Giải Bài Tập Hóa 9 Bài 8: Một Số Bazơ Quan Trọng SGK Trang 27, 30
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 8
- Giải bài tập Hóa học 9 Bài 8: Phần I Natri hiđroxit
- Giải bài tập Hóa học 9 Bài 8: Phần II Canxi hiđroxit
- Lý thuyết trọng tâm Hóa 9 Bài 8: Một số Bazơ quan trọng
Sau bài học các em sẽ được nghiên cứu về tính chất vật lý, tính chất hóa học và các kiến thức liên quan đến một số loại bazơ quan trọng như Natri hidroxit (NaOH) và Canxi hidroxit (Ba(OH)2). Từ đó vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập ứng dụng và chứng minh các hiện tượng thực tiễn trong cuộc sống có liên quan.
Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 8
Giải bài tập Hóa học 9 Bài 8: Phần I Natri hiđroxit
Bài 1 (trang 27 SGK Hóa học 9):
Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một chất rắn sau: NaOH, Ba(OH)2, NaCl. Hãy trình bày cách nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học nếu có.
Lời giải:
Lấy mẫu thử từng chất và đánh số thứ tự. Hòa tan các mẫu thử vào H2O rồi thử các dung dịch:
- Dùng quỳ tím cho vào từng mẫu thử
+ Mẫu nào làm quỳ tím hóa xanh đó là NaOH và Ba(OH)2.
+ Còn lại là NaCl không có hiện tượng.
- Cho H2SO4 vào các mẫu thử NaOH và Ba(OH)2
+ Mẫu nào có kết tủa trắng đó là sản phẩm của Ba(OH)2
PTHH: Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4↓ trắng + 2H2O
+ Còn lại là NaOH.
Bài 2 (trang 27 SGK Hóa học 9):
Có những chất sau: Zn, Zn(OH)2, NaOH, Fe(OH)3, CuSO4, NaCl, HCl. Hãy chọn những chất thích hợp điền vào sơ đồ phản ứng sau và lập phương trình hóa học.
a) ... → Fe2O3 + H2O
b) H2SO4 + ... → Na2SO4 + H2
c) H2SO4 + ... → ZnSO4 + H2O
d) NaOH + ... → NaCl + H2O
e) ... + CO2 → Na2CO3 + H2O.
Lời giải:
a) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
b) H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
c) H2SO4 + Zn(OH)2 → ZnSO4 + 2H2O
d) NaOH + HCl → NaCl + H2O
e) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O.
Bài 3 (trang 27 SGK Hóa học 9):
Dẫn từ từ 1,568 lít khí CO2(đktc) vào một dung dịch có hòa tan 6,4g NaOH.
a) Chất nào đã lấy dư và dư là bao nhiêu (lít hoặc gam)?
b) Hãy xác định muối thu được sau phản ứng.
Lời giải:
a) Trước tiên ta phải xem muối nào được tạo thành (NaHCO3 hay Na2CO3).
nNaOH > 2nCO2 nên muối sau phản ứng là Na2CO3; CO2 phản ứng hết, NaOH dư.
Phương trình hóa học của phản ứng :
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
Theo pt nNaOH pư = 2.nCO2 = 2. 0,07 = 0,14 mol ⇒ nNaOH dư = 0,16 - 0,14 = 0,02 mol
Khối lượng chất dư sau phản ứng:
mNaOH = 0,02 . 40 = 0,8g.
b)Theo pt nNa2CO3 = nCO2 = 0,07 mol
⇒ m Na2CO3 = 0,07 x 106 = 7,42g.
