Giải Bài Tập GDCD 7 Bài 2: Trung Thực

Giải Bài Tập

Giải Bài Tập, Sách Giải, Giải Toán, Vật Lý, Hóa Học, Sinh Học, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Lịch Sử, Địa Lý

  • Home
  • Lớp 1,2,3
    • Lớp 1
    • Giải Toán Lớp 1
    • Tiếng Việt Lớp 1
    • Lớp 2
    • Giải Toán Lớp 2
    • Tiếng Việt Lớp 2
    • Văn Mẫu Lớp 2
    • Lớp 3
    • Giải Toán Lớp 3
    • Tiếng Việt Lớp 3
    • Văn Mẫu Lớp 3
    • Giải Tiếng Anh Lớp 3
  • Lớp 4
    • Giải Toán Lớp 4
    • Tiếng Việt Lớp 4
    • Văn Mẫu Lớp 4
    • Giải Tiếng Anh Lớp 4
  • Lớp 5
    • Giải Toán Lớp 5
    • Tiếng Việt Lớp 5
    • Văn Mẫu Lớp 5
    • Giải Tiếng Anh Lớp 5
  • Lớp 6
    • Soạn Văn 6
    • Giải Toán Lớp 6
    • Giải Vật Lý 6
    • Giải Sinh Học 6
    • Giải Tiếng Anh Lớp 6
    • Giải Lịch Sử 6
    • Giải Địa Lý Lớp 6
    • Giải GDCD Lớp 6
  • Lớp 7
    • Soạn Văn 7
    • Giải Bài Tập Toán Lớp 7
    • Giải Vật Lý 7
    • Giải Sinh Học 7
    • Giải Tiếng Anh Lớp 7
    • Giải Lịch Sử 7
    • Giải Địa Lý Lớp 7
    • Giải GDCD Lớp 7
  • Lớp 8
    • Soạn Văn 8
    • Giải Bài Tập Toán 8
    • Giải Vật Lý 8
    • Giải Bài Tập Hóa 8
    • Giải Sinh Học 8
    • Giải Tiếng Anh Lớp 8
    • Giải Lịch Sử 8
    • Giải Địa Lý Lớp 8
  • Lớp 9
    • Soạn Văn 9
    • Giải Bài Tập Toán 9
    • Giải Vật Lý 9
    • Giải Bài Tập Hóa 9
    • Giải Sinh Học 9
    • Giải Tiếng Anh Lớp 9
    • Giải Lịch Sử 9
    • Giải Địa Lý Lớp 9
  • Lớp 10
    • Soạn Văn 10
    • Giải Bài Tập Toán 10
    • Giải Vật Lý 10
    • Giải Bài Tập Hóa 10
    • Giải Sinh Học 10
    • Giải Tiếng Anh Lớp 10
    • Giải Lịch Sử 10
    • Giải Địa Lý Lớp 10
  • Lớp 11
    • Soạn Văn 11
    • Giải Bài Tập Toán 11
    • Giải Vật Lý 11
    • Giải Bài Tập Hóa 11
    • Giải Sinh Học 11
    • Giải Tiếng Anh Lớp 11
    • Giải Lịch Sử 11
    • Giải Địa Lý Lớp 11
  • Lớp 12
    • Soạn Văn 12
    • Giải Bài Tập Toán 12
    • Giải Vật Lý 12
    • Giải Bài Tập Hóa 12
    • Giải Sinh Học 12
    • Giải Tiếng Anh Lớp 12
    • Giải Lịch Sử 12
    • Giải Địa Lý Lớp 12
Trang ChủLớp 7Giải GDCD Lớp 7Giải Bài Tập GDCD 7Bài 2: Trung thực Giải Bài Tập GDCD 7 Bài 2: Trung thực
  • Bài 2: Trung thực trang 1
  • Bài 2: Trung thực trang 2
  • Bài 2: Trung thực trang 3
  • Bài 2: Trung thực trang 4
  • Bài 2: Trung thực trang 5
Bài 2 TRUNG THỰC Truyện đọc Sự công minh, chính trực của một nhân tài. * Tìm hiểu nội dung truyện đọc Câu hỏi: Bra-man-to' đã đốì xử với Mi-ken-lăng-gio' như thế nào? Hướng dẫn trả lời: Không ưa thích, kình địch, chơi xấu làm hại đến sự nghiệp của Mi-ken-lăng-giơ. Câu hỏi: Vì sao Bra-man-tơ có thái độ như vậy? Hướng dẫn trả lời: Bra-man-tơ vì ngại danh tiếng của Mi-ken-lăng-giơ lẫy lừng, lấn át mình. Câu hỏi: Trước những việc làm của Bra-man-tơ, Mi-ken-lăng-giơ có thái độ như thế nào? Hướng dẫn trả lời: Mi-ken-lăng-giơ vô cùng tức giận vì Bra-man-tơ luôn chơi xấu, kình địch làm giảm danh tiếng vă làm hại không ít đến sự nghiệp của ông. Nhưng Mi-ken-lăng-giơ vẫn công khai đánh giá rất cao Bra- man-tơ và khẳng định: “Với tư cách là nhà kiến trúc, Bra-man- tơ thực sự vĩ đại, không một ai thời cổ có thể sánh bằng”. Câu hỏi: Vì sao Mi-ken-lăng-giơ lại xử sự như vậy? Hướng dẫn trả lời: Vì ông là người sống thẳng thắn, luôn tôn trọng và nói lên sự thật, không để tình cảm cá nhân chi phối làm mất tính khách quạn khi đánh giá sự việc. Câu hỏi: Mi-ken-lăng-giơ là người có đức tính gì? Hướng dẫn trả lời: Điều đó chứng tỏ Mi-ken-lăng-giơ là người có đức tính trung thực, trọng chân lí và công minh chính