Giải Bài Tập Sinh Học 11 - Bài 8: Quang Hợp ở Thực Vật

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 11
  • Giải Sinh Học Lớp 11 Nâng Cao
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 11
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 11 Nâng Cao

Giải Bài Tập Sinh Học 11 – Bài 8: Quang hợp ở thực vật giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 8 trang 36: Quan sát hình 8.1 và cho biết quang hợp là gì?

Lời giải:

Quang hợp ở thực vật là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbohidrat và giải phóng oxi từ khí cacbonic và nước.

– Phương trình quang hợp tổng quát:

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 8 trang 36: Quang hợp diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào của cây, tại sao?

Lời giải:

Quang hợp diễn ra chủ yếu ở lá cây. Lá cây có hình thái, cấu tạo giải phẫu thích nghi với chức năng quang hợp

– Đặc điểm giải phẫu, hình thái bên ngoài:

    + Lá có dạng bản, diện tích bề mặt lá lớn → Diện tích bề mặt lớn giúp hấp thụ được nhiều tia sáng.

    + Trong lớp biểu bì lá có khí khổng giúp CO2 khuếch tán vào bên trong lá.

– Đặc điểm giải phẫu, hình thái bên trong:

    + Lớp mô giậu dày chứa nhiều lục lạp nằm sát ngay mặt trên lá dưới lớp biểu bì trên.

    + Lớp mô xốp có các khoảng trống gian bào lớn (nơi chứa CO2 cung cấp cho quang hợp).

    + Lá có mạng lưới mạch dẫn dày đặc giúp dẫn nước và muối khoảng đến từng tế bào để thực hiện quang hợp và vận chuyển các sản phẩm quang hợp ra khỏi lá.

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 8 trang 37: Quan sát hình 8.2, nêu đặc điểm phân bố và sắp xếp của các tế bào chứa diệp lục trong lá và cho biết điều đó có tác dụng gì đối với quang hợp.

Lời giải:

Đặc điểm phân bố và sắp xếp của các tế bào chứa diệp lục trong lá: Lớp mô giậu dày chứa nhiều lục lạp nằm sát ngay mặt trên lá dưới lớp biểu bì trên. Các tế bào mô giậu được xếp sít nhau theo từng lớp nhằm hấp thụ được nhiều năng lượng ánh sáng . Đây gọi là lớp mô đồng hóa của lá.

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 8 trang 37: Quan sát hình 8.3 và dựa vào kiến thức về lục lạp trong Sinh học 10, hãy nêu những đặc điểm cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp.

Lời giải:

Để đảm bảo chức năng quang hợp, cũng như lá, lục lạp có những đặc điểm về hình thái, giải phẫu thích ứng:

    * Hình thái và kích thước:

– Hình thái lục lạp: Ở thực vật bậc cao, lục lạp thường có hình bầu dục để thuận tiện cho quá trình tiếp nhận ánh sáng mặt trời. Khi ánh sáng mặt trời quá mạnh, lục lạp có khả năng xoay bề mặt tiếp xúc nhỏ nhất của mình về phía ánh sáng.

-Kích thước chiều ngang 2-4μm, chiều dài 4-7μm.

– Ở thực vật có rất nhiều lục lạp, tập chung nhiều nhất ở lá.

    * Cấu tạo:

– Lục lạp có 2 lớp màng bao bọc

    + Màng trong và màng ngoài đều trơn.

    + Bản chất màng là lipoprotein.

– Phần dich giới hạn bởi màng gọi là chất nền (stroma) chứa:

    + Nhiều hạt riboxom và tinh bột.

    + Cột (grana) gồm các túi dẹt tilacoit xếp chồng lên nhau.

    + Các cột Grana nối với nhau bằng hệ thống màng

    + Trên màng tilacotit chứa nhiều sắc tố trong đó có diệp lục , phức hệ ATP-sintetaza và các ezim quang hợp.

    + ADN giống vi khuẩn

Bài 1 (trang 39 SGK Sinh 11): Quang hợp ở thực vật là gì? Viết phương trình quang hợp tổng quát.

Lời giải:

   * Quang hợp ở thực vật là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbohiđrat và giải phóng ôxi từ khí cacbonic và nước.

