Giải Bài 4: Tiết Kiệm Tiền Của - Đạo đức 4, Trang 11 - .vn
Có thể bạn quan tâm
Đồng tiền đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nhiều việc cần thực hiện, cần mua, cần dùng... đều phải sử dụng đến tiền. Do đó, chúng ta cần phải biết chi tiêu hợp lí những đồng tiền đó, tránh lãng phí. Sau đây, chúng ta cùng đến với bài 4: Tiết kiệm tiền của.
I. Thông tin
- Ở Việt Nam hiện ny, nhiều cơ quan có biển báo: Ra khỏi phòng, nhớ tắt điện.
- Người Đức có thói quen bao giờ cũng ăn hết, không để thừa thức ăn.
- Người Nhật có thói quen chi tiêu rất tiết kiệm trong sinh hoạt hằng ngày.
Câu hỏi:
1. Em nghĩ gì khi xem tranh và đọc các thông tin trên?
2. Theo em, có phải do nghèo nên mới phải tiết kiệm không?
Trả lời:
1. Khi xem tranh và đọc các thông tin trên, em nhận thấy:
- Ở các nước tiên tiến trên thế giới đều hưởng ứng thói quen tiết kiệm.
- Chúng ta là một nước nghèo dó đó càng cần phải tiết kiệm hơn về tiền bạc, của cải. Do đó là mồ hôi, công sức của bao người lao động.
=> Em cần phải sống hợp lí và tiết kiệm. Đồng thời, kêu gọi người thân cùng sống tiết kiệm.
2. Theo em, không phải do nghèo mới phải tiết kiệm mà tất cả mọi người dù giàu hay nghèo đều cần phải tiết kiệm.
II. Ghi nhớ:
Tiền bạc, của cải là mồ hôi, công sức của bao người lao động. Vì vậy, chúng ta cần phải tiết kiệm, không được sử dụng tiền của phung phí.
III. Bài tập
Câu 1. Em hãy cùng các bạn trao đổi, bày tỏ thái độ về các ý kiến dưới đây (tán thành, phân vân hoặc không tán thành)
Trả lời:
a. Tiết kiệm tiền của là keo kiệt, bủn xỉn
=> Không tán thành
b. Tiết kiệm tiền của là ăn tiêu dè xẻn.
=> Phân vân
c. Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của một cách hợp lí, có hiệu quả.
=> Tán thành
d. Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà.
=> Tán thành
Câu 2. Theo em, để tiết kiệm tiền của, nên làm gì và không nên làm gì? Em hãy kẻ vào vở và ghi theo mẫu sau:
Trả lời:
Nên làm | Không nên làm |
|
|
Câu 3. Hà đang dùng hộp bút màu rất tốt, nay lại được bạn tặng thêm một hộp giống hệt hộp cũ nhân dịp sinh nhật.. Em hãy giúp bạn Hà chọn cách giải quyết phù hợp trong tình huống đó:
a. Bỏ ngay hộp màu cũ, dùng hộp mới.
b. Dùng cả hai hộp một lúc.
c. Mang cho hộp cũ, dùng hộp mới.
d. Cất hộp mới để dành, dùng nốt hộp màu cũ.
Trả lời:
Trong tình huống đó, em sẽ khuyên Hà có thể mang hộp bút cũ còn dùng được tặng bạn có hoàn cảnh khó hơn, còn Hà dùng hộp mới. Hoặc cũng có thể Hà cất hộp mới để dành, dùng nốt hộp màu cũ lúc nào hết thì dùng hộp bút mới.
Câu 4. Những việc làm nào trong các việc dưới đây là tiết kiệm tiền của?
a. Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
b. Giữ gìn quần áo, đồ dùng, đồ chơi.
c. Vẽ bậy, bôi bẩn ra sách vở, bàn ghề, tường lớp học.
d. Xe sách vở.
đ. Làm mất sách vở, đồ dùng học tập.
e. Vứt sách vở, đồ dùng, đồ chơi bừa bãi.
g. Không xin tiền ăn quà vặt.
h. Ăn hết suất cơm của mình.
i. Quên khóa vòi nước.
k. Tắt điện khi ra khỏi phòng.
Trả lời:
Những việc thể hiện tiết kiệm tiền của là: a, b, g, h và k.
Câu 5. Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận và đóng vai theo các tình huống sau:
a. Bằng rủ Tuấn xé sách vở lấy giấy gấp đồ chơi. Tuấn sẽ giải quyết thế nào?
b. Em của Tâm đòi mẹ mua cho đồ chơi mới trong khi đã có quá nhiều đồ chơi. Tâm sẽ nói gì với em?
c. Cường nhìn thấy bạn Hà lấy vở mới ra dùng trong khi vở đang dùng vẫn còn nhiều giây trắng. Cường sẽ nói gì với Hà?
