Giải Bài Tập SBT Sinh Học 10 Trang 80 - Chuyển Hóa Vật Chất Và ...
Có thể bạn quan tâm
- Lớp 1
- Lớp 2
- Lớp 3
- Lớp 4
- Lớp 5
- Lớp 6
- Lớp 7
- Lớp 8
- Lớp 9
- Lớp 10
- Lớp 11
- Lớp 12
- Thi chuyển cấp
Mầm non
- Tranh tô màu
- Trường mầm non
- Tiền tiểu học
- Danh mục Trường Tiểu học
- Dạy con học ở nhà
- Giáo án Mầm non
- Sáng kiến kinh nghiệm
Học tập
- Giáo án - Bài giảng
- Luyện thi
- Văn bản - Biểu mẫu
- Viết thư UPU
- An toàn giao thông
- Dành cho Giáo Viên
- Hỏi đáp học tập
- Cao học - Sau Cao học
- Trung cấp - Học nghề
- Cao đẳng - Đại học
Hỏi bài
- Toán học
- Văn học
- Tiếng Anh
- Vật Lý
- Hóa học
- Sinh học
- Lịch Sử
- Địa Lý
- GDCD
- Tin học
Trắc nghiệm
- Trắc nghiệm IQ
- Trắc nghiệm EQ
- KPOP Quiz
- Đố vui
- Trạng Nguyên Toàn Tài
- Trạng Nguyên Tiếng Việt
- Thi Violympic
- Thi IOE Tiếng Anh
- Kiểm tra trình độ tiếng Anh
- Kiểm tra Ngữ pháp tiếng Anh
Tiếng Anh
- Luyện kỹ năng
- Giáo án điện tử
- Ngữ pháp tiếng Anh
- Màu sắc trong tiếng Anh
- Tiếng Anh khung châu Âu
- Tiếng Anh phổ thông
- Tiếng Anh thương mại
- Luyện thi IELTS
- Luyện thi TOEFL
- Luyện thi TOEIC
Khóa học trực tuyến
- Tiếng Anh cơ bản 1
- Tiếng Anh cơ bản 2
- Tiếng Anh trung cấp
- Tiếng Anh cao cấp
- Toán mầm non
- Toán song ngữ lớp 1
- Toán Nâng cao lớp 1
- Toán Nâng cao lớp 2
- Toán Nâng cao lớp 3
- Toán Nâng cao lớp 4
Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật - Bài tập có lời giải trang 80
VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 80, tài liệu kèm theo lời giải chi tiết sẽ giúp các bạn học sinh đạt kết quả cao hơn trong học tập. Mời các bạn học sinh và thầy cô cùng tham khảo.
Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 50
Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 147
Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 66
Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 156
Giải bài tập SBT Sinh học 10
Bài 1 trang 80 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Vi sinh vật là gì?
Hướng dẫn trả lời
Vi sinh vật là cơ thể sống có các đặc điểm sau:
- Có kích thước rất nhỏ, muốn quan sát rõ phải dùng kính hiển vi.
- Có thể là nhân sơ (vi khuẩn) hoặc nhân thực (nấm men, nấm mốc).
- Hấp thụ nhiều chuyển hoá nhanh (vượt xa các cơ thể khác).
- Sinh trưởng nhanh phát triển mạnh.
Bài 2 trang 80 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Vi sinh vật có những đặc điểm gì?
Hướng dẫn trả lời
Đặc điểm của vi sinh vật là:
- Hấp thụ nhiều,
- Chuyển hoá nhanh,
- Sinh trưởng mạnh,
- Phân bố rộng,
- Chủng loại nhiều.
Bài 3 trang 80 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Điều gì chứng tỏ vi sinh vật có khả năng hấp thụ nhiều?
Hướng dẫn trả lời
Vi sinh vật có kích thước rất nhỏ, đo bằng micrômet (µm). Kích thước càng nhỏ thì tỉ lệ diện tích bề mặt của vi sinh vật trên một đơn vị thể tích càng lớn. Vi sinh vật hấp thụ thức ăn qua màng sinh chất, nên diện tích càng lớn thì khả năng hấp thụ càng nhiều.
Bài 4 trang 81 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Thế nào là chuyển hoá nhanh?
Hướng dẫn trả lời
Mặc dù có kích thước nhỏ bé nhưng khả năng chuyển hoá của vi sinh vật rất nhanh.
Ví dụ, vi khuẩn Lactic (Lactobacillus) trong 1 giờ có thể phân giải được lượng đường Lactôzơ lớn hơn từ 1000 đến 10 000 lần so với khối lượng của chúng. Nấm men có tốc độ tổng hợp prôtêin cao hơn bò hàng trăm nghìn lần.
