Giải Bài 20 Lịch Sử 12: Cuộc Kháng Chiến Toàn Quốc Chống Thực Dân ...

Lịch sử 12

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000

Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai 1945 – 1949 (Trang 4 – 9 SGK)Bài 2: Liên Xô và các nước Đông ÂU 1945 – 1991. Liên Bang Nga 1991 – 2000 (Trang 10 – 18 SGK)Bài 3: Các nước Đông Bắc Á (Trang 19 – 25 SGK)Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ (Trang 25 – 35, SGK)Bài 5: Các nước Châu Phi và Mĩ La Tinh (Trang 35 – 41, SGK)Bài 6: Nước MĩBài 7: Tây ÂuBài 8: Nhật BảnBài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnhBài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XXBài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000

Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930Bài 14: Phong trào cách mạng 1930 – 1935Bài 15: Phong trào dân chủ 1936 – 1939Bài 16: Phong trào giải phòng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1935 – 1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946Bài 18 những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950)Bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 – 1953)Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954) Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)Bài 22: Nhân dân miền Nam trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973)Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 – 1975)Bài 24: Việt Nam trong những năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975Bài 25: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976 – 1986)Bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 – 2000)Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 Giải bài 20 lịch sử 12: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954)
  1. Trang chủ
  2. Lớp 12
  3. Lịch sử 12

Bước vào Đông – Xuân 1953 – 1954, Pháp –Mĩ âm mưu giành một thắng lợi quân sự quyết định nhằm “kết thúc chiến tranh trong danh sự”, quân ta mở cuộc tấn công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 với đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ…Sau đây, để nắm rõ bài học hơn, chúng ta cùng đến với bài “Giải bài 20 lịch sử 12: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954)” lịch sử 12.

Giải bài 20 lịch sử 12: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954)

A. Kiến thức trọng tâm

I. Âm mưu mới của Pháp - Mĩ ở Đông Dương: Kế hoạch Nava

  • Hoàn cảnh ra đời của kế hoạch Nava:
    • Sau 8 năm, Pháp bị sa lầy trong chiến tranh => Cần giành được môt thắng lợi để rút khỏi chiến trường trong danh dự.
    • Mỹ tích cực viện trợ, chuẩn bị thay thế Pháp ở Đông Dương.
    • Bước 1: Thu Đông 1953 và Xuân 1954 => Phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược ở Trung Bộ và Nam Đông Dương.
    • Bước 2: Thu Đông 1954 => Chuyển lực lượng ra Bắc Bộ, tiến công chiến lược, buộc ta phải đàm phán theo hướng có lợi cho Pháp.

=> Điểm chính của kế hoạch Nava là tập trung xây dựng một lực lượng cơ động mạnh, quyết tâm giành thắng lợi, kết thúc chiến tranh.

II. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

1. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954

  • Chiến lược của ta: Tấn công vào những hướng quan trọng, ở đó lực lượng địch tương đối yếu nhằm tiêu hao sinh lực địch, buộc chúng phải phân tán để đối phó.

Chiến dịch

Thời gian

Kết quả

Hoạt động đối phó của thực dân Pháp

Chiến dịch

Tây Bắc

10/12/1953

Loại khỏi vòng

chiến 24 đại đội

địch, giải phóng

Lai Châu, uy hiếp Điện Biên Phủ

Nava điều 6 tiểu đoàn cơ động từ đồng bằng Bắc Bộ chi viện cho Điện Biên Phủ, biến nơi đây thành nơi tập trung binh lực thứ 2

Chiến dịch

Trung Lào

Đầu tháng

12/1953

Tiêu diệt 3 tiểu đoàn Âu – Phi.Giải

phóng Thà-Khẹt, uy hiếp Savanakhét

và Sênô

Nava buộc phải tăng cường quân

cho Sênô, biến nơi đây thành nơi

tập trung quân thứ 3

Chiến dịch

Thượng Lào

Cuối Tháng

1/1954

Giải phóng Phong- Xa-Lì, uy hiếp Luông Pha-băng

Nava điều quân từ Bắc Bộ chi viện

Cho Luông Pha-băng và Mường Sài, biến nơi đây thành nơi tập

trung binh lực số 4

Chiến dịch

Tây Nguyên

Đầu Tháng

2/1954

Tiêu diệt 2000 tên Địch, giải phóng Kon

Tum, uy hiếp Plây-ku

Pháp tăng cường lực lượng cho

Plây-ku, biến nơi đây thành nơi tập trung binh lực thứ 5

  • Tác dụng:
    • Buộc địch phải phân tán lực lượng để đối phó với ta. Kế hoạch Nava bước đầu đã bị phá sản.
    • Tạo điều kiện cho ta giành thắng lợi lớn ở Điện Biên Phủ.