   * Phương trình tổng quát về quang hợp:

Bài 2 (trang 39 SGK Sinh 11): Vì sao quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên Trái Đất?

Lời giải:

     Quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên trái đất vì:

     – Sản phẩm của quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng, làm nguyên liệu cho công nghiệp, làm dược liệu,…

     – Quang hợp lấy khí CO2 và giải phóng khí O2 giúp điều hòa không khí, cung cấp O2 cho sự sống.

     – Chuyển hóa quang năng (năng lượng ánh sáng) thành hóa năng (năng lượng trong các liên kết hóa học) trong các sản phẩm quang hợp, duy trì hoạt động của sinh giới.

Bài 3 (trang 39 SGK Sinh 11): Nêu đặc điểm của lá cây xanh thích nghi với chức năng quang hợp.

Lời giải:

    Đặc điểm của lá cây xanh thích nghi với chức năng quang hợp.

    + Đặc điểm bên ngoài:

      – Diện tích bề mặt lá lớn để hấp thụ các tia sáng.

      – Lớp biểu bì có khí khổng để cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.

    + Đặc điểm bên trong:

      – Trong lá có nhiều tế bào chứa bào quan quang hợp là lục lạp. Lục lạp chứa hệ sắc tố quang hợp

      – Tế bào mô giậu chứa nhiều diệp lục phân bố ngay bên dưới lớp biểu bì mặt trên của lá để hấp thụ được nhiều tia sáng chiếu lên mặt trên của lá.

      – Tế bào mô xốp chứa ít diệp lục hơn so với mô giậu, nằm ở mặt dưới của phiên lá. Trong mô xốp có nhiều khoảng rỗng giúpcho khí dễ dàng khuếch tán đến các tế bào chứa sắc tố quang hợp.

      – Hệ gân lá phát triển, có các tế bào nhu mô bao quanh. Gân lá chứa các mạch gỗ (dẫn nước cùng các ion khoáng cung cấp nguyên liệu cho quang hợp) và mạch rây (dẫn sản phẩm quang hợp ra khỏi lá).

Bài 4 (trang 39 SGK Sinh 11): Nêu thành phần và chức năng của hệ sắc tố quang hợp trong lá xanh?

Lời giải:

     Thành phần của hệ sắc tố quang hợp: Diệp lục và carôtenôit. Diệp lục là sắc tố chủ yếu của quang hợp, carôtenôit là sắc tố phụ quang hợp.

     Chức năng của hệ sắc tố quang hợp:

     + Diệp lục gồm diệp lục a và diệp lục b. Trong đó diệp lục a (P700và P680) tham gia trực tiếp vào sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng ở các liên kết hóa học trong ATP và NADPH. Các phân tử diệp lục b và diệp lục a khác hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ được cho diệp lục a (P700 và P680) ở trung tâm phản ứng quang hợp.

     + Các carôtenôit gồm carôten và xantôphin (ngoài ra ở tảo còn có phicôbilin). Chức năng của chúng là hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ được cho diệp lục b để diệp lục b truyền tiếp cho diệp lục a. Ngoài ra, carôtenôit còn có chức năng bảo vệ bộ máy quang hợp và tế bào khỏi bị nắng cháy khi cường độ ánh sáng quá cao.

Bài 5 (trang 39 SGK Sinh 11): Sắc tố nào sau đây tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong sản phẩm quang hợp ở cây xanh?

   A. Diệp lục a.

   B. Diệp lục b.

   C. Diệp lục a, b.

   D. Diệp lục a, b và carôtenôit.

Lời giải:

   Đáp án: A.

Bài 6 (trang 39 SGK Sinh 11): Cấu tạo ngoài của lá có những đặc điểm nào sau đây thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng?

   A. Có cuống lá.

   B. Có diện tích bề mặt lá lớn.

   C. Phiến lá mỏng.

   D. Các khí khổng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá để không chiếm mất diện tích hấp thụ ánh sáng.

Lời giải:

   Đáp án: B

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Processing your rating... Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{#errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}} There was an error rating this post!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 988

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Từ khóa » Bộ Phận Nào Của Lá Cây Thực Hiện Quang Hợp