trực. Nội dung bài học Câu hỏi: Trong học tập, những biểu hiện như thế nào là tính trung thực? Hướng dẫn trả lời: Trong học tập, ngay thẳng không gian dối với thầy cô giáo, với bạn bè, không quay cóp, sử dụng tài liệu khi làm bài, không chép bài của bạn... là tính trung thực. Câu hỏi: Những biểu hiện tính trung thực trong quan hệ với mọi người. Hướng dẫn trả lời: Không nói xấu hay tranh công đổ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận khuyết điểm khi mình có lỗi... Tính trung thực biểu hiện trong hành động, biết bảo vệ lẽ phải, bảo vệ chân lí, đấu tranh và phê phán những việc làm sai trái. Câu hỏi: Tính trung thực được biểu hiện ở những khía cạnh nào trong cuộc sống? Hướng dẫn trả lời: Trung thực biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống: qua thái độ, qua hành động, qua lời nói của con người, không chỉ trung thực với mọi người mà cần trung thực với bản thân mình. Câu hỏi: Vậy, trung thực là gì? Hướng dẫn trả lời: Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải, tôn trọng chân lí. Câu hỏi: Bản chất của tính trung thực? Hướng dẫn trả lời: Sống ngay thẳng, thật thà, đối xử với mọi người nhân hậu, không lừa dối và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Câu hỏi: Ý nghĩa của trung thực? Hướng dẫn trả lời: Trung thực là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi cọn người, sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng. Mọi người đều cần phải sống trung thực, vì nhờ đó mà chân lí mới được bảo vệ, cái xấu bị đẩy lùi xã hội sẽ bình yên và phát triển. Câu hỏi: Vì sao lại nói rằng, trung thực không có nghĩa là biết gì, nghĩ gì cũng nói ra bất cứ lúc nào hay bất cứ ở đầu? Hướng dẫn trả lời: Người trung thực cũng phải biết hành động tế nhị, khôn khéo mà vẫn bảo vệ được sự thật. Có những trường hợp có thể che giấu sự thật nhưng không phải biểu hiện của hành vi thiếu trung thực, vì điều đó không dẫn đến hậu quả xấu mà ngược lại đem đến những điều tốt đẹp hơn cho xã hội và mọi người xung quanh. Câu hỏi: Em hãy cho ví dụ về vấn đề trên? Hướng dẫn trả lời: Khi bị kẻ thù bắt, tra tấn dã man, người chiến sĩ cách mạng không bao giờ khai sự thật, dũng cảm chịu đựng tra tấn, tù đày để bảo vệ cách mạng. Khi người bệnh bị mắc bệnh hiểm nghèo, trong một số trường hợp, bác sĩ không thể nói hết sự thật cho họ. Điều đó biểu hiện lòng nhân đạo, tính nhân ái giữa con người với nhau. Khi người vợ đau yếu, nhưng sợ chồng và các con lo lắng nên vẫn bảo mình không việc gì và cố gắng đi làm, điều đó thể hiện sự chịu đựng hi sinh, tình yêu thương của người vợ dành cho chồng, người mẹ dành cho con. Câu hỏi: Những biểu hiện nào là hành vi trái với tính trung thực? Hướng dẫn trả lời: Những hành vi trái với tính trung thực thường gây ra những hậu quả xấu trong đời sống xã hội ví dụ: tham ô, tham nhũng, lừa đảo, cơ hội... Câu hỏi: Em hiểu gì về câu tục ngữ “Cây ngay không sợ chết đứng”? Hướng dẫn trả lời: Câu tục ngữ muốn nói: nếu chúng ta sống ngay thẳng, thật thà, không gian dối, hết sức trung thực thì những việc chúng ta làm dù có lúc người khác chưa hiểu nhưng rồi qua thời gian kiểm chứng người ta sẽ hiểu ra. Câu hỏi: Em hiểu gì về câu danh ngôn “Phải thành thật với mình, có thế mới không dối trá với người khác? Hướng dẫn trả lời: Câu danh ngôn muốn nói người có tính trung thực trước hết phải trung thực với bản thân mình, không làm điều gì phải hổ thẹn với lương tâm, làm cho lương tâm phải cắn rứt, hối hận, thì người đó không thể dối trá với người khác. Bài tập Bài tập 1: Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện tính trung thực? giải thích vì sao? Làm hộ bài cho người khác. Quay cóp trong giờ kiểm tra. Nhận lỗi thay cho bạn. