Giải Bài Tập Hóa 12 Bài 27: Nhôm Và Hợp Chất Của Nhôm
Có thể bạn quan tâm
Giải bài tập Hóa 12 Bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm
- A. Tóm tắt Lý thuyết Hóa 12 bài 27
- I. Tính chất vật lí của nhôm
- II. Nhận biết nhôm
- III. Tính chất hóa học của nhôm
- B. Giải Hóa 12 Bài 27 Nhôm và hợp chất của nhôm
- Bài 1 trang 128 SGK Hóa 12
- Bài 2 trang 128 SGK Hóa 12
- Bài 3 trang 128 SGK Hóa 12
- Bài 4 trang 129 SGK Hóa 12
- Bài 5 trang 129 SGK Hóa 12
- Bài 6 trang 129 SGK Hóa 12
- Bài 7 trang 129 SGK Hóa 12
- Bài 8 trang 129 SGK Hóa 12
VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc bộ tài liệu Giải bài tập Hóa 12 bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm, bộ tài liệu gồm 8 bài tập trang 128, 129 SGK kèm theo lời giải chi tiết sẽ giúp các bạn học sinh học tốt hơn môn Hóa học 12. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.
A. Tóm tắt Lý thuyết Hóa 12 bài 27
I. Tính chất vật lí của nhôm
- Nhôm là kim loại nhẹ (khối lượng riêng 2,7g/cm3).
- Màu trắng bạc, nóng chảy ở nhiệt độ không cao lắm (660oC).
- Nhôm mềm, dễ kéo sợi và dễ dát mỏng.
- Nhôm dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
II. Nhận biết nhôm
Cho Al phản ứng với dung dịch NaOH (hoặc KOH). Hiện tượng quan sát được: Nhôm tan dần, sinh ra khí không màu.
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
III. Tính chất hóa học của nhôm
- Tác dụng với oxi và một số phi kim.
4Al + 3O2 → 2Al2O3
Ở điều kiện thường, nhôm phản ứng với oxi tạo thành lớp Al2O3 mỏng bền vững, lớp oxit này bảo vệ đồ vật bằng nhôm, không cho nhôm tác dụng oxi trong không khí, nước.
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
- Tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng,..)
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Chú ý: Nhôm không tác dụng với H2SO4, HNO3 đặc, nguội
- Tác dụng với axit có tính oxi hóa mạnh như HNO3 hoặc H2SO4 đậm đặc
Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O
Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
- Tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn.
AI + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag
2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe
- Tính chất hóa học riêng của nhôm.
Do lớp oxit nhôm bị hòa tan trong kiềm nên nhôm phản ứng với dung dịch kiềm.
2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2↑
- Phản ứng nhiệt nhôm
Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng hóa học toả nhiệt trong đó nhôm là chất khử ở nhiệt độ cao.
Ví dụ nổi bật nhất là phản ứng nhiệt nhôm giữa oxit sắt III và nhôm:
Fe2O3 + 2Al → 2Fe + Al2O3
Một số phản ứng khác như:
3CuO+ 2Al → Al2O3 + 3Cu
8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe
Cr2O3 + 2Al→ Al2O3 + 2Cr
B. Giải Hóa 12 Bài 27 Nhôm và hợp chất của nhôm
Bài 1 trang 128 SGK Hóa 12
Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện dãy chuyển đổi sau:
a) Al \(\overset{(1)}{\rightarrow}\) AlCl3 \(\overset{(2)}{\rightarrow}\) Al(OH)3 \(\overset{(3)}{\rightarrow}\) NaAlO2 \(\overset{(4)}{\rightarrow}\) Al(OH)3 \(\overset{(5)}{\rightarrow}\) Al2O3 \(\overset{(6)}{\rightarrow}\) Al
b) Fe \(\overset{(1)}{\rightarrow}\) FeSO4 \(\overset{(2)}{\rightarrow}\) Fe(OH)2 \(\overset{(3)}{\rightarrow}\) FeCl2
c) FeCl3 \(\overset{(1)}{\rightarrow}\) Fe(OH)3 \(\overset{(2)}{\rightarrow}\) Fe2O3 \(\overset{(3)}{\rightarrow}\) Fe \(\overset{(4)}{\rightarrow}\) Fe3O4
Hướng dẫn giải bài tập
(1) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
(2) AlCl3 + 3H2 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl
(3) Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
(4) NaAlO2 + CO2 + 2H2O → NaHCO3 + Al(OH)3
(5) 2Al(OH)3 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Al2O3 + 3H2O
(6) 2Al2O3 \(\overset{đpnc}{\rightarrow}\) 4Al + 3O2
Bài 2 trang 128 SGK Hóa 12
Có hai lọ không ghi nhãn đựng dung dịch AlCl3 và dung dịch NaOH. Không dùng thêm chất nào khác, làm thế nào để nhận biết mỗi chất?