Bài 5 trang 81 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Điểu gì chứng tỏ vi sinh vật sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh?
Hướng dẫn:
Vi khuẩn sinh sản bằng phân cắt. Ví dụ E. coli cứ sau 20 phút phân cắt 1 lần, sau 1 giờ phân cắt 3 lần, sau 24 giờ phân cắt 72 lần và số tế bào sau 24 giờ đạt được là 47 223 665 X 1017. Tất nhiên đây chỉ là con số lí thuyết, bởi vì trong thực tế chúng bị kìm hãm bởi sự tích luỹ các sản phẩm độc do chính chúng tiết ra môi trường.
Bài 6 trang 81 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Giải thích tại sao vi sinh vật lại phân bố rộng và có nhiều chủng loại?
Hướng dẫn:
Trong quá trình tiên hoá lâu dài, vi sinh vật đã tạo cho mình cơ chế điều hoà trao đổi chất nên có thể thích ứng trong các điều kiện rất khác nhau. Chúng dễ dàng phát sinh biến dị và thích nghi với môi trường sống. Chúng có nhiều kiểu dinh dưỡng nên có thể dùng nhiều loại chất khác nhau làm thức ăn. Chúng có thể sống ở nơi rất nóng hoặc rất lạnh, nơi có hoặc hoàn toàn không có ôxi, nơi có môi trường rất chua hoặc rất kiềm, nơi có áp suất rất lớn thậm chí trên 1000 atm dưới đáy biển sâu, hoặc ở nơi hầu như không có nước, như sâu tới 1 km trong lòng đá. Chính vì thê mà vi sinh vật rất đa dạng, chúng có nhiều chủng loại. Số loài vi sinh vật ước tính có tới vài triệu loài.
Bài 7 trang 81 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Vi sinh vật có thể được nuôi cấy trên những loại môi trường nào?
Hướng dẫn trả lời:
Có 3 loại môi trường:
- Môi trường tự nhiên được pha chế từ các chất tự nhiên (thịt bò, cá, đậu tương...) có thành phần hoá học không ổn định vì phụ thuộc vào giống cây, con, thời vụ và điều kiện nuôi, trồng. Môi trường này chỉ dùng để thu sinh khối và các sản phẩm trao đổi chất.
- Môi trường tổng hợp được pha chế từ các chất hoá học có sẵn nên có thành phần và khối lượng ổn định, dùng để nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần môi trường tới hoạt động sống của vi sinh vật.
- Môi trường bán tổng hợp là sự kết hợp giữa hai loại môi trường trên, dùng với mục đích như môi trường tự nhiên, nhưng dễ dàng bổ sung các chất mà môi trường tự nhiên thiếu.
Bài 8 trang 82 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Căn cứ vào nguồn năng lượng người ta chia vi sinh vật ra những loại nào?
Hướng dẫn trả lời:
Chia thành 2 loại:
- Vi sinh vật quang dưỡng: Sử dụng ánh sáng làm nguồn năng lượng.
- Vi sinh vật hoá dưỡng: Sử dụng chất hoá học làm nguồn năng lượng.
Bài 9 trang 83 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Căn cứ vào nguồn thức ăn (cacbon), người ta chia vi sinh vật thành những loại nào?
Hướng dẫn trả lời
Chia thành 2 loại:
- Vi sinh vật tự dưỡng: Dùng CO2 trong khí quyển làm nguồn Cacbon.
- Vi sinh vật dị dưỡng: Sử dụng các hợp chất hữu cơ làm nguồn Cacbon.
Bài 10 trang 82 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Căn cứ vào cả nguồn năng lượng và thức ăn, người ta chia vi sinh vật thành những loại nào?
Hướng dẫn trả lời:
- Vi sinh vật quang tự dưỡng: Sử dụng ánh sáng mặt trời làm nguồn năng lượng và CO2 làm nguồn Cacbon duy nhất (Ví dụ: vi khuẩn lam, tảo đơn bào).
- Vi sinh vật quang dị dưỡng: Sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời làm nguồn năng lượng và các chất hữu cơ làm nguồn Cacbon (Ví dụ: vi khuẩn màu lục hoặc màu tía không chứa lưu huỳnh).
- Vi sinh vật hoá tự dưỡng: Ôxi hoá hợp chất vô cơ đơn giản để thu năng lượng và dùng CO2 làm nguồn Cacbon (Ví dụ: vi khuẩn Ôxi hoá Hiđrô).