(Lưu ý cách xác định sản phẩm muối tạo thành sau phản ứng:
Đặt tỉ lệ
Nếu T ≥ 2 ⇒ Chỉ tạo muối Na2CO3; Khi T = 2 phản ứng vừa đủ, T > 2 NaOH dư
Nếu T ≤ 1 ⇒ Chỉ tạo muối NaHCO3; Khi T = 2 phản ứng vừa đủ, T < 1 CO2 dư
Nếu 1 < T < 2 ⇒ Tạo cả 2 muối
Giải bài tập Hóa học 9 Bài 8: Phần II Canxi hiđroxit
Bài 1 (trang 30 SGK Hóa lớp 9):
Viết các phương trình hóa học thực hiện các chuyển đổi hóa học sau:
Lời giải:
Phương trình hóa học của các phản ứng:
(1) CaCO3 →(nhiệt độ) CaO + CO2
(2) CaO + H2O → Ca(OH)2
(3) Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
(4) CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
(5) Ca(OH)2 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + 2H2O
Bài 2 (trang 30 SGK Hóa lớp 9):
Có ba lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong ba chất rắn màu trắng sau: CaCO3, Ca(OH)2, CaO. Hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học.
Lời giải:
Lấy mỗi chất rắn 1 ít làm mẫu thử và đánh số thứ tự
- Cho ba chất rắn vào nước:
+ Chất nào không tan trong nước đó là CaCO3.
+ Chất nào phản ứng với nước làm nóng ống nghiệm là CaO
PTHH: CaO + H2O → Ca(OH)2
+ Chất chỉ tan 1 phần tạo chất lỏng màu trắng và có 1 phần kết tủa lắng dưới đáy là Ca(OH)2
Bài 3 (trang 30 SGK Hóa lớp 9):
Hãy viết các phương trình hóa học khi cho dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo ra:
a) Muối natri hiđrosunfat.
b) Muối natri sunfat.
Lời giải:
a) Muối natri hidrosunfat: NaHSO4
H2SO4 + NaOH → NaHSO4 + H2O
b) Muối natri sunfat: Na2SO4
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
Bài 4 (trang 30 SGK Hóa lớp 9):
Một dung dịch bão hòa khí CO2 trong nước có pH = 4. Hãy giải thích và viết phương trình hóa học của CO2 với nước.
Lời giải:
Dung dịch bão hòa CO2 trong nước tạo ra dung dịch axit cacbonic (H2CO3) là axit yếu, có pH = 4.
CO2 + H2O ⇌ H2CO3.
Lý thuyết trọng tâm Hóa 9 Bài 8: Một số Bazơ quan trọng
I. NATRI HIĐROXIT (công thức hóa học NaOH)
1. Tính chất vật lí
- Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt.
- Dung dịch NaOH có tính nhờn, làm bục vải giấy và ăn mòn da. Khi sử dụng NaOH phải hết sức cẩn thận!
2. Tính chất hóa học
Natri hiđroxit có đầy đủ tính chất của một bazơ tan (kiềm).
a. Làm đổi màu chất chỉ thị.
Dung dịch NaOH làm đổi màu quỳ tím thành xanh, đổi màu dung dịch phenolphatalein không màu thành màu đỏ.
b. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước (phản ứng trung hòa)
Ví dụ:
NaOH + HCl → NaCl + H2O
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
c. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước
Ví dụ:
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
Chú ý: Nếu oxit axit dư, sản phẩm thu được còn có muối axit do:
CO2 dư + Na2CO3 + H2O → 2NaHCO3
SO2 dư + Na2SO3 + H2O → 2NaHSO3
d. Tác dụng với dung dịch muối.
Dung dịch NaOH có thể tác dụng được với nhiều dung dịch muối.
Ví dụ:
2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
3. Ứng dụng
Natri hiđroxit có nhiều ứng dụng trong đời sống và trong công nghiệp. Nó được dùng trong:
- Sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, bột giặt.
- Sản xuất giấy, tơ nhân tạo, trong chế biến dầu mỏ.
- Sản xuất nhôm (làm sạch quặng nhôm trước khi sản xuất).
- Chế biến dầu mỏ và nhiều ngành công nghiệp hóa chất khác.