Trả lời:
a. Bằng rủ Tuấn xé sách vở lấy giấy gấp đồ chơi. Tuấn sẽ khuyên Bằng không nên làm như vậy, thay vào đó Bằng và Tuấn có thể dùng giấy bão cũ đã đọc để gấp đồ chơi.
b. Em của Tâm đòi mẹ mua cho đồ chơi mới trong khi đã có quá nhiều đồ chơi. Tâm sẽ nói với em không nên đòi mẹ mua đồ chơi mới vì mình nên dùng hết các đồ chơi đó cho cũ hoặc hỏng rồi hãy mua đồ chơi mới vì mua nhiều đồ chơi em không dùng đến sẽ gây lãng phí không tốt.
c. Cường nhìn thấy bạn Hà lấy vở mới ra dùng trong khi vở đang dùng vẫn còn nhiều giây trắng. Cường nên khuyên Hà dùng hết cuốn vở cũ, không nên lãng phí. Hoặc Hà có thể lấy chỗ giấy còn lại vào nhiều việc khác như: giấy kiểm tra, giấy nháp.
Câu 6: Hãy sưu tầm và kể cho các bạn trong nhóm nghe về một người biết tiết kiệm tiền của
Trả lời:
Một lần, Hoa chơi ở nhà bạn Ngọc thấy bạn có con búp bê rất đẹp. Thấy vậy, Hoa về nhà đòi mẹ mua cho mình một con như vậy. Mẹ bạn ấy bảo lúc khác sẽ mua vì dịp sinh nhật vừa rồi Hoa đã được mọi người tặng rất nhiều đồ chơi và quần áo. Hoa vẫn không chịu và bỏ lên phòng không sèm ăn uống. Thấy vậy, Tuấn - anh trai của Hoa lên phòng và khuyên bảo Hoa nhẹ nhàng. Tuấn khuyên Hoa nên chơi hết số đồ chơi của mình, đợi lúc nào đồ chơi cũ hoặc hỏng thì mẹ sẽ mua cho đồ chơi mới. Vì bây giờ, em quá nhiều đồ chơi như vậy sẽ chơi không hết rất lãng phí, không tốt. Và như vậy không phải là một em bé ngoan. Nghe anh trai nói vậy, Hoa chợt thấy mình sai và chạy liền xuống nhà xin lỗi mẹ và hứa lần sau sẽ không như vậy nữa.
Câu 7. Em đã biết tiết kiệm tiền của chưa? Em dự định sẽ tiết kiệm sách vở, đồ dùng, đồ chơi như thế nào? Hãy trao đổi về dự định của em với các bạn trong nhóm.
Trả lời:
- Em đã biết tiết kiệm tiền của. Em dành một phần tiền ăn sáng và chi tiêu mẹ cho để bỏ vào lợn tiết kiệm, không mua hàng nhiều.
- Em dự định tiết kiệm sách vở, đồ dùng, đồ chơi bằng cách sử dụng lại bộ sgk giáo khoa cũ, bộ đồ dùng học tập cũ...
- Không mua nhiều đồ chơi, không ăn hàng quán la cà ngoài đường...
Từ khóa » đạo đức Lớp 4 Trang 7 Bài 4
-
Bài 4 Trang 7 Đạo Đức 4 | Hay Nhất Giải Bài Tập Đạo Đức 4 Tại VietJack
-
Bài 4 Trang 7 Đạo Đức 4
-
Bài 4 Trang 7 Đạo Đức Lớp 4 - Haylamdo
-
Giải Bài 3 Trang 7 SGK Đạo đức 4
-
Bài 4 Trang 7 SGK Đạo đức 3
-
Giải Bài Tập SGK Đạo đức 4 Bài 4: Tiết Kiệm Tiền Của
-
Giải Bài Tập SGK Đạo đức 4 Bài 2: Vượt Khó Trong Học Tập
-
Bài 4 Trang 7 SGK Toán Lớp 4 - Toploigiai
-
Đạo đức Lớp 4 Trang 7
-
Giải Bài 4: Tiết Kiệm Tiền Của - Đạo đức 4, Trang 11 - Tech12h
-
Bài 4 Trang 29 SGK Đạo đức 4 - SoanVan.NET
-
Sách đạo đức Lớp 4 Trang 7 | Tìm-kiế
-
Trả Lời Gợi ý Bài 4 Trang 13 GDCD Lớp 7: Bài 4: Đạo đức Và Kỷ Luật
-
[Sách Giải] Bài 2: Vượt Khó Trong Học Tập