cố gắng học tập để không phụ lòng của thầy cô và cha mẹ mong mỏi.

II. Ghi nhớ

Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn riêng. Để học tập tốt, chúng ta cần cố gắng, kiên trì vượt qua những khó khăn.

III. Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài học

Câu 1: Khi gặp một Bài khó, em sẽ chọn những cách làm nào dưới đây? Vì sao?

a. Tự suy nghĩ, cố gắng làm bằng được.

b. Nhờ bạn giảng bài để tự làm

c. Chép luôn bài của bạn.

d. Nhờ người khác làm bài hộ.

đ. Hỏi thầy giáo, cô giáo hoặc người lớn.

e. Bỏ không làm.

Trả lời:

Khi gặp một Bài khó, em sẽ:

a. Tự suy nghĩ, cố gắng làm bằng được.

b. Nhờ bạn giảng bài để tự làm

đ. Hỏi thầy giáo, cô giáo hoặc người lớn.

Em chọn phương án như vậy vì em muốn mình tự cố gắng giải để mình có thể nhớ được lâu hơn, hiểu bài hơn và đồng thời rèn luyện tính kiên trì của mình.

Câu 2: Tình huống:

Bạn Nam bị ốm, phải nghỉ học nhiều ngày. Theo em, bạn Nam cần phải làm gì để theo kịp các bạn trong lớp? Nếu là bạn cùng lớp với Nam, em có thể làm gì để giúp bạn?

Trả lời:

  • Theo em, bạn Nam cần phải mượn vở ghi của các bạn trong lớp để chép lại bài đầy đủ và cố gắng làm Bài. Nếu không hiểu thì nên hỏi bài thầy cô và các bạn trong lớp.
  • Nếu em là bạn cùng lớp với Nam, em có thể sẽ giảng lại bài cho bạn, hướng dẫn bạn làm bài để bạn có thể bắt kịp chương trình trên lớp.

Câu 3: Hãy tự liên hệ và trao đổi với các bạn về việc em đã vượt khó trong học tập.

Trả lời:

Những việc em đã vượt khó trong học tập là:

  • Chăm chỉ làm bài tập cô giáo giao về nhà
  • Học nhóm cùng các bạn để hỗ trợ nhau giải bài tập khó
  • Trên lớp chú ý nghe giảng, không hiểu thì hỏi bài cô giáo và bạn bè.
  • Học và làm thêm các dạng bài tập ở trong sách nâng cao

Câu 4: Hãy nêu một số khó khăn mà em có thể gặp phải trong học tập và biện pháp để khắc phục những khó khăn đó theo mẫu dưới đây:

Trả lời:

Những khó khăn mắc phảiBiện pháp khắc phục

Gặp những bài tập quá khó, không hiểu

Nghỉ học quá nhiều do ốm

Ghét học môn nào đó

Tìm tòi cách giải, có thể nhờ bố mẹ, anh chị hoặc thầy cô hướng dẫn cách làm.

Chép bài và làm bài đầy đủ, nhờ bạn hướng dẫn những chỗ chưa hiểu.

Chia sẻ với bố mẹ để bố mẹ tìm cách tìm cảm hứng để có thể yêu và thích lại môn học đó thì mới học tốt được.

Câu 5: Sưu tầm và kể lại một tấm gương học sinh vượt khó mà em thấy cảm phục.

Trả lời:

Tấm gương về nghị lực của Thầy Nguyễn Ngọc Ký

Năm lên 4 tuổi, cậu bé Nguyễn Ngọc Ký gặp cơn bạo bệnh và bị liệt cả hai tay. Bản thân ông và gia đình đều rất buồn và xót xa. Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Ký vẫn nuôi ước mơ được đi học như chúng bạn cùng trang lứa.

Năm lên 7 tuổi, cậu bé Ký lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô giáo giảng bài, xem các bạn học. Về nhà, cậu bắt đầu hì hụi tập viết bằng … chân. Thời gian đầu việc tập viết với Ký quả như cực hình. Dần dần Ký viết được chữ O, chữ V… Không những thế, Ký còn vẽ được hình bằng thước và com-pa, làm được lồng chim để chơi… Nhờ sự cố gắng tuyệt vời đó, cậu đã được đi học và học rất giỏi. Năm 1962, Nguyễn Ngọc Ký được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý của Người. Năm 1963, Ký tham dự kì thi chọn học sinh giỏi Toán toàn quốc và xuất sắc đứng thứ 5. Cậu lại được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý lần thứ 2.

Lên cấp III, theo lời động viên của bạn bè khắp nơi trên cả nước, Nguyễn Ngọc Ký đã chọn ngành Văn. Năm 1966, ông nhận được giấy báo nhập học ngành Ngữ Văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong 4 năm học Đại học, dù bệnh tật luôn đe dọa tính mạng, song Nguyễn Ngọc Ký vẫn miệt mài đèn sách.

Từ khóa » đạo đức Lớp 3 Bài 2 Trang 5