- Vi sinh vật hoá dị dưỡng: Sử dụng chất hữu cơ vừa làm nguồn năng lượng vừa làm nguồn Cacbon (Ví dụ: nấm mốc, động vật nguyên sinh và phần lớn vi khuẩn không quang hợp).
Bài 11 trang 83 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Xét về kiểu dinh dưỡng, vi khuẩn lam thuộc loại nào?
Hướng dẫn trả lời
Vi khuẩn lam có khả năng quang hợp, chúng sử dụng ánh sáng mặt trời làm nguồn nàng lượng trong quá trình đồng hoá CO2 khí quyển thành đường, nên kiểu dinh dưỡng của chúng là quang tự dưỡng.
Bài 12 trang 83 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Các vi khuẩn tiến hành nitrat hoá, vi khuẩn ôxi hoá lưu huỳnh thuộc loại dinh dưỡng nào?
Hướng dẫn trả lời:
Cả hai loại vi khuẩn nói trên đều tiến hành hô hấp hiếu khí, chúng sử dụng năng lượng từ các hợp chất hoá học và nguồn cacbon từ CO2, nên chúng là vi sinh vật hoá tự dưỡng.
Bài 13 trang 83 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
E. coli cũng như những sinh vật hoại sinh khác (vi sinh vật phân giải các xác chết) thuộc loại dinh dưỡng nào?
Hướng dẫn trả lời:
E. coli và những sinh vật hoại sinh là các vi sinh vật sử dụng các hợp chất hoá học làm nguồn năng lượng và các chất hữu cơ làm nguồn cacbon, nên chúng thuộc loại hoá dị dưỡng.
Bài 14 trang 83 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Vi khuẩn tía và vi khuẩn lục không lưu huỳnh thuộc kiểu dinh dưỡng nào? Chúng có giống với vi khuẩn tía lưu huỳnh và vi khuẩn lục lưu huỳnh không?
Hướng dẫn trả lời:
Các vi khuẩn tía và vi khuẩn lục không lưu huỳnh đều là vi khuẩn quang hợp, thay vì clorophin, chúng chứa bacterioclorophin (khuẩn diệp lục) có khả năng dùng ánh sáng mặt trời làm nguồn năng lượngẽ Tuy nhiên, vi khuẩn tía và vi khuẩn lục không lưu huỳnh sử dụng chất hữu cơ làm nguồn cacbon nên chúng là quang dị dưỡng.
Hai loại vi khuẩn tía lưu huỳnh và vi khuẩn lục lưu huỳnh sử dụng C02 làm nguồn cacbon nên chúng là quang tự dưỡng. Vì vậy, vi khuẩn tía và vi khuẩn lục không lưu huỳnh chúng không giống với vi khuẩn tía lưu huỳnh và vi khuẩn lục lưu huỳnh.
Bài 15 trang 84 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
*Hãy so sánh hô hấp hiếu khí với hô hấp kị khí. Tại sao hô hấp hiếu khí lại tạo ra nhiều năng lượng hơn hô hấp kị khí?
Hướng dẫn trả lời
Hô hấp hiếu khí là hô hấp mà chất nhận electron cuối cùng là ôxi phân tử, còn hô hấp kị khí là hô hấp mà chất nhận electron cuối cùng là ôxi liên kết. Ví dụ, NO32- (hô hấp nitrat), SO42- (hô hấp sunfat).
Hô hấp hiếu khí tạo ra 38 ATP (riêng chuỗi vận chuyển electron tạo ra 34 ATP). Hô hấp kị khí tạo lượng ATP ít hơn, vì hô hấp kị khí chỉ dùng một phần chu trình Crep, và không phải tất cả các chất mang trong chuỗi vận chuyển êlectron đều tham gia vào quá trình hô hấp kị khí.
Bài 16 trang 84 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Chức năng quan trọng của lên men là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Lên men là quá trình chuyển hoá kị khí sinh năng lượng mà trong đó các chất hữu cơ nội sinh (không phải lấy từ bên ngoài) vừa là chất cho vừa là chất nhận êlectron. Chức năng quan trọng của lên men là tái tạo NAD+ cho đường phân.
Bài 17 trang 84 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Tại sao lên men lại chỉ tạo ra 2 ATP?
Hướng dẫn trả lời:
Lên men bắt nguồn từ đường phân. Ví dụ, nhờ con đường EM (Embden Meyerhof) tạo ra 2 piruvat, 2 ATP.
Piruvat và các dẫn xuất của nó bị khử thành các sản phẩm lên men, vì thế nên chỉ tạo ra 2 ATP.
