Giải Bài Tập SBT Vật Lý 11 Bài 21 - Từ Trường Của Dòng điện Chạy ...
Có thể bạn quan tâm
Vật lý 11 - Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn có hình dạng đặc biệt
- Bài 21.1, 21.2, 21.3 trang 50 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11
- Bài 21.4 trang 51 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11
- Bài 21.5 trang 51 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11
- Bài 21.6 trang 51 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11
- Bài 21.7 trang 51 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11
- Bài 21.8 trang 51 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11
- Bài 21.9 trang 51 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11
- Bài 21.10 trang 51 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11
- Bài 21.11 trang 52 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11
- Bài 21.12 trang 52 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11
VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 21, với nội dung được cập nhật chi tiết và chính xác sẽ giúp các bạn học sinh đạt kết quả cao hơn trong học tập. Mời thầy cô và các bạn học sinh cùng tham khảo.
- Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 16
- Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 17
- Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài tập cuối chương 3
- Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 19 - 20
Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 21 Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn có hình dạng đặc biệt vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có lời giải của 12 bài tập trong sách bài tập môn Vật lý lớp 11 bài từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn có hình dạng đặc biệt. Qua bài viết bạn đọc có thể luyện tập được cách tính từ một điểm đến dây dẫn, cách định cường độ dòng điện... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.
Bài tập SBT Vật lý 11 bài 21
Bài 21.1, 21.2, 21.3 trang 50 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11
21.1. Chỉ ra ý đúng.
Cảm ứng từ do dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài gây ra tại một điểm M có độ lớn tăng lên khi
A. điểm M dịch chuyển theo hướng vuông góc với dây và rời xa dây.
B. điểm M dịch chuyển theo hướng vuông góc với dây và lại gần dây.
C. điểm M dịch chuyển theo hướng song song với dây.
D. điểm M dịch chuyển theo một đường sức từ của dòng điện.
Trả lời:
Đáp án B
21.2. Chỉ ra ý đúng.
Cảm ứng từ do dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn gây ra tại tâm O của vòng dây có độ lớn giảm khi
A. cường độ dòng điện tăng dần.
B. cường độ dòng điện giảm dần.
C. số vòng dây dẫn có cùng tâm O tăng dần.
D. đường kính của vòng dây dẫn giảm dần.
Trả lời:
Đáp án B
21.3. Chỉ ra ý đúng.
Cảm ứng từ do dòng điện chạy qua ống dây dẫn hình trụ gây ra ở bên trong ống dây có độ lớn tăng lên khi
A. độ dài của ống dây hình trụ tăng dần.
B. đường kính của ống dây hình trụ giảm dần.
C. số vòng dây quấn trên mỗi đơn vị dài của ống dây hình trụ tăng dần.
D. cường độ dòng điện chạy qua ống dây hình trụ giảm dần.
Trả lời:
Đáp án C
Bài 21.4 trang 51 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11
Dòng điện cường độ 12 A chạy qua một dây dẫn thẳng dài gây ra tại điểm M trong không khí một từ trường có cảm ứng từ là 1,6.10-5 T. Xác định khoảng cách từ điểm M đến dây dẫn thẳng.
A. 15 cm.
B. 1,5 cm.
C. 150 cm.
D. 0,15 cm.
Trả lời:
Đáp án A
Áp dụng công thức B = 2.10-7 I/r ta suy ra khoảng cách từ điểm M đến dây dẫn thẳng có dòng điện cường độ I = 12A:
r=2.10−7.I/B=2.10−7.12/1,6.10−5=15cm
Bài 21.5 trang 51 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11
Một dòng điện chạy trong một vòng dây dẫn bán kính 5,8 cm gây ra tại tâm của vòng dây một từ trường có cảm ứng từ là 1,3.10-4 T. Xác định cường độ dòng điện chạy trong vòng dây dẫn này.
A. 1,2 A.
B. 20 A.
C. 12 A.
D. 2,5 A.
Trả lời:
Đáp án C
Áp dụng công thức B = 2π.10-7 I/r ta tìm được cường độ dòng điện chạy trong vòng dây dẫn:
I=Br/2π.10−7=1,3.10−4.5,8.10−2/2.3,14.10−7=12A
Bài 21.6 trang 51 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11
Một ống dây dẫn hình trụ dài 31,4 cm (không lõi sắt) gồm 1200 vòng có dòng điện cường độ 2,5 A chạy qua. Xác định cảm ứng từ bên trong ống dây này. Cho biết đường kính của ống dây khá nhỏ so với độ dài của nó.
