Giải Bài Tập SBT Sinh Học 8 Bài 52: Phản Xạ Không Điều Kiện Và ...

1. Giải bài 10 trang 104 SBT Sinh học 8

- Phân biệt cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng.

Phương pháp giải

- Cung phản xạ vận động không có dây li tâm.

- Cung phản xạ sinh dưỡng có dây li tâm.

Hướng dẫn giải

- Có thể phân biệt cung phản xạ vận động với cung phản xạ sinh dưỡng qua sơ đồ sau.

- Sai khác cơ bản giữa hai cung phản xạ này là:

+ Cung phản xạ vận động có đường thần kinh li tâm là nơron đi thẳng từ trung ương thần kinh tới cơ quan đáp ứng (các cơ vân).

+ Cung phản xạ sinh dưỡng, đường thần kinh li tâm từ trung ương thần kinh tới cơ quan đáp ứng bao gồm 2 nơron là nơron trước hạch và nơron sau hạch liên hệ với nhau tại hạch thần kinh sinh dưỡng.

2. Giải bài 11 trang 104 SBT Sinh học 8

- Phân biệt phản xạ có điều kiện với phản xạ không điều kiện và nêu rõ mối quan hệ giữa hai loại phản xạ này (nếu có).

Phương pháp giải

- Dựa vào đặc điểm của hai hình thức phản xạ:

+ Mức độ trả lời kích thích.

+ Qúa trình hình thành.

+ Mức độ bền vững.

+ Tính di truyền.

+ Số lượng phản xạ.

+ Trung ương phản xạ.

Hướng dẫn giải

- Giữa phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện có những điểm khác nhau sau:

- Tuy có những khác nhau kể trên nhưng hai loại phản xạ này lại có mối quan hệ gắn kết với nhau, thể hiện ở:

+ Phản xạ không điều kiện là cơ sở để thành lập phản xạ có điều kiện.

+ Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện (trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn).

3. Giải bài 12 trang 104 SBT Sinh học 8

- Nêu rõ ý nghĩa của sự hình thành và ức chế các phản xạ có điều kiện đó với đời sống của động vật và người.

Phương pháp giải

- Hình thành các phản xạ có điều kiện thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống.

- Đối với con người sống trong xã hội, việc xây dựng những nếp sống văn minh lịch sự, hạn chế thói quen xấu.

- Ức chế: Sau một thời gian các phản xạ không được duy trì sẽ dần mất đi.

Hướng dẫn giải

- Trong đời sống của động vật nói chung và con người nói riêng, nếu chỉ có các phản xạ không điều kiện thì sẽ không thể thích nghi với những đổi thay của môi trường sống thường xuyên xảy ra. Muốn thích nghi với điều kiện sống mới để tồn tại, con người cũng như mọi động vật phải hình thành được các phản xạ mới - phản xạ có điều kiện.

+ Riêng đối với con người phản xạ có điều kiện còn được thành lập với tiếng nói và chữ viết. Chẳng hạn, nếu đã từng ăn mơ thì chỉ cần nói đến mơ là nước bọt đã tiết ra. Đây chính là nội dung câu truyện Tào Tháo với rừng mơ: Khi quân sĩ đang khát cháy cổ, Tào Tháo đã chỉ ra phía trước và nói: Hãy đi nhanh, sắp tới rừng mơ rồi. Quân sĩ nghe nói, dường như hết khát.

- Phản xạ có điều kiện đã được thành lập phải được củng cố thường xuyên, nếu không dần dần sẽ mất vì trong não xảy ra hiện tượng ức chế phản xạ có điều kiện đã thành lập, gọi là ức chế tắt dần. Nhờ ức chế tắt mà những phản xạ có điều kiện đã được thành lập nhưng không còn phù hợp với điều kiện sống đã thay đổi sẽ dần dần mất đi (bị ức chế) và được thay thế bằng các phản xạ có điều kiện mới, đảm bảo cho cơ thể thích nghi và tồn tại.

+ Đối với con người sống trong xã hội, việc xây dựng những nếp sống văn minh lịch sự (nếp sống có văn hoá) và loại trừ dần các thói quen xấu là cần thiết. Trong học tập phải thường xuyên ôn tập củng cố để nắm vững, nhớ lâu kiến thức chính là việc vận dụng những hiểu biết về sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện.

4. Giải bài 4 trang 105 SBT Sinh học 8

Phản xạ là

A. Phản ứng của cơ thể với các kích thích của môi trường.

B. Chỉ có ở sinh vật có hệ thần kinh.

C. Phản ứng với sự thay đổi nhiệt độ.

D. Cả A và B.

Phương pháp giải

- Phản xạ là phản ứng của cơ thể với các kích thích của môi trường và chỉ có ở sinh vật có hệ thần kinh.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

5. Giải bài 5 trang 105 SBT Sinh học 8

Phản xạ có vai trò

A. Giúp cơ thể thích nghi với điều kiện sống.

B. Tăng cường khả năng trao đổi chất.

C. Chống chịu với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường.

D. Cả A, B và C.

Phương pháp giải

- Phản xạ có vai trò giúp cơ thể thích nghi với điều kiện sống.

Hướng dẫn giải

  • Chọn A.

6. Giải bài 18 trang 107 SBT Sinh học 8

Phản xạ không điều kiện có đặc điểm

A. Sinh ra đã có, không cần phải học tập.

B. Được hình thành trong đời sống cá thể.

C. Có thể mất đi nếu không đươc nhắc lại.

D. Cả A và B.

Phương pháp giải

- Đặc điểm phản xạ không điều kiện: Có tinh bẩm sinh.

Hướng dẫn giải

- Phản xạ không điều kiện có đặc điểm sinh ra đã có, không cần phải học tập.

  • Chọn A.

7. Giải bài 19 trang 107 SBT Sinh học 8

Phản xạ có điều kiện có đặc điểm

A. Sinh ra đã có, không cần phải học tập.

B. Được hình thành trong đời sống cá thể.

C. Số lượng không hạn chế.

D. Cả B và C.

Phương pháp giải

- Phản xạ có điều kiện có đặc điểm: Được hình thành trong đời sống cá thể và số lượng không hạn chế.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

8. Giải bài 20 trang 108 SBT Sinh học 8

Phản xạ có điều kiện có thể mất do

A. Thường xuyên dùng quá nhiều.

B. Không được củng cố thường xuyên.

C. Được hình thành trong đời sống cá thể.

D. Cả A và B.

Phương pháp giải

- Phản xạ có điều kiện đã được thành lập phải được củng cố thường xuyên, nếu không dần dần sẽ mất.

Hướng dẫn giải

  • Chọn B

9. Giải bài 22 trang 108 SBT Sinh học 8

Phản xạ có điều kiện có thể hình thành

A. Từ trong bào thai

B. Ở trẻ từ rất sớm.

C. Chỉ bằng lời nói, chữ viết

D. Cả A và B.

Phương pháp giải

- Phản xạ có điều kiện có thể hình thành: Từ trong bào thai hoặc ở trẻ từ rất sớm.

Hướng dẫn giải

  • Chọn D.

10. Giải bài 35 trang 111 SBT Sinh học 8

- Điền dấu x vào bảng cho phù hợp.

Phương pháp giải

- Xem đặc điểm cấu tạo phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện:

+ Tính bẩm sinh.

+ Mức độ trả lời kích thích.

+ Qúa trình hình thành.

+ Mức độ bền vững.

+ Tính di truyền.

+ Số lượng phản xạ.

Hướng dẫn giải

- Đáp án phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.

Từ khóa » Sinh Học 8 Bài 52 Sbt