Bài 18 trang 85 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
*Hãy so sánh lên men với hô hấp tế bào.
Hướng dẫn trả lời:
Ở hô hấp tế bào chất nhận electron cuối cùng là các chất vô cơ lấy từ bên ngoài (O2, NO3-, SO42-, CO32-), ATP được tạo thành nhờ phôtphorin hoá mức độ cơ chất và phôtphorin hoá ôxi hoá. Hô hấp hiếu khí tạo 38 ATP, hô hấp kị khí tạo số lượng ATP thấp hơn.
Ở lên men, chất cho và chất nhận electron đều là chất hữu cơ nội sinh. Lên men chỉ tạo được 2 ATP nhờ phôtphorin hoá mức độ cơ chất.
Bài 19 trang 85 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Hãy so sánh lên men lactic và lên men êtilic.
Hưỡng dẫn trả lời:
Cả lên men lactic và lên men êtilic đều bắt đầu từ đường phân, ôxi hoá glucôzơ tạo piruvat và NADH + H+. 2ATP được tạo thành nhờ phôtphorin hoá mức độ cơ chất. Trong lên men lactic, piruvat là chất nhận electron từ NADH + H+ và bị khử thành axit lactic.
Trong lên men êtilic, trước hết piruvat phải loại bỏ COo nhờ enzim piruvat decacboxilaza để biến thành axêtalđêhit. Axêtalđêhit nhận electron từ NADH + H+ để bị khử thành rượu êtilic.
Bài 20 trang 85 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Hiệu ứng Paxtơ là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Hiệu ứng Paxtơ là hiện tượng khi lên men, nếu được cung cấp ôxi thì vi sinh vật sẽ chuyển sang hô hấp hiếu khí. Lúc đó quá trình phân giải đường sẽ giảm mạnh, sự tổng hợp ATP và sinh khối tế bào sẽ tăng nhanh.
Bài 21 trang 85 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Tại sao vại dưa đôi khi xuất hiện váng trắng? Dưa không chua nữa và bắt đầu bị khú?
Hướng dẫn trả lời:
Trong dung dịch muối (môi trường ưu trương), dịch đường tiết ra khỏi tế bào. Vi khuẩn Lactic sử dụng đường, lên men tạo axit lactic, tạo pH thấp, ức chế các vi khuẩn gây thối. Tuy nhiên, khi pH xuống quá thấp cũng ức chế luôn cả vi khuẩn Lactic. Lúc đó một loại nấm men chịu axit sinh trưởng, phân giải axit lactic, khiến môi trường trở nên trung tính, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây thối sinh trưởng làm khú dưa.
Bài 22 trang 86 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Tảo có gây bệnh cho người không?
Hướng dẫn trả lời:
Không, vì chúng là vi sinh vật quang dưỡng nên không hoạt động được trong cơ thể người.
Bài 23 trang 86Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Hô hấp là gì? Có mấy loại hô hấp?
Hướng dẫn trả lời
- Hô hấp là phản ứng dị hoá tạo năng lượng (ATP), trong đó chất cho electron đầu tiên có thể là hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ và chất nhận electron cuối cùng có thể là hợp chất vô cơ hoặc hữu cơ.
- Có 2 loại hô hấp: Hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí. Khi có mặt ôxi sẽ tiến hành hô hấp hiếu khí, còn khi không có mặt ôxi sẽ tiến hành hô hấp kị khí hoặc lên men.
Bài 24 trang 86 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Hãy nêu sự khác biệt giữa các kiểu hô hấp.
Hướng dẫn trả lời:
- Hô hấp hiếu khí là quá trình ôxi hoá cacbohiđrat tạo năng lượng mà chất nhận electron cuối cùng là ôxi phân tử. Sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O. Vi sinh vật thực hiện hô hấp hiếu khí được gọi là vi sinh vật hiếu khí.
- Hô hấp kị khí là quá trình phân giải cacbohiđrat thu năng lượng mà chất nhận electron cuối cùng là một chất khác không phải ôxi phân tử. Vi sinh vật thực hiện hô hấp kị khí được gọi là vi sinh vật kị khí.
Nếu chất nhận électron cuối cùng là chất vô cơ thì gọi là hô hấp kị khí. Nếu chất vô cơ nêu trên là NO3- thì gọi là hố hấp nitrat, nếu là SO42- thì gọi là hố hấp sunphat, còn nếu là CO2 thì gọi là hô hấp Cacbonat.
Bài 25 trang 87 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Quá trình hô hấp hiếu khí diễn ra ở đâu?
