Giải Bài Tập Sinh Học 8 - Bài 52: Phản Xạ Không điều Kiện Và Phản ...
Có thể bạn quan tâm
Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Giải Bài Tập Sinh Học 8 – Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Xem thêm các sách tham khảo liên quan:
- Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 8
- Giải Sinh Học Lớp 8 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 8
- Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 8
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 8
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 52 trang 166: Hãy xác định xem trong các ví dụ nêu dưới đây, đâu là phản xạ không điều kiện và đâu là phản xạ có điều kiện và đánh dấu vào cột tưởng ứng ở bảng
Trả lời:
STT | Ví dụ | Phản xạ không điều kiện | Phản xạ có điều kiện |
1 | Tay chạm phải vật nóng, rụt tay lại | + | |
2 | Đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra | + | |
3 | Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ | – | |
4 | Trời rét, môi tím tái, người run cầm cập và sởn gai ốc | + | |
5 | Gió mùa đông bắc về, nghe tiếng gió rít qua khe cửa chắc trời lạnh lắm, tôi vội mặc áo len đi học | – | |
6 | Chẳng dại gì mà chơi/đùa với lửa | – |
3 ví dụ về phản xạ không điều kiện:
+ Khi hít phải luồng không khí có nhiều bụi ta hắt hơi.
+ Khi thức ăn chạm vào khoang miệng lưỡi thì nước bọt tiết ra.
+ Bị muỗi cắn ngứa chân. Ta đưa tay gãi chỗ ngứa ở chân.
3 ví dụ về phản xạ có điều kiện:
+ Chạy xe đạp.
+ Thấy thầy giáo bước vào, cả lớp đứng dậy chào
+ Nghe gọi tên mình, ta quay đầu lại.
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 52 trang 167: Dựa vào hình 52-3A và B kết hợp với hiểu biết của em về quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện, hãy trình bày quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện đã thành lập để thành lập một phản xạ mới qua một ví dụ tự chọn
Trả lời:
Vỗ tay mỗi khi thả mồi cho cá ăn, lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi chỉ nhẹ vỗ tay nhưng không thả mồi cá vẫn nổi lên là ta đã thành lập phản xạ có điều kiện.
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 52 trang 167: Dựa vào sự phân tích các ví dụ nêu ở mục I và những hiểu biết qua ví dụ trình bày ở mục II, hãy hoàn thành bảng 52-2, so sánh tính chất của 2 loại phản xạ sau đây:
Trả lời:
Tính chất của phản xạ không điều kiện | Tính chất của phản xạ có điều kiện |
1. Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện. | 1. Trả lời kích thích bất kỳ hay kích thích có điều kiện (đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần). |
2. Bẩm sinh. | 2. Được hình thành trong đời sống (qua học tập, rèn luyện). |
3. Bền vững. | 3. Dễ mất khi không củng cố. |
4. Có tính chất di truyền | 4. Có tính chất cá thể, không di truyền. |
5. Số lượng hạn chế | 5. Số lượng không hạn định |
6. Cung phản xạ đơn giản | 6. Hình thành đường liên hệ tạm thời trong cung phản xạ. |
7. Trung ương nằm ở trụ não, tuỷ sống | 7. Trung ương chủ yếu có sự tham gia của vỏ đại não. |
Bài 1 (trang 168 sgk Sinh học 8) : Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
Lời giải:
Bài 2 (trang 168 sgk Sinh học 8) : Trình bày quá trình hình thành một phản xạ có điều kiện (tự chọn) và nêu rõ những điều kiện để sự hình thành có kết quả.
Lời giải:
Có thể lấy ví dụ : khi cho gà ăn kết hợp với gõ mõ nhiều lần sẽ hình thành ở gà phản xạ có điều kiện : “tiếng mõ là tín hiệu gọi ăn”, nên khi nghe mõ là gà chạy về ăn. Sở dĩ như vậy là do giữa vùng thính giác và vùng ăn uống trên vỏ não đã hình thành đường liên hệ tạm thời. Tuy nhiên, nếu gõ mõ, gà chạy về mà không được cho ăn nhiều lần thì về sau khi nghe tiếng mõ gà cũng không chạy về nữa. Đó là do đường liên hệ tạm thời giữa vùng ăn uống và vùng thính giác không được củng cố nên đã mất.
Bài 3 (trang 168 sgk Sinh học 8) : Nêu rõ ý nghĩa của sự hình thành và sự ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống các động vật và con người.
Lời giải:
Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống động vật và con người là :
– Đối với động vật : đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống thay đổi.
– Đối với con người : Đảm bảo sự hình thành các thói quen, tập quán trong sinh hoạt cộng đồng.
Bài giải này có hữu ích với bạn không?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!
Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Processing your rating... Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{#errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}} There was an error rating this post!Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1154
Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.
Từ khóa » Các Ví Dụ Về Phản Xạ Có điều Kiện
-
5 VD Về Phản Xạ Có ĐK 5 VD Về Phản Xạ Không ĐK Câu Hỏi 631443
-
Lấy 5 Ví Dụ Về Phản Xạ Có điều Kiện Và 5 Ví Dụ Không điều Kiện - Hoc24
-
Soạn Sinh 8 Bài 52: Phản Xạ Không điều Kiện Và ...
-
Cho Ví Dụ Về Phản Xạ Có điều Kiện Và Phản Xạ Không Có điều Kiện
-
Ví Dụ Về Phản Xạ Có điều Kiện - Onfire
-
Ví Dụ Về Phản Xạ Có điều Kiện Và Phản Xạ Không điều Kiện
-
Cho 15 Ví Dụ Về Phản Xạ Có điều Kiện Và Phản Xạ Không Có điều Kiện
-
Giải Bài Tập Sinh Học 8 Bài 52: Phản Xạ Không điều Kiện Và Phản Xạ ...
-
Phản Xạ Có điều Kiện Là Gì? Phân Biệt Với Phản Xạ Không điều Kiện?
-
Hãy Xác định Xem Trong Các Ví Dụ Nêu Dưới đây, đâu Là Phản Xạ ...
-
Ví Dụ Về Phản Xạ Có điều Kiện Và Không điều Kiện
-
Phản Xạ Có điều Kiện – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bài 52: Phản Xạ Không điều Kiện Và Phản Xạ Có điều Kiện
-
Phản Xạ Là Gì Hãy Lấy Vài Ví Dụ Về Phản Xạ - Luật Hoàng Phi