Hướng dẫn giải bài tập
Cho hai lọ lần lượt tác dụng với nhau :
Cho lọ 1 và lọ 2 nếu xuất hiện kết tủa mà kết tủa tan ngay thì lọ 1 là AlCl3 và lọ 2 là NaOH
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Nếu cho lọ 1 và lọ 2 mà có kết tủa sau một thời gian kết tủa mới tan thì lọ 1 là NaOH và lọ 2 là AlCl3
Bài 3 trang 128 SGK Hóa 12
Phát biểu nào dưới đây là đúng
A. Nhôm là một kim loại lưỡng tính.
B. Al(OH)3 là một bazo lưỡng tính.
C. Al2O3 là oxit lưỡng tính.
D. Al(OH)3 là một hydroxit lưỡng tính.
Hướng dẫn giải bài tập
Đáp án D.
Bài 4 trang 129 SGK Hóa 12
Trong những chất sau, chất nào không có tính chất lưỡng tính?
A. Al(OH)3.
B. Al2O3.
C. ZnSO4.
D. NaHCO3.
Hướng dẫn giải bài tập
Đáp án C.
Bài 5 trang 129 SGK Hóa 12
Cho một lượng hỗn hợp Mg – Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít H2. Mặt khác, cho lượng hỗn hợp như trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 6,72 lít H2. Các thể tích khí đều đo ở đktc.
Tính khối lượng của mỗi kim loại có trong lượng hỗn hợp đã dùng.
Hướng dẫn giải bài tập
Gọi x, y (mol) lần lượt là số mol Mg, Al trong hỗn hợp.
Phương trình phản ứng:
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 (1)
x mol x mol
2Al + 6HCl → AlCl3 + 3H2 (2)
y mol 3y/2 mol
2Al + 2NaOH + 6H2O → NaAlO2 + 3H2 (3)
y mol 3y/2 mol
Số mol H2
nH2 (1,2) = 8,96/22,4 = 0,4 (mol)
nH2 (3) = 6,72/22,4 = 0,3 mol
Theo đầu bài ta có hệ phương trình:
x + 3/2y = 0,4 => x = 0,1, y = 0,2
3/2y = 0,3
mMg = 24.0,1 = 2,4 (g)
mAl = 27.0,2 = 5,4 (g)
Bài 6 trang 129 SGK Hóa 12
Cho 100 ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH. Kết tủa tạo thành được làm khô và nung đến khối lượng không đổi cân nặng 2,55 g. Tính nồng độ dung dịch NaOH ban đầu.
Hướng dẫn giả bài tập
Ta có nAlCl3 = 0,1.1 = 0,1 (mol); nAl2O3 = 2,55 / 102 = 0,025 (mol)
Khi cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NaOH. Các phản ứng có thể xảy ra:
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl (1)
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O (2)
TH1: NaOH thiếu => chỉ xảy ra phản ứng (1)
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl
2Al(OH)3 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Al2O3 + 3H2O
0,05 0,025
=> CM (NaOH) = 0,15 / 0,2 = 0,75 (M).
TH2: NaOH dư một phần, xảy ra cả hai phản ứng (1) và (2)
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl
0,1 0,3 0,1
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
0,05 0,05
2Al(OH)3 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Al2O3 + 3H2O
0,05 0,025
=> nNaOH = 0,3 + 0,05 = 0,35 (mol); CM (NaOH) = 0,35 / 0,2 = 1,75 (M).