Hướng dẫn trả lời
- Ở vi sinh vật nhân thực, diễn ra ở màng trong của ti thể.
- Ở vi sinh vật nhân sơ, diễn ra trên màng sinh chất.
Bài 26 trang 87 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Quá trình hô hấp kị khí diễn ra ở đâu?
Hướng dẫn trả lời
Diễn ra trên màng sinh chất.
Bài 27 trang 87 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Hô hấp Sunphat thường xảy ra ở đâu? Tại sao bùn ao lại đen và thối?
Hướng dẫn:
Bùn ao hồ và một số kênh rạch thường có màu đen và mùi hôi thối là do các vi khuẩn khử Sunphat phân giải các chất hữu cơ trong điều kiện kị khí, tạo ra H2S.
Fe+H2S → FeS+H2
Cu+H2S → CuS +H2
Pb+H2S → pbS +H2
H2S có mùi thối, còn màu đen là do H2S kết hợp với Fe tạo thành FeS (Sắt sunphua).
Vi khuẩn khử sunphat cũng tham gia vào quá trình hình thành quặng lưu huỳnh và mỏ dầu hoả. Sự khử sunphat và hình thành H2S cũng thấy trong dạ dày động vật nhai lại. H2S còn ăn mòn kim loại của các công trình dưới đất và dưới nước.
Bài 28 trang 87 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Có thể sử dụng vi khuẩn khử Sunphat để xử lí nước thải nhiễm kim loại nặng được không?
Hướng dẫn:
Kim loại nặng (Hg, Pb, Cr, As...) là các chất độc, khi tích luỹ trong cơ thể đến nồng độ nhất định sẽ gây bệnh, đặc biệt là ung thư. Để loại bỏ kim loại nặng người ta trộn vi khuẩn Sunphat vào các chất như rơm, rạ, xơ dừa, bã sau trồng nấm... rồi nhồi vào cột phản ứng trong quy trình xử lí nước thải. Ở điều kiện kị khí, vi khuẩn sẽ khử Sunphat tạo ra H2S. Khi cho nước thải chứa kim loại nặng chạy qua cột phản ứng, H2S sẽ kết hợp với kim loại tạo thành kim loại Sunphua kết tủa xuống đáy. Nước qua cột phản ứng về cơ bản đã được loại bỏ kim loại.
Bài 29 trang 88 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Thế nào là lên men, hãy cho ví dụ một vài quá trình lên men và giải thích tại sao chúng được gọi như vậy.
Hướng dẫn:
Lên men là quá trình phân giải Cacbohiđrat trong điều kiện kị khí mà chất nhận Electron là sản phẩm trung gian (chất hữu cơ) của quá trình lên men chứ không phải đến từ bên ngoài. Thông thường, lên men được gọi theo sản phẩm. Khi Glucôzơ được lên men thành Êtilic gọi là lên men Êtilic, còn khi Lactic là sản phẩm thì gọi là lên men Lactic.
Bài 30 trang 88 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Sản phẩm của quá trình lên men là gì?
Hướng dẫn:
Khác với hô hấp hiếu khí, sản phẩm của quá trình lên men ngoài C02 còn có cả các hợp chất Cacbon chưa được ôxi hoá hoàn toàn như các loại rượu, các axit hữu cơ, kháng sinh, kêtôn, anđêhit...
Bài 31 trang 88 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Hãy nêu sự khác biệt giữa lên men và hô hấp. Chúng có đặc điểm gì chung?
Hướng dẫn:
Trong lên men, chất nhận Electron cuối cùng là chất hữu cơ (sản phẩm trung gian) còn trong hô hấp chất nhận Electron cuối cùng lấy từ bên ngoài nhu ôxi (hô hấp hiếu khí), Nitrat, Sunphat và Cacbonat (hô hấp kị khí). Cả hô hấp và lên men đều sinh ra năng lượng (ATP), nhưng năng lượng thu được từ hô hấp lớn hơn nhiều so với lên men. Vì lên men không có chuỗi truyền Electron.
Bài 32 trang 88 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Hô hấp nitrat xảy ra ở đâu ? Quá trình này có lợi hay hại gì cho cây trồng?
Hướng dẫn
Trong điều kiện kị khí (đất ngập nước hoặc đất không tơi xốp), một số vi khuẩn tiến hành khử Nitrat (NO3-) thành Nitrit (NO2-) và cuối cùng là Nitơ phân tử bay vào không khí, làm cho đất bị mất nitơ nghiêm trọng nên có hại cho cây trồng. Quá trình này sẽ bị ngăn chặn khi làm đất tơi xốp. Ôxi của đất sẽ kìm hãm sinh trưởng của các vi khuẩn kị khí.
