Giải Bài Tập SGK Địa 10 [Chân Trời Sáng Tạo] - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Hướng dẫn Giải bài tập SGK Địa 10 [Chân trời sáng tạo] đầy đủ, chi tiết nhất, bám sát nội dung kiến thức SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo, giúp các em học tốt hơn.
Mục lục Giải bài tập SGK Địa 10 Chân trời sáng tạo
Soạn Địa 10 Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ - Chân trời sáng tạo
Soạn Địa 10 Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống - Chân trời sáng tạo
Soạn Địa 10 Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống - Chân trời sáng tạo
Soạn Địa 10 Bài 4: Trái Đất, Thuyết kiến tạo mảng - Chân trời sáng tạo
Soạn Địa 10 Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất - Chân trời sáng tạo
Soạn Địa 10 Bài 6: Thạch quyển, nội lực - Chân trời sáng tạo
Soạn Địa 10 Bài 7: Ngoại lực - Chân trời sáng tạo
Soạn Địa 10 Bài 8: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất - Chân trời sáng tạo
Soạn Địa 10 Bài 9: Khí áp và gió - Chân trời sáng tạo
Soạn Địa 10 Bài 10: Mưa - Chân trời sáng tạo
Soạn Địa 10 Bài 11: Thực hành đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu trên Trái Đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu - Chân trời sáng tạo
Soạn Địa 10 Bài 12: Thủy quyển, nước trên lục địa - Chân trời sáng tạo
Soạn Địa 10 Bài 13: Nước biển và đại dương - Chân trời sáng tạo
Soạn Địa 10 Bài 14: Đất - Chân trời sáng tạo
Soạn Địa 10 Bài 15: Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật - Chân trời sáng tạo
Soạn Địa 10 Bài 16: Thực hành phân tích sự phân bố của đất và sinh vật trên Trái Đất - Chân trời sáng tạo
Soạn Địa 10 Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí - Chân trời sáng tạo
Soạn Địa 10 Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới - Chân trời sáng tạo
Soạn Địa 10 Bài 19: Dân số và sự phát triển dân số thế giới - Chân trời sáng tạo
Soạn Địa 10 Bài 20: Cơ cấu dân số - Chân trời sáng tạo
Soạn Địa 10 Bài 21: Phân bố dân cư và đô thị hóa - Chân trời sáng tạo
Soạn Địa 10 Bài 22: Thực hành phân tích tháp dân số, vẽ biểu đồ cơ cấu dân số theo nhóm tuổi - Chân trời sáng tạo
Soạn Địa 10 Bài 23: Nguồn lực phát triển kinh tế - Chân trời sáng tạo
Soạn Địa 10 Bài 24: Cơ cấu kinh tế, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế - Chân trời sáng tạo
Soạn Địa 10 Bài 25: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản - Chân trời sáng tạo
Soạn Địa 10 Bài 27: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, vấn đề và định hướng phát triển nông nghiệp - Chân trời sáng tạo
Soạn Địa 10 Bài 28: Thực hành tìm hiểu sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản - Chân trời sáng tạo
Soạn Địa 10 Bài 29: Cơ cấu, vai trò và đặc điểm công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp - Chân trời sáng tạo
Soạn Địa 10 Bài 30: Địa lí các ngành công nghiệp - Chân trời sáng tạo
Soạn Địa 10 Bài 31: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp, tác động của công nghiệp tới môi trường và định hướng phát triển công nghiệp - Chân trời sáng tạo
Soạn Địa 10 Bài 32: Thực hành tìm hiểu sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp trên thế giới - Chân trời sáng tạo
Soạn Địa 10 Bài 33: Cơ cấu, vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đên sự phát triển, phân bố dịch vụ - Chân trời sáng tạo
Soạn Địa 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải - Chân trời sáng tạo
Soạn Địa 10 Bài 35: Địa lí ngành bưu chính viễn thông- Chân trời sáng tạo
Soạn Địa 10 Bài 36: Địa lí ngành thương mại - Chân trời sáng tạo
Soạn Địa 10 Bài 37: Địa lí ngành ngành du lịch và tài chính - ngân hàng - Chân trời sáng tạo
Soạn Địa 10 Bài 38: Thực hành tìm hiểu vấn đề phát triển ngành du lịch - Chân trời sáng tạo
Soạn Địa 10 Bài 39: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Chân trời sáng tạo
Soạn Địa 10 Bài 40: Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh - Chân trời sáng tạo
------------------------------------
Mục lục nội dung Giải bài tập SGK Địa 10 Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồI. Phương pháp kí hiệuII. Phương pháp đường chuyển độngIII. Phương pháp chấm điểmIV. Phương pháp khoanh vùngV. Phương pháp bản đồ - biểu đồI. Sử dụng bản đồ trong học tập Địa líII. Sử dụng bản đồ trong đời sốngGiải bài tập SGK Địa 10 Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ trong đời sốngI. Hệ thống định vị toàn cầu GPSII. Bản đồ sốGiải bài tập SGK Địa 10 Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
I. Phương pháp kí hiệu
Câu 1. Dựa vào hình 1.1, hình 1.2 và thông tin trong bài, em hãy:
- Cho biết các đối tượng địa lí nào trên bản đồ được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu.
