Giải Bài Tập Ngữ Văn Lớp 9 Bài Nói Với Con - Lib24.Vn

Lý thuyết Mục lục
  • Câu 1: trang 73 sgk Ngữ văn 9 tập 2
  • Câu 2: trang 73 sgk Ngữ văn 8 tập 2
  • Câu 3: trang 73 sgk Ngữ văn 9 tập 2
  • Câu 4: trang 74 sgk Ngữ văn 9 tập 2
  • Câu 5: trang 74 sgk Ngữ văn 9 tập 2
  • LUYỆN TẬP
  • Đề bài
* * * * *

Câu 1: trang 73 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Mượn lời nói với con, nhà thơ gợi về cội nguồn sinh dương mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mè, bền bỉ của quê hương mình. Bố cục của bài thơ đã thể hiện ý tưởng đó như thế nào?

Hướng dẫn giải

Mượn lời người cha nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người, bộc lộ niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Bài thơ được chia thành hai đoạn:

  • Đoạn 1 (từ đầu đến "Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời"): Con lớn lên trong tình yẽu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động của quê hương.
  • Đoạn 2 (phần còn lại): Lòng tự hào với sức sông mạnh mẽ, bền bĩ, với truyền thống tốt đẹp của quê hương và niềm mong ước con hày kế tục xứng đáng truyền thông ấy.

Với bố cục này, bài thơ đi từ tình cảm gia đình và mở rộng ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống

Câu 2: trang 73 sgk Ngữ văn 8 tập 2

Con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương. Hãy tìm và phân tích các câu thơ nói lên điều ấy.

Hướng dẫn giải

Ở bốn câu thơ đầu, bằng các hình ảnh thật cụ thể, Y Phương đã tạo được không khí gia đình đầm ấm, quân quýt, hạnh phúc:

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước cham tiếng cười

Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, mừng vui đón nhận. Đó là tình yêu thương, chở che, nâng đỡ mà cha mẹ dành cho con. Con còn được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Đó là cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của "người đồng mình", được nhà thơ gợi lên qua các hình ảnh đẹp: Đan lờ cùi nan hoa Vách nhà ken câu hát Các động từ “cài”,” ken” vừa miêu tả cụ thể, vừa nói lên được tình cảm gắn bó, quấn quýt của con người đối với quê hương. Rừng núi quê hương thơ mộng và nghĩa tình, đã che chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống:

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

Câu 3: trang 73 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Ngươi cha nói với con về những đức tính cao đẹp gì của người "đồng mình", từ đó nhắc nhở con trên đương đời cần phải như thế nào?

Hướng dẫn giải

Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình", dạy con dù cuộc sống có vất vả thì con hãy sống mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo:”Người đồng mình thương lắm con ơi/ Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chí lớn/ Sống như sông như suối/ Lên thác xuống ghềnh/ Không lo cực nhọc Từ đó, người cha mong muốn con phải có nghĩa tình chung thuỷ với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan, thử thách băng ý chí, bằng niềm tin của mình. "Người đồng mình" mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể "thô sơ da thịt" nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí và luôn mong ước xây dựng quê hương. Chính những con người như thế, bằng sự lao động cần cù, nhẫn nại hăng ngày, đã làm nên quê hương với truyền thông, với phong tục tập quán tốt đẹp của cha ông, thế hệ đi trước để phát triển quê hương đất nước ngày càng tốt đẹp hơn: “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương/ Còn quê hương thì làm phong tục”. Qua việc ca ngợi những đức tính cao đẹp của "người đồng mình", nhà thơ dặn dò con cần kế tục, phát huy một cách xứng đáng truyền thống của quê hương, biết tự hào với truyền thống quê hương. Hai ý này không tách rời nhau trong đoạn 2 của bài thơ nên lời dặn dò trở nên vừa lự nhiên, vừa thấm thìa.

Câu 4: trang 74 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Em cảm nhận như thế nào về người cha đối với người con trong bài thơ? Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho người con là gì?

