Giải Bài Tập SGK Địa 10 Bài 16: Sông. Thủy Triều. Dòng Biển

Nội dung bài viết

  1. Soạn địa 10 bài 16​​​​​​​: Sông. Thủy triều. Dòng  biển
    1. Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 16 trang 60: Dựa vào hình 16.1 và hình 16.2, hãy cho biết vào các ngày có dao động thủy triều lớn nhất, ở Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng như thế nào?
    2. Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 16 trang 60: Dựa vào hình 16.3, cho biết vào các ngày có dao động thủy triều nhỏ nhất, ở Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng như thế nào?
    3. Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 16 trang 61: Dựa vào hình 16.4, hãy chứng minh rằng có sự đối xứng nhau của các dòng biển nóng và lạnh ở bờ Đông và bờ Tây của các đại dương?
    4. Bài 1 trang 62 Địa lí 10: Hãy cho biết nguyên nhân tạo thành sóng biển, sóng thần. Kể một số tác hại của sóng thần mà em biết.
    5. Bài 2 trang 62 Địa Lí 10: Dựa vào các hình 16.1, 16.2, 16.3, hãy nhận xét vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời ở các ngày triều cường như thế nào? Vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời ở các ngày triều kém như thế nào?
    6. Bài 3 trang 62 Địa Lí 10: Dựa vào hình 16.4 và kiến thức đã học, hãy cho biết:
    7. Phân tích ý nghĩa của hiện tượng thủy triều đối với kinh tế an ninh quốc phòng?
  2. File tải miễn phí bài 16 địa lớp 10:

Hướng dẫn giải bài tập SGK bài 16 Địa 10. Tổng hợp kiến thức trọng tâm của bài học và lời giải hay của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong nội dung chương trình giảng dạy bộ môn Địa lớp 10. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây.

  • Lời giải bài tập sách giáo khoa Địa 10 bài 13 chi tiết nhất
  • Giải bài tập SGK Địa lí 10 bài 20 chi tiết
  • Bài 22 Địa lí 10: Lời giải bài tập sách giáo khoa chi tiết

Soạn địa 10 bài 16​​​​​​​: Sông. Thủy triều. Dòng  biển

Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 16 trang 60: Dựa vào hình 16.1 và hình 16.2, hãy cho biết vào các ngày có dao động thủy triều lớn nhất, ở Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng như thế nào?

Trả lời:

Vào ngày trăng tròn và không trăng, dao động thủy triều sẽ là lớn nhất.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 16 trang 60: Dựa vào hình 16.3, cho biết vào các ngày có dao động thủy triều nhỏ nhất, ở Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng như thế nào?

Trả lời:

Vào ngày trăng khuyết, dao động thủy triều là nhỏ nhất.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 16 trang 61: Dựa vào hình 16.4, hãy chứng minh rằng có sự đối xứng nhau của các dòng biển nóng và lạnh ở bờ Đông và bờ Tây của các đại dương?

Trả lời:

- Ở khoảng vĩ độ 30ºB bờ đông của Đại Tây Dương có dòng biển lạnh, ở bờ tây của Đại Tây Dương có dòng biển nóng.

- Ở khoảng vĩ độ 60ºB bờ đông của Đại Tây Dương có dòng biển nóng, ở bờ tây của Đại Tây Dương có dòng biển lạnh.

Bài 1 trang 62 Địa lí 10: Hãy cho biết nguyên nhân tạo thành sóng biển, sóng thần. Kể một số tác hại của sóng thần mà em biết.

Trả lời:

- Nguyên nhân tạo sóng biển là do gió thổi, gió thổi càng mạnh thì sóng càng to.

- Nguyên nhân tạo sóng thần do động đất, núi lửa phun trào, bão lớn.

- Tác hại của sóng thần: tàn phá về nhà cửa, cây cối, công trình xây dựng, thiệt hại về người và của,...

Bài 2 trang 62 Địa Lí 10: Dựa vào các hình 16.1, 16.2, 16.3, hãy nhận xét vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời ở các ngày triều cường như thế nào? Vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời ở các ngày triều kém như thế nào?