- Chứng minh phương pháp kí hiệu không chỉ thể hiện được vị trí mà còn thể hiện được số lượng, cấu trúc, chất lượng,... của đối tượng địa lí.
Hướng dẫn giải:
* Các đối tượng được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu là:
- Các sân bay
- Các nhà máy điện
- Các trung tâm công nghiệp
- Các mỏ khoáng sản
- Các loại cây trồng,…
* Chứng minh phương pháp kí hiệu không chỉ thể hiện được vị trí mà còn thể hiện được số lượng, cấu trúc, chất lượng,... của đối tượng địa lí: Dựa trên hình 1.2, ta thấy:
+ Ví trị: Ví trí của các sân bay chính là vị trí của hình máy bay màu đỏ hoặc đen.
+ Cấu trúc: Kí hiệu máy bay màu đỏ thể hiện sân bay quốc tế, kí hiệu máy bay màu đen thể hiện sân bay nội địa
+ Số lượng: 1 hình máy bay màu đỏ hoặc đen tương đương với số lượng là 1 máy bay.
II. Phương pháp đường chuyển động
Câu 2. Dựa vào hình 1.3 và thông tin trong bài, em hãy cho biết:
- Những đối tượng địa lí nào được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động.
- Phương pháp đường chuyển động thể hiện những đặc điểm nào của các đối tượng địa lí.
Hướng dẫn giải:
* Những đối tượng địa lí được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động là:
- Các loại gió
- Các dòng biển
- Luồng động vật di cư
- Sự trao đổi hàng hóa, di dân,…
* Phương pháp đường chuyển động thể hiện những đặc điểm của các đối tượng địa lí là:
Thể hiện hướng di chuyển, khối lượng, tốc độ,… của các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng các mũi tên có độ dài, ngắn, dày, mảnh khác nhau.
III. Phương pháp chấm điểm
Câu 3. Dựa vào hình 1.4 và thông tin trong bài, em hãy cho biết những đối tượng địa lí nào được thể hiện bằng phương pháp chấm điểm.
Bài giải:
Những đối tượng địa lí được thể hiện bằng phương pháp chấm điểm:
- Các điển dân cư
- Các cơ sở chăn nuôi
- ...
=> Thể hiện giá trị, số lượng, mức độ phân bố,... của đối tượng địa lí
IV. Phương pháp khoanh vùng
Câu 4. Dựa vào hình 1.5, em hãy cho biết phương pháp khoanh vùng biểu hiện được những đặc điểm gì của đối tượng địa lí.
Bài giải:
* Phương pháp khoanh vùng biểu hiện được những đặc điểm của đối tượng địa lí như: không gian phân bố của các đối tượng địa lí
=> vùng phân bố các dân tộc, vùng trồng lúa, vùng chăn nuôi bò,...
V. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Câu 5. Dựa vào hình 1.6 và thông tin trong bài, em hãy cho biết:
- Sản lượng thuỷ sản của dác tỉnh ở nước ta được thể hiện trên hình 1.6 bằng phương pháp nào.
- Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện được những đặc điểm nào của đối tượng địa lí.
Bài giải:
* Sản lượng thuỷ sản của dác tỉnh ở nước ta được thể hiện trên hình 1.6 bằng phương pháp bản đồ - biểu đồ.
* Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện được những đặc điểm của đối tượng địa lí như:
- Thể hiện giá trị tổng cộng của các đối tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ
- Đồng thời còn thể hiện được sự phân các đối tượng trong không gian bằng cách đặt các biểu đồ khác nhau vào phạm vi đơn vị lãnh thổ đó.