Bài 33 trang 89 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Hô hấp Cacbonat xảy ra ở đâu?
Hướng dẫn:
Một nhóm vi khuẩn cổ kị khí bắt buộc có tên là vi khuẩn sinh mêtan tiến hành hô hấp Cacbonat, biến khí CO2 thành khí Mêtan (CH4).
CO2 + 4 H2 -> CH4 + 2H2O
Vi khuẩn sinh mêtan thường thấy ở đáy ao, hồ, hay đáy biển sâu, bể khí sinh học, nơi có điều kiện kị khí thuận tiện cho chúng sinh trưởng. Đôi khi có hiện tượng mặt ao bị ô nhiễm nặng, nổi bong bóng nếu vứt que diêm xuống sẽ cháy bùng.
Bài 34 trang 89 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Các loại đại phân tử chủ yếu của tế bào là gì? Chúng được tạo từ những đơn phân nào?
Hướng dẫn:
Ba loại đại phân tử chủ yếu là axit Nuclêic, Prôtêin, Pôlisaccarit.
- Axit Nuclêic được cấu tạo từ các Guclêôtit.
- Prôtêin cấu tạo từ các axit amin.
- Pôlisaccarit cấu tạo từ các phân tử Glucôzơ.
Bài 35 trang 89 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Vi sinh vật có lợi thế gì trong quá trình tổng hợp?
Hướng dẫn:
Vi sinh vật có tốc độ sinh trưởng nhanh, khả năng tạo sinh khối nhiều và tích luỹ sản phẩm trong thời gian ngắn mà không phụ thuộc nhiều vào đất đai, mùa vụ và thời tiết như cây trồng, do đó có thể sản phẩm vừa dễ sản xuất vừa có giá thành thấp hơn.
Bài 36 trang 89 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Trong điều kiện kị khí hay hiếu khí, nấm men tổng hợp các thành phần của tế bào mạnh nhất? Tại sao?
Hướng dẫn:
Trong điều kiện kị khí, nấm men tiến hành lên men rượu để thu năng lượng, cần cho sự sống. Khi có mặt ôxi, nấm men đình chỉ lên men rượu và bắt đầu hô hấp hiếu khí, nghĩa là phân giải glucôzơ thành CO2 và H2O để lấy năng lượng. Khi hô hấp hiếu khí, năng lượng thu được cao gấp 20 lần khi lên men,
cho phép nấm men tổng hợp được nhiều chất xây dựng cơ thể hơn, do đó chúng sinh trưởng rất nhanh, tạo sinh khối lớn.
Bài 37 trang 90 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Sản xuất sinh khối nấm men để làm gì?
Hướng dẫn:
Trước hết là cung cấp cho các lò bánh mì để làm nở bột mì trước khi nướng (ở châu Âu, bình quân mỗi người dân cần 2-4 kg nấm men đông khô/năm). Thứ hai là nấm men có hàm lượng Prôtêin rất cao (45-46%) và chứa nhiều Vitamin nên được dùng bổ sung vào thức ăn chăn nuôi.
Bài 38 trang 90 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Quá trình phân giải nào của vi sinh vật xảy ra trong sản xuất tương?
Hướng dẫn:
Nguyên liệu làm tương gồm gạo nếp đồ xôi và đậu tương rang nghiền nhỏ. Chuyển hoá quan trọng trong quá trình làm tương là vi sinh vật tiết enzim amilaza thuỷ phân tinh bột thành đường và Prôtêaza thuỷ phân Prôtêin đậu tương thành axit amin. Do vậy, tương vừa có vị ngọt của đường, vừa có vị ngon của axit amin.
Bài 39 trang 90 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Xì dầu khác tương ở điểm nào? Để sản xuất xì dầu có cần vi sinh vật không?
Hướng dẫn:
So với tương, xì dầu có hàm lượng đạm cao, ít đường và không chứa phần tử rắn. Xì dầu được sản xuất bằng cách thuỷ phân Prôtêin của khô đậu tương hoặc khô lạc (bã đậu tương hoặc lạc sau khi ép dầu, phơi khô) nhờ Prôtêaza của nấm mốc thu được dịch chứa axit amin và Pôlipeptit.
Bài 40 trang 90 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Sự chuyển hoá vật chất nhờ vi sinh vật xảy ra như thế nào?