Trả lời:

- Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm thẳng hàng thì là những ngày triều cường.

- Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm vuông góc thì là là những ngày triều kém.

Bài 3 trang 62 Địa Lí 10: Dựa vào hình 16.4 và kiến thức đã học, hãy cho biết:

- Ở vùng chí tuyến, bờ nào của lục địa có khí hậu ẩm, mưa nhiều, bờ nào lục địa có khí hậu khô? Tại sao?

- Ở vùng ôn đới, bờ đại dương nào có khí hậu lạnh, ít mưa, bờ lục địa nào có khí hậu ấm áp, mưa nhiều?

Trả lời:

- Ở vùng chí tuyến: bờ đông của lục địa có khí hậu ẩm mưa nhiều do ảnh hưởng của dòng biển nóng, bờ tây lục địa có khí hậu khô hạn do ảnh hưởng của dòng biển lạnh.

- Ở vùng ôn đới, bờ tây đại dương có khí hậu lạnh, ít mưa; bờ tây lục địa có khí hậu ấm áp, mưa nhiều.

Phân tích ý nghĩa của hiện tượng thủy triều đối với kinh tế an ninh quốc phòng?

Hướng dẫn trả lời:

Trước đây, con người đã biết tận dụng hiện tượng thiên nhiên vào thực tế của cuộc sống đem lại các lợi ích vô cùng to lớn. 1 số lợi ích của thủy triều trong đời sống – xã hội con người như sau:

- Về an ninh quốc phòng:

- Tiêu biểu là sự đóng góp rất lớn cho lịch sử dân tộc Việt Nam. Ở chiến thắng quân Nam Hán và Mông Nguyên trên sông Bạch Đằng của nước ta năm xưa. yếu tố thủy triều đã đóng vai trò quyết định làm nên chiến thắng vẻ vang của quân ta.

- Về kinh tế:

- Từ xa xưa, con người đã sống dựa vào sông, biển nên đã biết cách tính theo con nước và chu kỳ lên xuống của nó. Chính vì nhờ yếu tố tự nhiên này mà con người đã tìm được nguồn lương thực lớn từ thủy triều. Con người đã biết cách bắt hải sản như tôm, cua, cá,… do thủy triều đẩy vào để làm lương thực.

- Mỗi khi chu kỳ của thuỷ triều xuất hiện, mang theo đó là nguồn thuỷ hải sản phong phú. Do vậy, các hoạt động đánh bắt cá sẽ phụ thuộc vào điều kiện, thời gian kéo dài của mỗi chu kỳ thủy triều.

- Con người đã luôn biết sử dụng hiệu tượng thủy triều để phục vụ cho công nghiệp như sản xuất điện dựa vào triều cường. Góp một phần to lớn cho ngành ngư nghiệp như việc đánh bắt thủy hải sản.Thủy triều phục vụ cho sản xuất điện

- Thủy triều phục vụ cho công cuộc sản xuất điện

- Cung cấp nước để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt và sản xuất

- Phục vụ cho nông nghiệp, cụ thể là bồi đắp phù sa cho các đồng bằng

- Phục vụ cho ngành khoa học để nghiên cứu thủy văn

- Con người vẫn luôn tận dụng lợi thế thủy triều lên xuống để đóng tàu thuyền.

- Có giá trị lớn về du lịch và giao thông vận tải hàng hải của con người

File tải miễn phí bài 16 địa lớp 10:

CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải lời giải bài tập địa lí 10 bài 16 chi tiết, ngắn gọn bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Ngoài nội dung trên, các em xem và tham khảo thêm tài liệu Địa lý như: hướng dẫn giải bài tập, đề cương ôn tập, đề thi, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra 15 phút trên lớp, bài tập trắc nghiệm,... được cập nhật liên tục mới nhất tại chuyên trang của chúng tôi.

Từ khóa » địa Lớp 10 Bài 16