Giải Bài Tập SGK Vật Lý Lớp 9 Bài 4: Đoạn Mạch Nối Tiếp
Có thể bạn quan tâm
Bài 4: Đoạn mạch nối tiếp
Giải bài tập Vật lý lớp 9 bài 4: Đoạn mạch nối tiếp. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Vật lý của các bạn học sinh lớp 9 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo
Giải bài tập SGK Vật lý lớp 9 bài 5: Đoạn mạch song song
Giải bài tập SGK Vật lý lớp 9 bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm
Giải bài tập SGK Vật lý lớp 9 bài 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
1. Bài C1 trang 11 sgk vật lí 9
C1. Quan sát sơ đồ mạch điện hình 4.1, cho biết các điện trở R1, R2 và ampe kế được mắc với nhau như thế nào?
Hướng dẫn:
Trong sơ đồ mạch điện hình 4.1 sgk, các điện trở R1, R2 và ampe kế được mắc nối tiếp với nhau
2. Bài C2 trang 11 sgk vật lí 9
C2. Hãy chứng minh rằng, đối với đoạn mạch nối tiếp R1, R2 mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó.
U1 | = | R1 |
U2 | R2 |
Hướng dẫn:
Trong mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện chạy qua R1 và R2 là như nhau, ta có
I | = U1 | = U2 | từ đó suy ra | U1 | = R1 |
R2 | R2 | R1 | R2 |
3. Bài C3 trang 12 sgk vật lí 9
C3. Hãy chứng minh công thức tính điện trở tương đương Rtđ của đoạn mạch gồm hai điện trở R1, R2 mắc nối tiếp là: Rtđ = R1 + R2.
Hướng dẫn:
Trong mạch nối tiếp ta có U = U1 + U2 = IR1 + IR2 = I(R1 + R2).
Mặt khác, U = IRtđ. Từ đó suy ra: Rtđ = R1 + R2.
4. Bài C4 trang 12 sgk vật lí 9
C4. Cho mạch điện có sơ đồ như hình 4.2.
+ Khi công tắc K mở, hai đèn có hoạt động không? Vì sao?
+ Khi công tắc K đóng, cầu chì bị đứt, hai đèn có hoạt động không? Vì sao?
+ Khi công tắc K đóng, dây tóc đèn Đ1 bị đứt, đèn Đ2 có hoạt động không? vì sao?
Hướng dẫn:
+ Khi công tắc K mở, hai đèn không hoạt động vì mạch hở, không có dòng điện chạy qua đèn.
+ Khi công tắc K đóng, cầu chì bị đứt, hai đèn không hoạt động vì mạch hở, không có dòng điện chạy qua đèn.
+ Khi công tắc K đóng, dây tóc đèn Đ1 bị đứt, đèn Đ2 không hoạt động vì mạch hở, không có dòng điện chạy qua đèn.
5. Bài C5 trang 13 sgk vật lí 9
C5. Cho hai điện trở R1 = R2 = 20Ω được mắc như sơ đồ hình 4.3a.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch đó.
b) Mắc thêm R3 = 20Ω vào đoạn mạch trên (hình 4.3b) thì điện trở tương đương của đoạn mạch mới bằng bao nhiêu? So sánh điện trở đó với mỗi điện trở thành phần.
Hướng dẫn:
a) Điện trở tương đương của đoạn mạch đó là Rtđ = R1 + R2 = 20 + 20 = 40Ω.
b) Đoạn mạch mới có ba điện tích mắc nối tiếp nhau, điện trở tương đương của nó là R = R1 + R2 + R3 = 20 + 20 + 20 = 60Ω.
Từ khóa » C2 Bài 4 Vật Lý 9
-
Giải Bài C2 Trang 11 SGK Vật Lý 9
-
Bài C2 Trang 11 SGK Vật Lí 9
-
Bài 4. Đoạn Mạch Nối Tiếp
-
Bài C2 Trang 11 SGK Vật Lí 9 - Vật Lý - Tìm đáp án, Giải Bài Tập, để
-
Trả Lời Câu Hỏi C1 C2 C3 C4 C5 Bài 4 Trang 11 12 13 Sgk Vật Lí 9
-
Trả Lời Câu Hỏi C2 Trang 11 - Bài 4 - SGK Môn Vật Lý Lớp 9
-
Bài C2 Trang 11 SGK Vật Lý 9 - Đoạn Mạch Nối Tiếp - Top Lời Giải
-
Giải Bài Tập Vật Lí 9 - Bài 4: Đoạn Mạch Nối Tiếp
-
Bài C2 Trang 11 Sgk Vật Lí 9, Hãy Chứng Minh Rằng, đối Với đoạn ...
-
Bài C2 Trang 11 SGK Vật Lí 9 - CungHocVui
-
Giải Bài Tập C2: Trang 11 SGK Vật Lý Lớp 9 - Bài 4 - HocTapHay
-
Vật Lí 9 Bài 4: Đoạn Mạch Nối Tiếp Soạn Lý 9 Trang 11, 12, 13
-
Giải Bài Tập Vật Lí 9 - Bài 4: Đoạn Mạch Nối Tiếp - Nội Thất Hằng Phát
-
Vật Lý 9 Bài 4