A. 2.1T.
B. 0,12.10-3T.
C. 1,2T.
D. 12.10-3T.
Trả lời:
Áp dụng công thức B = 2π.10-7 NI/l ta tìm được cảm ứng từ bên trong ống dây dẫn:
B=4.3,14.10−7.1200/31,4.10−2.2,5=12.10−3T
Bài 21.7 trang 51 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11
Dòng điện chạy qua một dây dẫn thẳng dài đặt nằm ngang trong không khí gây ra tại một điểm cách nó 4,5 cm một cảm ứng từ có độ lớn 2,8.10-4 T. Xác định:
a) Cường độ của dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng.
b) Độ lớn của cảm ứng từ do dòng điện này gây ra tại điểm cách nó 10 cm.
Trả lời:
Áp dụng công thức B = 2.10-7 I/r ta suy ra
a) Cường độ của dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng dài đặt nằm ngang trong không khí gây ra cảm ứng từ có độ lớn B1 = 2,8.10-4 T tại điểm M cách nó một khoảng r1 = 4,5cm:
I=B1r1/2.10−7=2,8.10−4.4,5.10−2/2.10−7=63A
b) Cảm ứng từ do dòng điện có cường độ I = 63 A chạy qua dây dẫn thẳng dài đặt nằm ngang trong không khí gây ra tại điểm N cách nó một khoảng r2 = 10 cm:
B2=2.10−7I/r2=2.10−7.63/10.10−2=1,26.10−4T
Bài 21.8 trang 51 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11
Một dây dẫn thẳng dài 1,4 m đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ 0,25 T. Khi dòng điện cường độ 12 A chạy qua dây dẫn thì dây dẫn này bị tác dụng một lực bằng 2,1 N. Xác định góc hợp bởi hướng của dòng điện chạy qua dây dẫn và hướng của cảm ứng từ.
Trả lời:
Gọi α là góc hợp bởi hướng của dòng điện chạy qua dây dẫn và hướng của cảm ứng từ. Lực từ do từ trường tác dụng lên dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng có độ lớn tính theo công thức:
F = BIlsinα
Từ đó suy ra:
sinα=F/BIℓ=2,1/0,25.12.1,4=0,50⇒α=300
Bài 21.9 trang 51 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11
Cho dòng điện cường độ 20 A chạy qua một dây đồng có tiết diện 1,0 mm2 được uốn thành một vòng tròn đặt trong không khí. Khi đó cảm ứng từ tại tâm của vòng dây đồng có độ lớn bằng 2,5.10-4 T. Cho biết dây đồng có điện trở suất là l,7.10-8 Ω.m. Xác định hiệu điện thế giữa hai đầu vòng dây đồng.
Trả lời:
Áp dụng công thức B = 2.10-7 I/r ta suy ra bán kính vòng dây:
r=2.3,14.10−7.I/B=2.3,14.10−7.20/2,5.10−4≈5,0cm
Hiệu điện thế giữa hai đầu dây của vòng dây đồng tính theo công thức:
U=IR=Iρ.ℓ/S=Iρ.2πr/S
Thay số ta tìm đ.ược:
U=20.1,7.10−8.2.3,14.5,0.10−2/1.10−6≈107mV
Bài 21.10 trang 51 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11
Xác định số vòng dây có trên mỗi centimét dọc theo chiều dài của ống dây dẫn hình trụ (không lõi sắt) để cảm ứng từ bên trong ống dây dẫn có độ lớn không nhỏ hơn 8,2.10-3T khi dòng điện trong ống dây có cường độ 4,35 A.
Trả lời:
Áp dụng công thức B = 2π.10-7 NI/l = 4π.10-7.nI trong đó n = N/l là số vòng dây quấn trên mỗi đơn vị dài của ống dây dẫn. Như vậy, nếu muốn B ≥ 8,2.10-3 T, thì ta phải có:
B = 4.3,14.10-7n.4,35 ≥ 8,2.10-3
Từ đó suy ra số vòng dây quấn trên mỗi đơn vị dài của ống dây dẫn:
n≥8,2.10−3/4.3,14.10−7.4,35=1500 vòng/m = 15 vòng/cm
Bài 21.11 trang 52 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11
Hai dây dẫn thẳng dài có dòng điện chạy qua được đặt song song và cách nhau 12 cm trong không khí. Dây dẫn thứ nhất dài 2,8 m bị dây dẫn thứ hai hút bởi một lực 3,4.10-3 N khi dòng điện trong dây dẫn thứ nhất có cường độ 58 A. Xác định cường độ và chiều dòng điện chạy trong dây dẫn thứ hai.