Bài 7 trang 129 SGK Hóa 12
Có 4 mẫu bột kim loại là Na, Al, Ca, Fe. Chỉ dùng nước làm thuốc thử, thì số kim loại có thể phân biệt được là bao nhiêu?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hướng dẫn giải bài tập
Đáp án D.
Trích mẫu thử rồi đổ nước vào từng mẫu thử
Kim loại nào phản ứng mạnh với nước, tạo dung dịch trong suốt là Na
Kim loại nào phản ứng mạnh với nước, tạo dung dịch trắng đục là Ca vì Ca(OH)2 ít tan, kết tủa trắng
Cho dung dịch NaOH đến dư vào 2 mẫu thử còn lại, mẫu thử nào tác dụng tạo kết tủa rồi kết tủa tan, có giải phóng khí là Al.
Chất còn lại không phản ứng là Fe
Phương trình hóa học:
NaOH + Al + H2O → NaAlO2 + 3/2H2
Bài 8 trang 129 SGK Hóa 12
Điện phân Al2O3 nóng chảy với dòng điện cường độ 9,65 A trong thời gian 3000 giây, thu được 2,16 g Al. Hiệu suất của phản ứng là bao nhiêu?
A. 60%
B. 70%
C. 80%
D. 90%
Hướng dẫn giải bài tập
Đáp án C.
Theo đinh luật Faraday khối lượng nhôm thu được là:
mAl = AIt/ 96500 n = 27 x 9,65 x 3000/96500 x 3 = 2,7(g)
Hiệu suất là H = 2,16 / 2,7 x 100% = 80%.
------------------------------------
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập Hóa 12 bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Hóa học lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
>> Mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu:
- Giải bài tập Hóa học 12 bài 23: Luyện tập Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại
- Giải bài tập Hóa học 12 bài 24: Thực hành Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại
- Giải bài tập Hóa học 12 bài 25: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
- Giải bài tập Hóa học 12 bài 26: Kim loại kiềm thổ
- Giải bài tập Hóa học 12 bài 28: Luyện tập Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng
- Giải bài tập Hóa học 12 bài 29: Luyện tập Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm
- Giải bài tập Hóa học 12 bài 30: Thực hành Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng
- Giải bài tập Hóa học 12 bài 31: Sắt
Từ khóa » Bài Tập Hóa 12 Nhôm
-
Giải Hóa 12 Bài 27: Nhôm Và Hợp Chất Của Nhôm
-
Bài 27. Nhôm Và Hợp Chất Của Nhôm
-
Giải Bài Tập Hóa Học 12 - Bài 27: Nhôm Và Hợp Chất Của Nhôm
-
Giải Bài Tập Hóa 12 Bài 27: Nhôm Và Hợp Chất Của Nhôm
-
Giải Hoá 12 Bài 27: Nhôm Và Hợp Chất Của Nhôm SGK Trang 128, 129
-
GIẢI BÀI TẬP HÓA 12 SÁCH GIÁO KHOA CHƯƠNG VI - BÀI 27
-
Giải Bài 27 Hóa Học 12: Nhôm Và Hợp Chất Của Nhôm - Tech12h
-
Hoá Học 12 Bài 27: Nhôm Và Hợp Chất Của Nhôm - HOC247
-
Bài 1,2,3, 4,5,6 ,7,8 Trang 128,129 Hóa 12: Nhôm Và Hợp Chất Của ...
-
Bài Tập Luyện Tập Tính Chất Hóa Học Của Nhôm Al Và Hợp Chất Của ...
-
Giải Bài Tập Hóa 12 Bài 29 Trang 134
-
Giải Hóa 12 Bài 27: Nhôm Và Hợp Chất Của Nhôm - .vn
-
Hóa 12 Bài 29: Luyện Tập: Tính Chất Của Nhôm Và Hợp Chất Của Nhôm
-
Lý Thuyết Hóa 12: Bài 27. Nhôm Và Hợp Chất Của Nhôm - TopLoigiai