Giải Bài Tập SBT Vật Lý Lớp 6 Bài 3: Đo Thể Tích Chất Lỏng
Có thể bạn quan tâm
Giải bài tập SBT Vật lý lớp 6 bài 3
- Bài 3.1 trang 10 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
- Bài 3.2 trang 10 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
- Bài 3.3 trang 10 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
- Bài 3.4 trang 10 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
- Bài 3.5 trang 10 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
- Bài 3.6 trang 10 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
- Bài 3.7 trang 10 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
- Bài 3.8 trang 11 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
- Bài 3.9 trang 11 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
- Bài 3.10 trang 11 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
- Bài 3.11 trang 11 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
- Bài 3.12 trang 11 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
- Bài 3.13 trang 11 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Giải bài tập SBT Vật lý lớp 6 bài 3: Đo thể tích chất lỏng là tài liệu học tốt môn Vật lý lớp 6, hướng dẫn các em giải chi tiết các bài tập cơ bản và nâng cao trong vở bài tập Lý 6. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho quý thầy cô và các em học sinh.
Giải bài tập trang 12, 13 SGK Lý lớp 6: Đo thể tích chất lỏng
Giải bài tập SBT Vật lý lớp 6 bài 2: Đo độ dài (Tiếp theo)
Giải bài tập SBT Vật lý lớp 6 bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước
Bài 3.1 trang 10 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,5l:
A. Bình 1000ml có vạch chia tới 10ml
B. Bình 500ml có vạch chia tới 2ml.
C. Bình 100ml có vạch chia tới 1 ml.
D. Bình 500ml có vạch chia tới 5ml
Trả lời:
Chọn B:
Để đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,5l thì ta dùng bình 500ml có vạch chia tới 2ml là bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ trên.
Bài 3.2 trang 10 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Bình chia độ ở hình 3.1 có GHĐ và ĐCNN là:
A. 100cm3 và 10cm3.
B. 100cm3 và 5cm3.
C. 100cm3 và 2cm3.
D. 100cm3 và 1cm3
Hãy chọn câu trả lời đúng.
Trả lời:
Chọn C
Bình chia độ ở hình 3.1 có GHĐ 100cm3 và ĐCNN là: 2cm3.
Bài 3.3 trang 10 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của các bình chia độ ở hình 3.2.
Trả lời:
GHĐ và ĐCNN của bình chia độ ở hình 3.2.
a) Hình a: GHĐ là 100cm3 và ĐCNN là 5cm3
b) Hình b: GHĐ là 250cm3 và ĐCNN là 25cm3
Bài 3.4 trang 10 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây:
A. V1 = 20,2cm3. B. V2 = 20,50cm3.
C. V3 = 20,5cm3. D. V4 = 20cm3.
Trả lời:
Chọn C.
Bình chia độ có ĐCNN 0,5cm3 thì cách ghi kết quả đúng là V3 = 20,5cm3. Vì ghi như A và B và thì bình phải có ĐCNN nhỏ hoặc lớn hơn 0,5cm3.
Bài 3.5 trang 10 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Các kết quả đo thể tích trong hai bản báo cáo kết quả thực hành được ghi như sau:
a) V1 = 15,4cm3. b) V2 = 15,5cm3.
Hãy cho biết độ chia nhỏ nhất của bình chia độ dùng trong mỗi bài thực hành.
Trả lời:
Kết quả đo thể tích trong hai bản báo cáo kết quả thực hành là:
a) V1 = 15,4cm3 thì ĐCNN là 0,2cm3 hoặc 0,1 cm3.
b) V2 = 15,5cm3 thì ĐCNN là 0,5cm3 hoặc 0,1cm3.
Bài 3.6 trang 10 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Hãy kể tên những dụng cụ đo thể tích chất lỏng mà em biết. Những dụng cụ đó thường được dùng ở đâu?
Trả lời:
Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng thông thường gồm: Ca đong, bình chia độ, can, chai, lọ (ghi sẵn dung tích)... Những dụng cụ đó dùng để đo thể tích trong đời sống như nước mắm, xăng dầu, rượu...
Các loại như Ca đong, bình chia độ thường dùng trong phòng thí nghiệm để đo thể tích nước, hóa chất...
Bài 3.7 trang 10 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Hãy dùng dụng cụ đo thể tích mà em có để đo dung tích (sức chứa) của một đồ dùng đựng nước trong gia đình em.
Trả lời:
Tùy trường hợp cụ thể em có thế chọn như đo dung tích ấm đun nước nhà em, dụng cụ đo thể tích em có thể chọn chai nhựa hoặc chai thủy tinh loại 0,5 lít. Đổ nước vào đầy ấm rổi rót ra chai, em rót được tất cả mấy chai rồi từ đó suy ra thể tích ấm.
Bài 3.8 trang 11 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Câu nào sau đây là đúng nhất?