Trả lời:
Cảm ứng từ B→2 do dòng điện cường độ I2 chạy trong dây dẫn thứ hai gây ra tại điểm M cách nó một khoảng d = 12 cm nằm trên dây dẫn thứ nhất, có phương vuông góc dây dẫn thứ nhất và có độ lớn bằng:
B2=2.10−7.I2/d
Dòng điện cường độ I1 chạy trong dây dẫn thứ nhất có độ dài l1 = 2,8 m bị cảm ứng từ B→2 hướng vuông góc với nó hút bởi một lực F2 = 3,4.10-3 N có phương, chiều xác định theo quy tắc bàn tay trái và có độ lớn bằng:
F2 = B2I1I1
Vì hai dòng điện I1 và I2 chạy trong hai dây dẫn thẳng song song hút nhau, nên hai dòng điện này phải có chiều giống nhau.
Thay B2 vào công thức của F2, ta tìm được cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn thứ hai:
I2=F2d/2.10−7.I1ℓ1=3,4.10−3.12.10−2/2.10−7.58.2,8≈12,6A
Bài 21.12 trang 52 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11
Hai dây dãn thẳng dài, đặt song song cách nhau 10 cm trong không khí. Dòng điện chạy qua hai dây dẫn theo chiều ngược nhau và có cùng cường độ bằng 5,0 A. Xác định cảm ứng từ tại điểm nằm cách đều hai dây dẫn một đoạn 10 cm.
Trả lời:
Giả sử hai dòng điện I1 và I2 chạy ngược chiều nhau qua hai dây dẫn song song và vuông góc với mặt phẳng Hình 21.1G.
- Tại M: Vectơ cảm ứng từ B→1 do dòng điện I1 gây ra có gốc tại M, vuông góc với MC và có chiểu như hình vẽ. Vectơ cảm ứng từ B→2 do dòng điện I2 gây ra có gốc tại M, vuông góc MD và có chiều như hình vẽ.
Nhận xét thấy CMD là tam giác đều có cạnh a và góc (CMD) = 60°, nên góc giữa B→1 và B→2→ tại M bằng (B→1 MB→2) = 120°. Hơn nữa, B→1 và B→2 lại có cùng độ lớn:
B1=B2=2.10−7.I1/a=2.10−7.5,0/10.10−2=1,0.10−5T
do đó vectơ cảm ứng từ tổng hợp (B→ = (B→1 + (B→2 tại M sẽ nằm trùng với đường chéo của hình bình hành và đồng thời còn là hình thoi (vì B1 = B2).
Như vậy, vectơ sẽ nằm trên đường phân giác của góc (B→1 MB→2), hướng lên trên và có phương vuông góc với đoạn CD. Mặt khác, vì góc (B→ MB→1) = (B→ MB→2) = 60° nên tam giác tạo bởi (B→, B→1) hoặc (B→, B→2) là đều, có các cạnh bằng nhau:
B = B1 = B2 = 1,0.10-5 T
-----------------------------------
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập SBT Vật lý 11 bài 21. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Sinh học lớp 11, Vật lý lớp 11, Hóa học lớp 11, Giải bài tập Toán 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thêm tài liệu học tập nhé
Từ khóa » Giải Bài Tập Sách Giáo Khoa Vật Lý 11 Bài 21
-
Giải Vật Lí 11 Bài 21: Từ Trường Của Dòng điện Chạy Trong Các Dây ...
-
Giải Bài Tập Vật Lí 11 - Bài 21: Từ Trường Của Dòng điện Chạy Trong ...
-
Bài 21. Từ Trường Của Dòng điện Chạy Trong Các Dây Dẫn Có Hình ...
-
Giải Bài Tập Vật Lý 11 Bài 21: Từ Trường Của Dòng điện Chạy Trong ...
-
Giải Vật Lý 11: Bài 21. Từ Trường Của Dòng điện Chạy Trong Các Dây ...
-
Giải Bài 21 Vật Lí 11: Từ Trường Của Dòng điện Chạy Trong Các Dây ...
-
Giải Vật Lí 11 Bài 21: Từ Trường Của Dòng điện Chạy Trong Các Dây ...
-
Vật Lý 11 Bài 21: Từ Trường Của Dòng điện Chạy Trong ...
-
Vật Lý 11 Bài 21: Từ Trường Của Dòng điện Chạy Trong ...
-
Giải Lí 11 Bài 21 Từ Trường Của Dòng điện
-
Giải Bài Tập Trang 133 SGK Vật Lý Lớp 11: Từ Trường Của Dòng điện ...
-
Giải Vật Lí 11 Bài 21: Từ Trường Của Dòng điện ... - MarvelVietnam
-
Từ Trường Của Dòng Điện Chạy Trong Các Dây Dẫn Có Hình Dạng ...
-
Trả Lời Câu Hỏi C2 Trang 131 - SGK Môn Vật Lý Lớp 11 - Chữa Bài Tập