2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954)

a. Hoàn cảnh lịch sử:

  • Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng => Nava đã xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương (Trung tâm của kế hoạch Nava).

=> Điện Biên Phủ được đánh giá là “Pháo đài bất khả xâm phạm”.

b. Chiến lược của ta:

  • Đầu tháng 12/1953 - Bộ chính trị và Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ => Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến chiến lược giữa ta và địch.
  • Ta huy động mọi phương tiện và lực lượng ra mặt trận.

=> Tháng 3/1954 mọi chuẩn bị của ta đã xong.

c. Diễn biến:

Chia làm 3 đợt

  • Đợt I (13→17/3/1954): Ta tấn công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.....
  • Đợt II (30/3 → 26/4/1954): Ta tấn công phía Đông khu trung tâm Mường Thanh. Các trận đánh diễn ra ác liệt ở đồi A1, C1.....
  • Đợt III (1→7/5/1954): Ta tiêu diệt khu trung tâm Mường Thanh và Hồng Cúm. Chiều 7/5/1954 ta tấn công vào sở chỉ huy địch, tướng Đờ Cát và bộ tham mưu bị bắt, toàn bộ quân Pháp đầu hàng.

d. Kết quả:

  • Trong Đông – Xuân 1953 – 1954 và trận Điện Biên Phủ ta loại khỏi vòng chiến đấu 128.200 tên địch, thu 19.000 súng các loại, hạ 162 máy bay, phá huỷ 81 đại bác, giải phóng nhiều vùng rộng lớn.
  • Riêng trận Điện Biên Phủ, ta loại khỏi vòng chiến 16.200 tên (Trong đó có 1 thiếu tướng), hạ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại.

e. Ý nghĩa:

  • Đập tan kế hoạch Nava, giáng đòn nặng nề vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
  • Là thắng lợi lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam.
  • Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo thế mạnh trên bàn thương lượng ngoại giao.

III. Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương

1. Hội nghị Giơ-ne-vơ

  • Tháng 1/1954, hội nghị ngoại trưởng bốn nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp học tại Béc –Lin đã thỏa thuận về việc triệu tập một hội nghị quốc tế ở Giơ –ne-vơ
  • Ngày 8/5/1954, hội nghị Giơ-ne-vơ bắt đầu thảo luận về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương.
  • Hiệp định Giơ-ne-vơ kí vào ngày 21/7/1954

2. Hiệp định Giơ –ne-vơ

  • Nội dung:
    • Các nước tham dự cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương, không can thiệp vào công việc nội bộ của 3 nước.
    • Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn cõi Đông Dương.
    • Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực, ở Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời...
    • Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào Đông Dương. Các nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương.
    • Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tuyển cử tự do vào tháng 7/1956.
    • Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục họ.
  • Ý nghĩa:
    • Là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các cường quốc cùng các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng.
    • Nó đánh dấu thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp, song chưa trọn vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc. Cuộc đấu tranh cách mạng vẫn tiếp tục nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
    • Với hiệp định Giơ-ne-vơ, Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược , rút hết quân đội về nước, đế quốc Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương.

IV. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)

1. Nguyên nhân thắng lợi:

  • Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
  • Toàn dân, toàn quân đoàn kết, dũng cảm trong chiến đấu và sản xuất.
  • Nhờ hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố và mở rộng, lực lượng vũ trang sớm được xây dựng không ngừng , hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.
  • Nhờ tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương chống kẻ thù chung.
  • Sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân khác, của nhân dân Pháp và nhân dân tiến bộ trên thế giới.