Hướng dẫn giải

  • Có thể cảm nhận về tình cảm của người cha đối với con thật yêu thương trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Đứa con bé bỏng chính là điểm tựa tinh thần, là nơi cho người cha vin vào mà tin tưởng, mà khao khát. Tình yêu thương của cha khác với của mẹ. Nhưng dù thế nào, người đọc cũng nhận ra đằng sau từng câu chữ ấy là hình ảnh của một người cha hết mực yêu thương con với một niềm tin rất lớn, rằng con sẽ bay cao, bay xa.
  • Điều lớn lao nhất mà người cha truyền tới cho con chính là lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống tốt đẹp của quê hương và sự vững tin để con bước vào đời. Đó chính là hành trang mà cha đã chuẩn bị cho con ngay từ những ngày đầu con chập chững tập đi, ê a tập nói.

Câu 5: trang 74 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Nhận xét về cách diễn tả tinh cảm và suy nghĩ băng hình ảnh của nhà thơ. (Gơi ý: Người miền núi thường có cách nói giàu hình ảnh, cụ thể, mộc mạc mà có tính khái quát, giàu chất thơ. Chẳng hạn bốn dòng thơ đầu bài hay các câu: "Đan lờ cài nan hoa / Vách nhà ken câu hát", "Ngươi đồng mình lự đục đá kê cao quê hương",...).

Hướng dẫn giải

Điểm đặc sắc nhât của bài thơ có lẽ là cách diễn tả tình cảm và suy nghĩ bằng hình ảnh của nhà thơ. Bài thơ được diễn đạt bằng một giọng điệu thiết tha, trìu mến. Điều này có thể thây ngay ở các lời gọi mang ngữ điệu cảm thán: "Người đồng mình yêu lâm con ơi", "Người đồng mình thương lắm con ơi" và những lời tâm linh, dặn dò: "Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn", Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con", "Nghe con",... Bài thơ có nhiều hình ảnh cụ thể mà có sức khái quát cao, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ

LUYỆN TẬP

Đặt mình là nhân vật người con trong bài thơ “ Nói với con” của Y Phương, em hãy sọan một bài ngắn nói về cảm xúc,suy nghĩ của mình khi nghe lời cha nói với con.

Hướng dẫn giải

Cha kính yêu!

Cảm ơn cha vì tất cả. Nhận được thư cha gửi con càng hiểu ra rằng cha thương yêu con nhường nào. Tình yêu thương mà cha dành cho con tựa như lá của cây trong rừng, trong lành như con suối trong thung. Con lớn lên, khôn lớn trưởng thành như thế này là nhờ bàn nay nuôi nấng chăm sóc, quan tâm của cha mà thành. Cha dạy dỗ con những điều mà con người ta nên làm. Con sẽ sông như lời cha dặn, sẽ cố gắng cống hiến sức mình cho quê hương, cho đất nước mình ngày càng tươi đẹp. Cha luôn bên cạnh con trên suốt chặng đường mà con bước. Ngày thơ bé cha và mẹ bên con nhìn con những bước đi chập chững vào đời, rồi dần con trưởng thành cha bên cạnh dạy dỗ chỉ bảo con thành người. Dưới sự chỉ bảo của cha, con hiểu được rằng:” rừng cho hoa”,” con người cho những tấm lòng”. Con hiểu rằng bản thân mình phải sống như thế nào để cống hiến hết mình vì Tổ quốc, quê hương. Cho dù đường đời có chông gai thế nào, con phải " lên thác xuống gềnh" ra sao thì con vẫn sẽ luôn cố gắng làm mọi điều có thể, con sẽ không giục ngã trước thất bại. Cha, con nhất định sẽ làm được, con sẽ cố gắng hết để xây dựng quê hương, đất nước, báo ơn Tổ quốc.

Con yêu cha.