Luyện tập
Em hãy phân biệt những phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ theo bảng gợi ý:
Bài giải:
Những phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ:
Phương pháp | Đối tượng biểu hiện | Cách thức biểu biểu hiện |
Phương pháp kí hiệu | Các sân bay, các nhà máy điện, các trung tâm công nghiệp, các mỏ khoáng sản, các loại cây trồng,… | Đặt các kí hiệu chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ. |
Phương pháp đường chuyển động | Các loại gió, các dòng biển, luồn động vật di cư, sự trao đổi hàng hóa, di dân,… | Thể hiện hướng di chuyển, khối lượng, tốc độ,… của các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng các mũi tên có độ dài, ngắn, dày, mảnh khác nhau. |
Phương pháp chấm điểm | Các điển dân cư, các cơ sở chăn nuôi,... | Thể hiện bằng các điểm chấm có giá trị nhất định. |
Phương pháp khoanh vùng | Vùng phân bố các dân tộc, vùng trồng lúa, vùng chăn nuôi bò,... | Thể hiện vùng phân bố của đối tượng địa lí bằng cách giới hạn vùng phân bố bảng các đường viền, tô màu, chải nét (kẻ vạch), hay bố trí một cách đều đặn các kí hiệu trong phạm vi vùng phân bố,... |
Phương pháp bản đồ - biểu đồ | Giá trị tổng cộng của các đối tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ, sự phân bố các đối tượng trong không gian. | Đặt các biểu đồ khác nhau vào phạm vi đơn vị lãnh thổ đó. |
Vận dụng
Theo em, để thể hiện tổng diện tích và tổng sản lượng lúa của một đơn vị hành chính trên bản đồ, ta nên sử dụng phương pháp nào? Vì sao?
Bài giải:
* Để thể hiện tổng diện tích và tổng sản lượng lúa của một đơn vị hành chính trên bản đồ, ta nên sử dụng phương pháp bản đồ - biểu đồ.
=> Giải thích: phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện tổng giá trị của các đối tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ, sự phân bố các đối tượng trong không gian gồm tổng diện tích của một đơn vị hành chính và tổng sản lượng lúa của một đơn vị hành chính.
Giải bài tập SGK Địa 10 Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập Địa lí và trong đời sống
I. Sử dụng bản đồ trong học tập Địa lí
Câu 1. Dựa vào hình 2 và hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Kể tên một số dãy núi có hướng tây bắc – đông nam ở nước ta.
- Xác định các khu vực địa hình có độ cao dưới 50m.
Hướng dẫn giải:
- Một số dãy núi có hướng tây bắc – đông nam ở nước ta:
+ D. Hoàng Liên Sơn;
+ D. Trường Sơn;
+ D. Pu đen đinh;
+ D. Pu sam sao,…
- Các khu vực địa hình có độ cao dưới 50 m:
+ Đồng bằng sông Hồng;
+ Đồng bằng Duyên hải miền Trung;
+ Đồng bằng sông Cửu Long.
II. Sử dụng bản đồ trong đời sống
1. Xác định vị trí
Câu 2. Em hãy sử dụng bản đồ số trên thiết bị điện tử có kết nối internet để xác định vị trí hiện tại của bản thân và chia sẻ vị trí đó với bạn của em.
Lời giải:
Sử dụng Google Map trên điện thoại thông minh (nhớ bật định vị) để xác định vị trí hiện tại của bản thân và chia sẻ vị trí đó với bạn của em.
2. Tìm đường đi
Câu 3. Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày cách tìm đường đi trên bản đồ truyền thống.
Hướng dẫn giải:
Cách tìm đường đi trên bản đồ truyền thống:
- Bước 1: chọn bản đồ hành chính hoặc bản đồ giao thông có địa danh bạn cần tìm.
- Bước 2: xác định vị trí xuất phát và điểm đến trên bản đồ.
- Bước 3: xác định lộ trình bằng cách chọn tuyến đường ngắn nhất nối vị trí xuất phát và điểm đến.
3. Tính khoảng cách địa lí
Câu 4. Em hãy tính khoảng cách từ địa điểm A đến địa điểm B (theo đường chim bay), biết khoảng cách đo được trên bản đồ là 5 cm và bản đồ có tỉ lệ 1: 200 000.
Hướng dẫn giải:
Khoảng cách từ địa điểm A đến địa điểm B (theo đường chim bay) là:
5 x 20 000 = 100 000 cm (hay 1 km).
Luyện tập
Em hãy trình bày cách tìm đường đi từ nhà em đến trường bằng bản đồ truyền thống hoặc bằng bản đồ số.
Lời giải
Ví dụ: Cách tìm đường đi từ nhà em đến trường bằng bản đồ số.
- Bước 1: Dùng điện thoại thông minh mở ứng dụng Google Map (nhớ bật định vị).
- Bước 2: Nhập địa điểm nơi em muốn đến.
- Bước 3: Nhấn tìm kiếm.
Vận dụng
Em hãy sưu tầm một bản đồ du lịch Việt Nam, xác định quãng đường từ bãi biển Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đến Cố đô Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) và vẽ lại thành một bản đồ mô phỏng thể hiện một số điểm du lịch trên đường đi.
Lời giải:
=> Em dựa vào hình trên để vẽ lại thành 1 bản đồ mô phỏng thể hiện một số điểm du lịch trên đường đi từ bãi biển Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đến Cố đô Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế).
