Giải Bài Tập SGK Địa Lý Lớp 10 Bài 23: Cơ Cấu Dân Số

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 23: Cơ cấu dân sốGiải bài tập sách giáo khoa Địa lí 10Bài trướcBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 23

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 23: Cơ cấu dân số là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 10 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo.

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 24: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa

Chương V: Địa lí dân cư

Bài 23: Cơ cấu dân số

Trang 89 sgk Địa Lí 10: Cơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển kinh tế và tổ chức đời sống xã hội của các nước?

Trả lời:

  • Cơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế và xã hội của các quốc gia. Vì cơ cấu dân số theo giới đề cập tới vị thế, vai trò, quyền lợi, trách nhiệm của giới nam và nữ.
  • Một số nước phát triển ở Tây Âu và Bắc Mĩ như Na-uy, Thụy Điển, Phần Lan, Hà Lan, Ai-xơ-len, Ca-na-đa, phụ nữ có vai trò rất lớn và đạt chỉ số phát triển cao; ngược lại sự bất bình đẳng giới còn rất lớn ở hầu hết các quốc gia châu Phi, một số quốc gia Nam Á. Tây Nam Á.

Trang 90 sgk Địa Lí 10: Cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế và xã hội?

Trả lời:

  • Cơ cấu dân số già có tỉ lệ phụ thuộc ít. Nhưng có nhiều vấn đề đặt ra như thiếu lao động, hỗ trợ và chăm sóc y tế cho người già và nguy cơ suy giảm dân số.
  • Cơ cấu dân số trẻ: Số lượng trẻ em đông tạo ra nguồn lao động dự trữ dồi dào, bảo đảm lao động để phát triển kinh tế cho đất nước. Song số trẻ em nhiều đạt ra một loạt vấn đề mà xã hội phải giải quyết như nhu cầu về giáo dục, chăm sóc sức khỏe thế hệ trẻ, sức khỏe sinh sản vị thành niên, phát triển kinh tế, tạo việc làm cho số người bước vào độ tuổi lao động nhằm hạn chế tình trạng thất nghiệp...

Trang 91 sgk Địa Lí 10: . Dựa vào hình 23.2 (trang 91 SGK), em hãy so sánh cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của ba nước.

Trả lời:

  • Khu vực I chiếm tỉ trọng lớn ở Ấn Độ, tiếp đến là Bra-xin. Anh là nước phát triển, có tỉ trọng khu vực I rất nhỏ (2.2%).
  • Khu vực II chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của Bra-xin, là nước công nghiệp hóa và Anh là nước công nghiệp phát triển.
  • Khu vực III chiếm tì trọng cao nhất ở Anh, là nước phát triển; sau đó đến Bra-xin và Ấn Độ.

Nhìn chung, ờ các nước đang phát triển, lao động tập trung nhiều I khu vực I: ở các nước phát triển, lao động tập trung nhiều nhất I khu vực III.

Bài 1 (trang 92 sgk Địa Lí 10): Hãy trình bày cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi. Tại sao trong cơ cấu dân số thì cơ cấu dân số theo giới tính và dô tuổi là hai loại cơ cấu quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia?

Lời giải:

  • Cơ cấu dân số theo giới tính: Biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so vói tổng số dân. Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước, từng khu vực.
  • Cơ cấu dân số theo độ tuổi: Là tập hợp các nhóm người được sắp xếp theo những lứa tuổi nhất định. Trên thế giới, người ta thường chia dân số thành ba nhóm lớn: nhóm dưới tuổi lao động (0 - 14 tuổi), nhóm tuổi lao động (15 – 59 hoặc đến 64 tuổi), nhóm trên tuổi lao động (60 tuổi, hoặc 65 tuổi trở lên). Để nghiên cứu cơ cấu sinh học, người ta thường sử dụng tháp dân số (hay tháp tuổi).
  • Trong cơ cấu dân số, cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi là hai loại cơ cấu quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, vì:
    • Cơ cấu theo giới tính có ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia.
    • Cơ cấu theo độ tuổi thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.

Bài 2 (trang 92 sgk Địa Lí 10): Có những kiểu tháp dân số cơ bản nào? Hãy mô tả các kiểu tháp dân số đó.

Lời giải:

  • Có ba kiểu tháp dân số cơ bản:
    • Kiểu mở rộng: Đáy, tháp rộng, đỉnh tháp nhọn, các cạnh thoai thoải; thể hiện tỉ suất sinh cao, trẻ em đông, tuổi thọ trung bình thấp, dân số tăng nhanh.
    • Kiểu thu hẹp: Tháp có dạng phình to ở giữa, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp; thể hiện sự chụyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già, tỉ suất sinh giảm nhanh, nhóm trẻ em ít, gia tăng dân số có xu hướng giảm dần.
    • Kiểu ổn định: Tháp có dạng hẹp ở phần đáy và mở rộng hơn ở phần đĩnh; thể hiện tỉ suất sinh thấp, tỉ sụất tử thấp ở nhóm trẻ nhưng cao ở nhóm già, tuổi thọ trung bình cao, dân số, ổn định cả về quy mô và cơ cấu.

Bài 3 (trang 92 sgk Địa Lí 10): Vẽ biểu đồ theo bảng số liệu thể hiện cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Pháp, Mê-hi-cô và Việt Nam năm 2000 (trang 92 - SGK). Nhận xét.

Hướng dẫn giải:

Vẽ biểu đồ:

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 23: Cơ cấu dân số

Nhận xét:

Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước từng khu vực.

  • Tỉ lệ lao động trong các khu vực kinh tế của ba nước có sự khác nhau.
  • Ở khu vực I: Việt Nam có tỉ trọng lao động cao nhất trong cơ cấu(do là nước đang phát triển, nông nghiệp vẫn là hoạt động chủ yếu), tiếp theo là Mê-hi-co và sau đó là Pháp.
  • Ở khu vực II: Pháp có tỉ trọng lao động cao nhất trong cơ cấu (do là nước có nền kinh tế phát triển, công nghiệp phát triển mạnh), tiếp theo là Mê-hi-cô (do là nước công nghiệp mới) và Việt Nam (đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa).
  • Ở khu vực III: Pháp có tỉ trọng lao động cao nhất trong cơ cấu (do đã trải qua quá trình công nghiệp hóa, chuyển sang giai đoạn hậu công nghiệp, nên đã chuyển nhiều lao động sang lĩnh vực dịch vụ), tiếp theo là Mê-hi-cô và Việt Nam.

Từ khóa » địa Lý Lớp 10 Trang 92