2. Ý nghĩa lịch sử:

  • Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trong gần môt thế kỉ trên đất nước ta, miền Bắc nước ta được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
  • Giáng đòn nặng nền vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần giải phóng dân tộc trên thế giới, trước hết là các nước châu Á, Phi và Mĩ La Tinh.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Âm mưu mới của Pháp – Mĩ ở Đông Dương khi bước vào đông – xuân 1953...

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1: Trang 146 – sgk lịch sử 12

Âm mưu mới của Pháp – Mĩ ở Đông Dương khi bước vào đông – xuân 1953 – 1954 như thế nào?

=> Xem hướng dẫn giải Diễn biến của cuộc Tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 1954 của quân...

Câu 2: Trang 152 – sgk lịch sử 12

Diễn biến của cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 của quân dân ta?

=> Xem hướng dẫn giải Chiến dịch Điện Biên Phủ đã được chuẩn bị và giành thắng lợi như thế...

Câu 3: Trang 152 – sgk lịch sử 12

Chiến dịch Điện Biên Phủ đã được chuẩn bị và giành thắng lợi như thế nào? Nêu ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ?

=> Xem hướng dẫn giải Hãy nêu những nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định...

Câu 4: Trang 155 – sgk lịch sử 12

Hãy nêu những nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?

=> Xem hướng dẫn giải Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng...

Câu 5: Trang 156 – sgk lịch sử 12

Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)?

=> Xem hướng dẫn giải Chứng minh: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi lớn nhất của ta...

Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1: Trang 156 – sgk lịch sử 12

Chứng minh: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi lớn nhất của ta trong kháng chiến chống Pháp và là thắng lợi quyết định buộc thực dân Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954, chấm dứt chiến tranh xâm lược ở Đông Dương?

=> Xem hướng dẫn giải Lập bảng niên biểu các sự kiện lịch sử lớn của ta trong cuộc kháng...

Câu 2: Trang 156 – sgk lịch sử 12

Lập bảng niên biểu các sự kiện lịch sử lớn của ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ sau chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 đến khi kết thúc cuộc kháng chiến (7 - 1954)?

=> Xem hướng dẫn giải

Nội dung quan tâm khác

  • Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc 1953 – 1954 (P1)
  • Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc 1953 – 1954 (P2)
  • Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc 1953 – 1954 (P3)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk lớp 12

Soạn văn 12 tập 1Soạn văn 12 tập 2Soạn văn 12 tập 1 giản lượcSoạn văn 12 tập 2 giản lượcGiải sgk tích lớp 12Giải sgk hình học lớp 12Giải sgk hoá học 12Giải sgk GDCD 12Giải sgk sinh học 12Giải sgk lịch sử 12Giải sgk vật lí 12Giải sgk địa lí 12Giải sgk tiếng Anh 12Giải sgk tiếng Anh 12 - mới

Trắc nghiệm lớp 12

Trắc nghiệm ngữ văn 12Trắc nghiệm toán 12Trắc nghiệm vật lý 12Trắc nghiệm sinh học 12Trắc nghiệm tiếng Anh 12Trắc nghiệm lịch sử 12Trắc nghiệm hóa học 12Trắc nghiệm GDCD 12Trắc nghiệm địa lý 12

Đề thi lớp 12

Đề thi ngữ văn 12Đề thi Vật Lý 12Đề thi Hoá học 12Đề thi Địa lí 12Đề thi Sinh học 12Đề thi Lịch Sử 12Đề thi tiếng Anh 12

Chuyên đề lớp 12

Chuyên đề Sinh 12Chuyên đề Toán 12Chuyên đề Hoá 12Chuyên đề Địa lí 12Chuyên đề ngữ văn 12

Tài liệu tham khảo lớp 12

Tập bản đồ địa lí 12Tuyển tập văn mẫu 12

Giáo án lớp 12

Giáo án ngữ văn 12Giáo án đại số 12Giáo án hình học 12Giáo án địa lý 12Giáo án lịch sử 12Giáo án công dân 12Giáo án tiếng Anh 12Giáo án vật lý 12Giáo án sinh học 12Giáo án hóa học 12Giáo án công nghệ 12Giáo án tin học 12

Từ khóa » Sử Lớp 12 Bài 20