Giải bài tập SGK Địa 10 Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ trong đời sống
I. Hệ thống định vị toàn cầu GPS
Câu 1. Dựa vào hình 3.2, hình 3.3, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy kể một số ứng dụng của GPS mà em biết.
Hướng dẫn giải:
* Một số ứng dụng của GPS:
- Xác định vị trí người dùng hoặc các đối tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất.
- Dẫn đường tương đối chính xác, giúp cho việc di chuyển đến các địa điểm đó dễ dàng và nhanh chóng.
- Là công cụ định vị và dẫn đường cho độ chính xác tương đối cao với hầu hết các ngành giao thông vận tải, giúp cho việc di chuyển thuận lợi, nhanh chóng
- Giúp công tác tìm kiếm và cứu hộ có hiệu quả hơn.
- Định vị các điểm du lịch, các khu vui chơi, giải trí, trụ ATM, nhà hàng, khách sạn,...
II. Bản đồ số
Câu 2. Dựa vào hình 3.4, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết:
- Trong đời sống hằng ngày, em có thể sử dụng các bản đồ số vào những mục đích gì. Cho ví dụ và trình bày cách sử dụng bản đồ đó.
- Cách sử dụng Google Maps để tìm đường đi trên thiết bị điện tử có kết nối internet
Hướng dẫn giải:
* Sử dụng các bản đồ số vào những mục đích như:
- Bản đồ được sử dụng như là một phương tiện để học sinh học tập và rèn luvện các kĩ năng địa lý trên lớp.
=> Ví dụ: Sử dụng bản đồ trong Atlat để xác định các đối tượng địa lí, phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập.
- Xác định đường đi, phương hướng.
=> Ví dụ: Khi di chuyển đến một địa điểm nào đó nhưng không biết rõ đường di, em sử dụng bản đồ định vị trên điện thoại để chỉ đường.
- Xác định vị trí và đường di chuyển của một cơn bão khi nghe dự báo thời tiết.
=> Ví dụ: Khi có bão, em có thể xem bản đồ để biết bão đang di chuyển tới đâu, mức độ bão như thế nào để chuẩn bị, phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra.
Luyện tập
Em hãy liệt kê một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống theo bảng mẫu sau:
Lời giải
Những ứng dụng của GPS | Những ứng dụng của bản đồ số |
Định vị và dẫn đường. | Tìm đường đi. |
Cảnh báo trước các địa điểm có thể xảy ra thiên tai như động đất, sóng thần,… | Tiếp cận các dịch vụ xung quanh nơi mình đến. |
Tìm kiếm đồ vật bị thất lạc, giám sát trẻ tự kỉ, người già, người mất trí nhớ,… | Chia sẻ kiến thức về các tuyến đường, địa điểm ưa thích hoặc hướng dẫn đường đi cho người khác. |
Vận dụng
Sử dụng thiết bị điện tử có kết nối internet để xác định tuyến đường từ nhà em đến trường, sau đó lựa chọn phương tiện di chuyển, dự kiến thời gian đi lại và tạo thành một bản đồ mới rồi chia sẻ với bạn bè.
Lời giải:
- Em tự thực hiện.
* Gợi ý tham khảo:
Sử dụng điện thoại, laptop, máy tính bảng,… có kết nối internet, vào hệ thống định vị GPS để xác định tuyến đường.
Từ khóa » Mục Lục Sách Giáo Khoa địa Lí 10
-
Sách Giáo Khoa Địa Lí Lớp 10 | Tải Sách, Đọc Sách Miễn Phí
-
Sách Giáo Khoa Địa Lí 10
-
Sách Giáo Khoa Địa Lí Lớp 10 Nâng Cao
-
[SGK] ĐỊA LÍ 10 CB - Lớp 10 - Online - Cộng đồng Học Tập Lớp 12
-
Địa Lí 10 Chân Trời Sáng Tạo | Giải Địa Lí Lớp 10
-
Mục Lục Giải Bài Tập Địa Lí 10 Sách Mới
-
Sách Giáo Khoa Lớp 10 Online Trọn Bộ ⚡️ Mới Nhất
-
Mục Lục Sách Giáo Khoa SGK Địa Lí 9 2023
-
Mục Lục Sách Giáo Khoa SGK Địa Lí 11 - Hayhochoi
-
Mục Lục: Học Tốt Địa Lí 11 - LỚP 11
-
Để Học Tốt địa Lý 5, Và Giải Các Câu Hỏi địa Lí Lớp 5
-
Sách Giáo Khoa Địa Lí 12
-
Top 10 Sách Giáo Khoa địa Lí 10 2022