4. Sản xuất natri hiđroxit
Trong công nghiệp, NaOH được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hòa. Thùng điện phân có màng ngăn giữa cực âm và cực dương.
II. CANXI HIĐROXIT (công thức hóa học Ca(OH)2)
Dung dịch canxi hiđroxit có tên thông thường là nước vôi trong.
1. Tính chất hóa học Ca(OH)2
Dung dịch Ca(OH)2 có tính chất hóa học của một bazơ tan.
a) Làm đổi màu chất chỉ thị
Dung dịch Ca(OH)2 làm đổi màu quỳ tím thành xanh, đổi màu dung dịch phenolphatalein không màu thành màu đỏ.
b) Tác dụng với axit
Ca(OH)2 tác dụng với axit, sản phẩm là muối và nước (phản ứng trung hòa)
Ví dụ:
Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O
Ca(OH)2 + H2SO4 → CaSO4 + H2O
c) Tác dụng với oxit axit
Dung dịch Ca(OH)2 tác dụng với oxit axit sản phẩm là muối và nước
Ví dụ:
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O
Ca(OH)2 + SO2 → CaSO3 + H2O
Chú ý: Nếu oxit axit dư, sản phẩm thu được còn có muối axit do:
CO2 dư + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2
SO2 dư + CaSO3 + H2O → Ca(HSO3)2
Ngoài ra dung dịch canxi hiđroxit còn tác dụng được với nhiều dung dịch muối.
2. Ứng dụng
Canxi hiđroxit có nhiều ứng dụng. Nó được dùng để:
- Làm vật liệu trong xây dựng.
- Khử chua đất trồng trọt.
- Khử độc các chất thải công nghiệp, diệt trùng chất thải sinh hoạt và xác chết động vật…
III. Thang PH
Thang pH để biểu thị độ axit, độ bazơ của dung dịch:
- Nếu pH = 7: Dung dịch là trung tính.
Ví dụ: nước cất có pH = 7.
- Nếu pH < 7: Dung dịch có tính axit. pH càng nhỏ độ axit của dung dịch càng lớn.
- Nếu pH > 7: Dung dịch có tính bazơ, pH càng lớn độ bazơ của dung dịch càng lớn.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải bài tập Hóa 9 Bài 8: Một số bazơ quan trọng SGK trang 27, 30 file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!
Từ khóa » Bài Tập Hóa 9 Bài 8 Trang 30
-
Giải Bài 1 Trang 30 SGK Hóa 9
-
Bài Tập 1,2,3,4 Trang 30 Hóa Lớp 9: Một Số Bazơ Quan Trọng (tiếp)
-
Giải Hóa 9 Bài 8: Một Số Bazơ Quan Trọng (tiếp Theo)
-
Bài 8. Một Số Bazơ Quan Trọng
-
Một Số Bazơ Quan Trọng Giải Hoá Học Lớp 9 Trang 27, 30
-
Giải Bài 1, 2, 3, 4 Trang 30 Sách Giáo Khoa Hóa Học 9
-
Top 14 Hóa Học 9 Bài 8 Trang 30 2022
-
Giải Câu 1 Trang 30 – Bài 8 – SGK Môn Hóa Học Lớp 9 - Chữa Bài Tập
-
Hóa 9 Bài 8: Một Số Bazơ Quan Trọng - Haylamdo
-
Hóa Học 9 Bài 8 Trang 30 | Tuỳ-chọ
-
Một Số Bazơ Quan Trọng | Hay Nhất Giải Bài Tập Hóa Học 9 - Go Spring
-
Top 9 Giải Bài Tập Hóa 9 Bài 8 Canxi Hidroxit 2022 - Cùng Hỏi Đáp
-
Bài 2 Trang 30 SGK Hóa Học 9 - Tìm đáp án
-
Bài 1 Trang 30 SGK Hóa 9 - TopLoigiai