Đề bài

Lời nhắn nhủ của người cha tới con qua bài thơ Nói với con của tác giả Y Phương

Hướng dẫn giải

Xưa nay tình cảm gia đình vẫn luôn là tình cảm thiêng liêng nhất. Nó là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thơ nhà văn sáng tác ra những tác phẩm để đời của mình. Nếu “Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng khiến cho người đọc rơi nước mắt bởi tình cảm cha con bao năm xa cách mà đầy éo le trong chiến tranh. Hay bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên thể hiện tình yêu bao la của người mẹ dành cho con “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”. Thì đến Y Phương, cũng khai thác tiếp chủ đề gia đinh nhưng lại ở một khía cạnh khác, ông đã cho ra đời tác phẩm “Nói với con” đầy sâu sắc. mượn lời của người cha nói với con,kín đáo gửi vào đó những bài học đạo lí về lòng biết ơn cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, bộc lộ niềm tự hào, sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương mình.

Tình cảm gia đình là là thứ tình cảm đặc biệt ,thiêng liêng và bất diệt. Tình cảm gia đình từ xưa đến nay, vẫn luôn như dòng sữa ấm áp nuôi nấng ta khôn lớn trưởng thành. Y Phương - một nhà thơ dân tộc miền núi, tha thiết “Nói với con” về tình cảm cha con thắm thiết, hay rộng hơn cả đó chính là tình cảm đối với quê hương dân tộc, với bản làng. Cảm nhận đầu tiên trong lời cha nói là hình ảnh người con lớn dần lên trong tinh yêu thương đùm bọc của cha mẹ:

"Chân phải bước tới cha Chần trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười"

Câu thơ được diễn đạt tự nhiên tái hiện không khí gia đình rộn rã tiếng cười. Đó là tiếng cười của con trẻ bi bô tập nói, chập chững tập đi ; là niềm hạnh phúc rạng ngời của mẹ cha khi thấy con mình dần khôn lớn. Những bước chân đầu đời của con luôn có ba mẹ ở bên ủng hộ và dẫn lối. Và đó cũng là bước chân của con đang dần bước vào cuộc đời rộng lớn.

Nếu như ở những câu thơ đầu tiên, người con được sống trong vòng tay ấm áp, dìu dắt của mẹ cha thì đến những vần thơ tiếp theo, đứa con ấy còn được nuôi dưỡng bởi cái nôi lớn hơn: "cái nôi quê hương"

"Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken cảu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng"

Đó là một vùng quê núi rừng còn chưa phát triển, nhưng con người thì vô cùng đáng quý. Những người đồng mình thương lắm nhưng cũng lớn lao đầy khí phách trong cả nỗi buồn và chí hướng.

"Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn"

Nhưng có lẽ, điều in sâu đậm nhất trong lòng mỗi đứa con là những lời dặn dò, khuyên bảo của người cha. Đứa con trước cha, trước quê hương luôn mãi là một hình ảnh yêu thương, bé bỏng nhất và lúc nào cũng cần được chờ che, dạy dỗ. Bài học của cha luôn là động lực giúp con khôn lớn, cứng cỏi trước cuộc sống. Với lối nói mộc mạc, chất phác, người cha giúp con cảm nhận được không khí ấm áp, hạnh phúc, yêu thương, nồng đượm của gia đình, quê hương mà từ đó đứa con được sinh ra, nuôi dưỡng, trưởng thành.

"Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai bé nhỏ đâu con".

Qua những lời nói mộc mạc người cha đã dạy con bài học: sống phải có nghị lực. Ông xây dựng nên một loạt các hình ảnh gợi sự khó khăn, vất vả : “đá gập ghềnh”, “thung nghèo đói” nhưng dường như cuộc sống càng khó khăn bao nhiêu thì con người càng phải vươn lên không ngừng, đấu tranh vượt qua nó. Dù hoàn cảnh sống có thế nào thì con người luôn phải vượt lên hoàn cảnh để mà sống. "Nỗi buồn" sẽ làm cho con người ta biết sống chịu đựng, ý chí sẽ rèn luyện cho con người ta luôn nỗ lực vươn tới, đi lên. "Cha" không biết nói gìhơn, người không thể thay thế cuộc đời, bước đi của con, người chỉ biết khuyên con: "Dẫu làm sao?", dẫu trên đường đới thắng lợi hay thất bại, khó khăn, vất vả thì điều quan trọng là con phải biết chấp nhận và đừng bao giờ gục ngã. Khó khăn, thử thách là nơi để rèn luyện tâm tính. Phải "sống như sông như suối" dẫu gặp "thác, ghềnh" ngăn cản vẫn trôi chảy vượt qua, Nhưng điều quan trọng nhất mà người cha dạy con là không vong bản, không quaymặt lại với mảnh đất đã nuôi mình khôn lớn.