Hướng dẫn:
Sự sống luôn được đặc trưng bởi các phản ứng chuyển hoá do enzim xúc tác. Các enzim không những xúc tác cho phản ứng bên trong tế bào mà còn được tiết ra bên ngoài (gọi là enzim ngoại bào) để phân giải các chất tự nhiên. Con người sử dụng các enzim này phục vụ đời sống của mình. Ví dụ:
- Amilaza phân giải tinh bột thành đường, dùng trong sản xuất glucôzơ. làm bánh kẹo, tẩy hồ vải, nấu rượu...
- Prôtêaza phân giải prôtêin thành axit amin, dùng trong sản xuất tương, nước mắm, xì dầu, tẩy lông trong thuộc da, thức ăn chăn nuôi.
- Xenlulaza phân giải Xenlulôzơ trong xử lí rác thải, thuỷ phân phế thải nông nghiệp trong sản xuất cồn nhiên liệu, sản xuất thức ăn chăn nuôi, bột giặt...
- Lipaza thuỷ phân Lipit thành Glixêrol và axit béo. Glixêrol dùng trong sản xuất thuốc nổ, nước hoa, mĩ phẩm, xà phòng...
Bài 41 trang 91 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Hãy phân biệt lên men Lactic đồng hình và lên men Lactic dị hình.
Hướng dẫn:
Lên men Lactic là quá trình chuyển hoá Glucôzơ, Lactôzơ nhờ vi khuẩn Lactic thành sản phẩm chủ yếu là axit Lactic. Có 2 loại lên men Lactic:
- Lên men đồng hình: Sản phẩm thu được là axit Lactic
- Lên men dị hình: Ngoài axit Lactic còn tạo Êtanol, CO2, axit axêtic..
Bài 42 trang 91 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Để sản xuất nước mắm, người ta xếp cá vào chum, rắc muối, nén cho nước muối ngập cá, sau 1-2 tháng sẽ được nước mắm. Thành phần chính của nước mắm là gì?
Hướng dẫn:
Vi khuẩn tự nhiên sống ở cá hoặc từ môi trường tiết enzim Prôtêaza phân giải Prôtêin cá thành Pôlipeptit và axit amin. Do đó, thành phần chính của nước mắm là hai chất kể trên.
Bài 43 trang 91 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Dưa muối: Dưa cải để cả cây, rửa sạch, thêm hành, xếp vào vại, đổ ngập nước muối (5-6%), nén chặt, sau 20 ngày sẽ được dưa muối để ănẩ Tại sao lại phải nén chặt? Quá trình vi sinh vật nào xảy ra trong muối dưa?
Hướng dẫn:
Cần phải nén chặt tạo điều kiện kị khí cho lên men Lactic.
Bài 44 trang 91 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Nem chua: Thịt nạc tươi giã nhuyễn, thêm gia vị và bì lợn luộc thái chỉ, trộn đều, gói lá ổi, sau bọc lá chuối. Sau 2 ngày sẽ được nem chua. Quá trình vi sinh, vật nào xảy ra trong làm nem chua? Tại sao thịt sống để vài ngày mà không bị hỏng?
Hướng dẫn:
Vi khuẩn Lactic tự nhiên tiến hành lên men Lactic, làm chua thịt, pH thấp sẽ ức chế vi khuẩn gây hư hỏng thịt.
Bài 45 trang 92 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10 - Bài tập có lời giải
Làm giấm: Pha rượu loãng (khoảng 5%) cho vào lọ, thêm chút đường và một mẩu màng giấm. Đậy vải màn, sau 1 tuần sẽ được giấm ăn. Đây có phải là quá trình lên men giấm không?
Hướng dẫn:
Không. Axit axêtic tạo thành trong sản xuất giấm cổ truyền từ rượu êtilic là sản phẩm của quá trình ôxi hoá với sự tham gia của ôxi trong không khí:
C2H5OH + O2 -> CH3COOH + H2O
Gọi lên men giấm là do thói quen, coi mọi sự chuyển hoá nhờ vi sinh vật đều là lên men. Ở đây quá trình chuyển hoá được thực hiện bởi vi khuẩn axêtic - một loại vi khuẩn hiếu khí có trong màng giấm.