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm. Dũng cảm nhận lỗi của mình. Nhặt được của rơi, đềm trả lại cho người mất. Bao che thiếu sót của người đã giúp đỡ mình. Hướng dẫn trả lời: Hành vi thể hiện tính trung thực (4) (5) (6). Bởi vì: + Hành vi (4) không bao che khuyết điểm của bạn, mà góp ý phê bình thẳng thắn với tinh thần xây dựng mong bạn nhận ra khuyết điểm để tiến bộ. + Hành vì (5) khi mình có khuyết điểm: ngay thẳng thật thà, dũng cảm nhận lỗi để sửa chữa những lỗi lầm trở thành người tốt. + Hành vi (6) biểu hiện của sự thật thà, không gian dối, không tham lam của người khác. Bài tập 2: Bác sĩ giấu không cho người bệnh biết sự thật về căn bệnh hiểm nghèo của họ. Em có suy nghĩ gì về việc làm đó của người thầy thuốc? Hướng dẫn trả lời: Việc làm của bác sĩ xuất phát từ lòng nhân đạo, lòng mong muốn bệnh nhân sông lạc quan để có nghị lực và hi vọng chiến thắng bệnh tật. Bài tập 3: Hãy kể lại những việc làm thể hiện tính trung thực hoặc thiếu trung thực mà em thấy trong cuộc sống hàng ngày? Hướng dẫn trả lời:. Những việc làm thể hiện tính trung thực: + Khi làm bài kiểm tra không quay cóp, sử dụng tài liệu. + Không nhắc bài cho bạn khi bạn không thuộc bài. + Chấp hành tốt quy định đội mũ bảo hiểm đối với mọi người khi đi mô tô, xe gắn máy. Những hành vi thể hiện tính không trung thực: + Được của rơi không trả lại cho người mất. + Đội mũ bảo hiểm có tính chất đối phó khi có công an. + Quay cóp, sử dụng tài liệu khi làm bài kiểm tra, bài thi. Bài tập 4: Đối với học sinh, để rèn luyện tính trung thực theo em cần phải làm gì? Hưởng dẫn trả lời: Trong học tập: ngay thẳng không gian dối, không dấu dốt. Đối với cha mẹ, thầy cô giáo, phải thật thà ngay thẳng. Kiên quyết đấu tranh khi bạn mắc khuyết điểm. Bài tập 5: Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về tính trung thực: Tục ngữ: + Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng + Đường đi hay tối, nói dối hay cùng Ca dao: Nhà nghèo yêu kẻ thật thà Nhà quan yêu kẻ vào ra nịnh thần.

Các bài học tiếp theo

  • Bài 3: Tự trọng
  • Bài 4: Đạo đức và kỉ luật
  • Bài 5: Yêu thương con người
  • Bài 6: Tôn sư trọng đạo
  • Bài 7: Đoàn kết, tương trợ
  • Bài 8: Khoan dung
  • Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa
  • Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
  • Bài 11: Tự tin
  • Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch

Các bài học trước

  • Bài 1: Sống giản dị

Tham Khảo Thêm

  • Giải Bài Tập GDCD 7(Đang xem)
  • Sách Giáo Khoa - GDCD 7

Giải Bài Tập GDCD 7

  • Bài 1: Sống giản dị
  • Bài 2: Trung thực(Đang xem)
  • Bài 3: Tự trọng
  • Bài 4: Đạo đức và kỉ luật
  • Bài 5: Yêu thương con người
  • Bài 6: Tôn sư trọng đạo
  • Bài 7: Đoàn kết, tương trợ
  • Bài 8: Khoan dung
  • Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa
  • Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
  • Bài 11: Tự tin
  • Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch
  • Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam
  • Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
  • Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa
  • Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo
  • Bài 17: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Bài 18: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn)

Từ khóa » Ví Dụ Về Trái Với Trung Thực