Người cha không chỉ đưa ra một lẽ sống mà ông còn chứng minh ý chí, nghị lực đã trở thành truyền thống của “người đồng mình”

"Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Ngựời đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục"

Cuộc đời không bao giờ yên ả như một mặt nước hồ thu nên con hãy ngẩng cao đầu dũng cảm vượt qua chông gai, thử thách của cuộc đời. “Người đồng mình” không chỉ giàu ý chí nghị lực mà còn giàu về đời sống tinh thần, tâm hồn phóng khoáng để xây dựng nên quê hương với những phẩm chất tốt đẹp.Người cha tự hào ca ngợi người đồng mình:

"Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con."

Qua lời nói của người cha ta thấy “người đồng mình” tuy mộc mạc nhưng giàu ý chí, niềm tin. Hình ảnh “thô sơ da thịt” cho ta thấy sự giản dị, mộc mạc của người đồng mình. Giọng thơ khẳng định “chẳng mấy ai nhỏ bé” thể hiện niềm tự hào của người cha về lẽ sống cao đẹp và tâm hồn phong phú của dân tộc. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề “nhỏ bé” về tâm hồn, về ý chí và mong ước xây dựng quê hương. Từ “nhỏ bé” ở đây được hiểu theo nghĩa bóng. Những người lao động miền núi cần cù, lam lũ đã từng bước khẳng định mình trong cuộc sống. Họ không tự hạ mình, không chịu khuất phục trước thiên nhiên, cuộc đời. “Người đồng mình” không ai chịu tự bó mình trong cuộc đời nhỏ nhoi, tầm thường mà ngược lại ai cũng có ước mơ, hoài bão sống cuộc đời rộng lớn, ai cũng có khát vọng vươn lên. Với lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương, người cha còn gửi đến con những lời nhắn nhủ tâm tình

"Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé đươc Nghe con."

Câu thơ là lời nhắc nhở đầy cảm động: đừng chối bỏ cội nguồn dân tộc, hãy khắc sâu tình cảm quê hương vào trong trái tim mình, luôn tôn trọng và phát triển truyền thống dân tộc. Đó là tấm lòng của cha dành cho con hay nói đúng hơn là quê hương của mỗi chúng ta. Ngôn ngữ thơ mộc mạc, hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa khái quát, đậm chất trữ tình đã thể hiện được niềm tin tưởng, hy vọng của người cha đối với bước đường tương lai của con. Người cha luôn muốn nhắc nhở con phải “Không bao giờ nhỏ bé được” chính là muốn con phải luôn tự khẳng định mình, phải có ý thức vươn lên trong cuộc sống. Lời nhắc nhở của người cha tạo nên một âm hưởng thiết tha làm rung động tâm hôn chúng ta. Tác giả đã giúp ta cảm nhận được tình cảm gia đình ấm cúng, tình cảm quê hương sâu đậm đối với mỗi người.Càng hiểu sâu sắc bài thơ, ta càng hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi. Từ đó gơi nhắc trong ta tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương, tình đoàn kết dân tộc và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

Qua bài thơ “Nói với con” cũng chính là những bài học mà người cha muốn dạy cho con ta có thể thấy trong cuộc sống, con người ta dù có lúc gặp phải những gian lao, trắc trở.nhưng chúng ta vẫn sẽ luôn nhận được những giá trị tinh thần vô cùng thiêng liêng và đáng quý từ gia đình, từ chính tình yêu vô bờ bến mà cha mẹ dành cho ta. Những giá trị, những kỉ niệm về tình cảm từ những người thân sẽ tạo nên sức mạnh nâng đỡ bước chân ta trong suốt cuộc đời dài.

Từ khóa » Bài Thơ Nói Với Con Sgk