-----------------------------
Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 10, Giải bài tập Vật Lí 10, Giải bài tập Hóa học 10, Giải bài tập Sinh học 10 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Chia sẻ, đánh giá bài viết 1 5.818 Bài viết đã được lưu Bài trướcMục lụcBài sau- Chia sẻ bởi: Phan Thị Hoàn
- Nhóm: Sưu tầm
- Ngày: 20/09/2018
Phần một. Giới thiệu chung về thế giới sống
- Bài tập có lời giải trang 5
- Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 5
- Bài tập trắc nghiệm trang 118
- Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 118
- Bài tập tự giải trang 115
- Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 115
- Bài tập có lời giải trang 5
Phần hai. Sinh học tế bào
- Chương 1. Thành phần hóa học của tế bào
- Bài tập có lời giải trang 18
- Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 18
- Bài tập trắc nghiệm trang 123
- Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 123
- Bài tập tự giải trang 120
- Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 120
- Bài tập có lời giải trang 18
- Chương 2. Cấu trúc của tế bào
- Bài tập có lời giải trang 33
- Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 33
- Bài tập trắc nghiệm trang 136
- Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 136
- Bài tập tự giải trang 131
- Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 131
- Bài tập có lời giải trang 33
- Chương 3. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
- Bài tập tự giải trang 146
- Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 146
- Bài tập có lời giải trang 50
- Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 50
- Bài tập trắc nghiệm trang 147
- Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 147
- Bài tập tự giải trang 146
- Chương 4. Phân bào
- Bài tập có lời giải trang 66
- Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 66
- Bài tập trắc nghiệm trang 156
- Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 156
- Bài tập tự giải trang 154
- Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 154
- Bài tập có lời giải trang 66
- Chương 1. Thành phần hóa học của tế bào
Phần ba. Sinh học vi sinh vật
- Chương 1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
- Bài tập có lời giải trang 80
- Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 80
- Bài tập trắc nghiệm trang 162
- Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 162
- Bài tập có lời giải trang 80
- Chương 2. Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật
- Bài tập có lời giải trang 93
- Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 93
- Bài tập trắc nghiệm trang 173
- Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 173
- Bài tập có lời giải trang 93
- Chương 3. Virut và bệnh truyền nhiễm
- Bài tập có lời giải trang 104
- Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 104
- Bài tập trắc nghiệm trang 183
- Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 183
- Bài tập có lời giải trang 104
- Chương 1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
Tham khảo thêm
Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 183
Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 154
Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 115
Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 80
Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 93
Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 118
Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 173
Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 5
Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 104
Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 162
Gợi ý cho bạn
Bài tập tiếng Anh lớp 10 Unit 1 Family life nâng cao
Tổng hợp từ vựng tiếng Anh lớp 9 chương trình mới
Trắc nghiệm tiếng Anh 5 i-Learn Smart Start Unit 1 Online
Mẫu đơn xin học thêm
Lớp 10
Giải Vở BT Sinh Học 10
Giải SBT Sinh 10
Đề thi học kì 2 lớp 10
Toán lớp 10
Ngữ văn 10
Văn mẫu lớp 10
Tiếng Anh lớp 10
Hóa 10 - Giải Hoá 10
Đề kiểm tra 15 phút lớp 10
Giải bài tập Toán lớp 10
Học tốt Ngữ Văn lớp 10
Soạn Văn 10
Giải Vở BT Toán 10
Tác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 10
Giải SBT Sinh 10
Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 93
Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 183
Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 173
Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 115
Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 104
Giải bài tập SBT Sinh học 10 trang 118
Từ khóa » Số Atp được Tạo Ra Nhờ Quá Trình Hô Hấp Kị Khí Là Bao Nhiêu
-
Bài 12. Hô Hấp ở Thực Vật - Củng Cố Kiến Thức
-
Số ATP được Tạo Ra Qua Quá Trình Hô Hấp Kị Khí Và Lên Men Là Bao ...
-
Hô Hấp Tế Bào – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hô Hấp Kị Khí Là Gì? Vai Trò Của Hô Hấp Kị Khí? - Nozomi
-
Có Bao Nhiêu Nguyên Nhân Dưới đây Là đúng Khi Giải Thích Hiệu Quả ...
-
Hô Hấp Hiếu Khí Có Hiệu Quả Năng Lượng Hơn Hô Hấp Kị Khí Là Bao ...
-
Hô Hấp Hiếu Khí Tạo Ra Bao Nhiêu ATP - TopLoigiai
-
Trắc Nghiệm Sinh 10 Bài 16 Có đáp án (Phần 2) - TopLoigiai
-
Trong Quá Trình Hô Hấp Hiếu Khí, Phân Giải Glucôzơ, Giai đoạn Nào ...
-
Hô Hấp Hiếu Khí Là Gì? - LaGi.Wiki
-
Sinh Học 16-19 Flashcards
-
So Sánh Hô Hấp Hiếu Khí Và Kị Khí? Quá Trình Hô Hấp Kị Khí
-
Ung Thư Không Làm Cho Tế Bào Trở Thành Kị Khí, Mà đúng ... - Facebook
-
Hiếu Khí ,kị Khí | Diễn đàn Sinh Học Việt Nam