Giải Bài Tập Sinh Học 6 - Bài 30: Thụ Phấn

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Lớp 6
  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 6
  • Giải Sinh Học Lớp 6
  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 6
  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 6
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 6

Giải Bài Tập Sinh Học 6 – Bài 30: Thụ phấn giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 30 trang 99: Hãy cho biết đặc điểm nào ghi trong ngoặc là của hoa tự thụ phấn?

+ Loại hoa (đơn tính, lưỡng tính).

+ Thời gian chín của nhị so với nhụy: (đồng thời, trước, sau).

Trả lời:

Đặc điểm của hoa tự thụ phấn.

+ Loại hoa (lưỡng tính).

+ Thời gian chín của nhị so với nhụy: (đồng thời).

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 30 trang 100: Quan sát một hoa thụ phấn nhờ sâu bọ và xem H.30.2, hãy trả lời các câu hỏi sau:

– Hoa có đặc điểm gì dễ hấp dẫn sâu bọ?

– Tràng hoa có đặc điểm gì làm cho sâu bọ muốn lấy mật hoặc lấy phấn thường phải chui vào trong hoa?

– Nhị của hoa có đặc điểm gì khiến cho sâu bọ khi đến lấy mật hoặc phấn hoa thường mang theo hạt phấn sang hoa khác?

– Nhụy hoa có đặc điểm gì khiến cho sâu bọ khi đến thì hạt phấn của hoa khác thường bị dính vào đầu nhụy?

– Hãy tóm tắt những đặc điểm chủ yếu của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.

Trả lời:

– Hoa hấp dẫn sâu bọ nhờ tập trung ở đầu ngọn, dễ nhận thấy.

– Tràng hoa có màu sắc sặc sỡ.

– Nhị có chứa hạt phấn to và có gai.

– Nhụy có chất dính.

– Đặc điểm chủ yếu của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 30 trang 101: Những đặc điểm đó có lợi gì cho sự thụ phấn nhờ gió?

Trả lời:

– Hoa thường tập trung ở ngọn cây → dễ phát tán nhờ nhận tác động mạnh.

– Bao hoa thường tiêu giảm → dễ cho hạt phấn thoát ra ngoài

– Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng → dễ rung động trong gió

– Hạt phấn rất nhiều, nhỏ và nhẹ →dễ bay trong không khí.

– Đầu hoặc vòi nhụy dài, có nhiều lông → dễ bám vào nhụy hoa khi hạt phấn bay trong không khí.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 30 trang 102: Hãy kể những ứng dụng về sự thụ phấn của con người.

Trả lời:

Con người thụ phấn cho ngô, bầu, bí, mướp…

Câu 1 trang 100 Sinh học 6: Thụ phấn là gì?

Trả lời:

Thụ phấn là hiện tượng tiếp xúc giữa hạt phấn với đầu nhụy.

Câu 2 trang 100 Sinh học 6: Thế nào là hoa tự thụ phấn? Hoa giao phấn khác với hoa tự thụ phấn ở điểm nào?

Trả lời:

– Hoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó (hoa lạc, hoa đỗ đen. hoa đỗ xanh..)

– Điểm khác nhau cơ bản của hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn là: Hoa tự thụ phấn là hoa lưỡng tính có nhị và nhụy chín cùng một lúc. Còn hoa giao phấn là những hoa đơn tính hoặc những hoa lưỡng tính, nhị và nhụy không chín cùng một lúc.

Câu 3 trang 100 Sinh học 6: Hãy kể tên hai loại hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. Tìm những đặc điểm phù hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ của mỗi hoa đó.

Trả lời:

– Ví dụ về hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: hoa bí ngô, hoa mướp, hoa vừng…

– Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ là: hoa thường có màu sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính.

Câu 4 trang 100 Sinh học 6: Những cây có hoa nở về ban đêm như nhài, quỳnh, dạ hương có đặc điểm gì thu hút sâu bọ?

Trả lời:

Đặc điểm của những hoa nở về ban đêm như hoa nhài, hoa quỳnh, dạ hương… là thường có màu trắng (nổi bật trong đêm tối) khiến sâu bọ dễ phát hiện; có mùi thơm đặc biệt quyến rũ sâu bọ.

Câu 1 trang 102 Sinh học 6: Hoa thụ phấn nhờ gió có những đặc điểm gì? Những đặc điểm đó có lợi gì cho thụ phấn?

Trả lời:

– Hoa thường ở ngọn cây hay ngọn cành, chỉ nhị dài, hạt phấn nhiều nhỏ, nhẹ. Hạt phấn to, dính và thường có gai, đầu nhụy có chất dính.

– Các đặc điểm hoa ở ngọn cây giúp cho hạt phấn dễ được thổi phát tán đi xa để gặp nhụy của các hoa khác. Các đặc điểm bao hoa thường tiêu giảm, đầu hoặc vòi nhụy thường có lông dính giúp hạt phấn dễ dính vào thụ phấn cho hoa.

Câu 2 trang 102 Sinh học 6: Trong những trường hợp nào thì thụ phấn nhờ người là cần thiết? Cho ví dụ.

Trả lời:

– Tăng khả năng thụ phấn của cây khi sự thụ phấn tự nhiên kém hiệu quả. Một số nông dân khi trồng bí ngô thường thụ phấn bổ sung để tăng khả năng kết trái của cây.

– Thụ phấn chéo nhằm tránh thoái hóa giống hay để lai tạo nên giống mới có nhiều ưu điểm hơn. Ví dụ như người trồng ngô thường thụ phấn chéo để tránh thoái hóa giống và tăng năng suất (tăng khả năng tạo hạt) bằng cách dùng bao giấy cuộn lại thành hình chiếc phễu, sau đó vít ngọn cây ngô xuống lắc cho hạt phấn rơi vào phễu . Khi đã có hạt phấn rồi thì tiến hành thụ phấn chéo cho cây bằng cách lấy hạt phấn của cây này rắc lên hoa (râu ngô) của cây kia.

Câu 3 trang 102 Sinh học 6: Nuôi ong trong các vườn cây ăn quả có lợi gì?

Trả lời:

– Ong lấy phấn hoa: làm cho hạt phấn dính vào nhụy được nhiều hơn và hiệu quả thụ phân cao hơn sẽ cho ra nhiều quả hơn.

– Ong lấy dược nhiều phấn hoa, mật hoa sẽ tạo ra nhiều mật hơn.

Bài 1 trang 102 Sinh học 6: Hãy liệt kê vào bảng dưới đây tất cả những điểm khác biệt giữa hoa thụ phấn nhờ sâu bọ và hoa thụ phấn nhờ gió mà em đã biết.

Trả lời:

Đặc điểm Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ Hoa thụ phấn nhờ gió
Bao hoa Lớn, có màu sắc sặc sỡ và hương thơm Nhỏ, không có màu sắc sặc sỡ và không có hương thơm
Nhị hoa Hạt phấn to, dính, chỉ nhị ngắn Hạt phấn nhỏ nhẹ, chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng
Nhụy hoa Đầu nhụy có chất dính Đầu nhụy dài, bề mặt tiếp xúc lớn, nhiều lông dính
Đặc điểm khác Có mật ngọt Không có mật ngọt

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Processing your rating... Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{#errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}} There was an error rating this post!

Đánh giá trung bình 4.9 / 5. Số lượt đánh giá: 1082

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Từ khóa » Hoa Mướp Bầu Bí Thụ Phấn Nhờ Gì