Nếu trên can nhựa chỉ thấy ghi 3 lít, thì có nghĩa là
A. can chỉ nên dùng đựng tối đa 3 lít.
B. ĐCNN của can là 3 lít.
C. GHĐ của can là 3 lít.
D. Cả ba phương án A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Chọn D
Nếu trên can nhựa chỉ thấy ghi 3 lít, thì có nghĩa là can chỉ nên dùng đựng tối đa 3 lít, ĐCNN của can là 3 lít và GHĐ của can là 3 lít vậy nên cả ba phương án A, B, C đều đúng.
Bài 3.9 trang 11 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Một học sinh dùng bình chia độ vẽ ở hình 3.3 để đo thể tích chất lỏng. Kết quả đo nào sau đây được ghi đúng?
A. 36cm3 B. 40cm3 C. 35cm3 D. 30cm3
Trả lời:
Chọn C
Nếu dùng bình chia độ vẽ ở hình 3.3 để đo thể tích chất lỏng. Kết quả đo được ghi ở C là đúng nhất vì theo hình ta thấy mực chất lỏng gần với 35cm3 nhất
Bài 3.10 trang 11 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Đọc giá trị của thể tích nước chứa trong bình (H.3.4) theo cách nào sau đây là đúng?
A. Đặt mắt ngang theo mức a.
B. Đặt mắt ngang theo mức b.
C. Đặt mắt ngang theo mức nằm giữa a và b.
D. Lấy trung bình cộng của các giá trị đọc ngang theo mức a và mức b.
Trả lời:
Chọn B
Đọc giá trị của thế tích nước chứa trong bình (H.34) theo cách đúng là: Đặt mắt ngang theo mức b.
Bài 3.11 trang 11 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Ba bạn Bắc, Trung, Nam dùng các bình chia độ khác nhau để đo cùng một lượng chất lỏng. Kết quả đo được ghi đúng như sau:
Bạn Bắc: V = 63cm3;
Bạn Trung: V = 63,7cm3;
Bạn Nam: V = 62,5cm3.
Hãy xác định ĐCNN của các bình chia độ đã được dùng.
Trả lời:
Bạn Bắc: V = 63cm3 => ĐCNN của bình này là 1cm3
Bạn Trung: V = 63,7cm3 => ĐCNN của bình này là 0,1cm3
Bạn Nam: V = 62,5cm3 => ĐCNN của bình này là 0,5cm3
Bài 3.12 trang 11 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Người ta muốn chứa 20 lít nước bằng các can nhỏ có ghi 1,5 lít.
a) Số ghi trên can có ý nghĩa gì?
b) Phải dùng ít nhất bao nhiêu can?
Trả lời:
a) Số ghi trên can có ý nghĩa là thể tích chất lỏng mà can chứa được.
b) Phải dùng số can ít nhất là 20/1,5 = 14 chiếc can.
Bài 3.13 trang 11 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Có ba chiếc can, can thứ nhất ghi 10 lít và chứa 10 lít nước, can thứ hai ghi 8 lít, can thứ ba ghi 5 lít. Làm thế nào để trong can thứ nhất chỉ còn 7 lít nước?
Trả lời:
Đổ nước từ can thứ nhất sang đầy can thứ hai, như vậy can thứ nhất còn 2 lít. Đổ nước từ can thứ hai sang đầy can thứ ba, như vậy can thứ ba có 5 lít. Đổ nước lại từ can thứ ba sang can thứ nhất, như vậy can thứ nhất có 7 lít.
Từ khóa » đáp án Sách Bài Tập Vật Lý 6 Bài 3
-
Giải SBT Vật Lí 6 Bài 3: Đo Thể Tích Chất Lỏng
-
Giải Sách Bài Tập Vật Lý Lớp 6 Trọn Bộ
-
Giải Sách Bài Tập Vật Lý 6 Bài 3: Đo Thể Tích Chất Lỏng
-
SBT Vật Lý 6 - Tìm đáp án, Giải Bài Tập, để Học Tốt
-
Giải Vở Bài Tập Vật Lí 6 - Bài 3: Đo Thể Tích Chất Lỏng
-
Top 10 Giải Bài Tập Vật Lý 6 Bài 3 2022
-
Top 17 Vật Lý Lớp 6 Sbt
-
Download Giải Bài Tập Sbt Vật Lý Lớp 6 Bài 3 đo Thể Tích Chất Lỏng - 5pdf
-
Bài 3: Đo Thể Tích Chất Lỏng - Giải SBT Vật Lí 6
-
Giải SBT Vật Lí 6 Bài 8: Trọng Lực - Đơn Vị Lực
-
Giải SBT Vật Lý 6: Bài 3. Đo Thể Tích Chất Lỏng - TopLoigiai
-
Bài 3.8, 3.9, 3.10, 3.11, 3.12, 3.13 Trang 11 SBT Vật Lí 6 - Haylamdo
-
Giải Kết Nối Tri Thức SBT Lịch Sử Và địa Lí 6 Bài 3: Tỉ Lệ Bản đồ. Tính ...