Giải Bài Tập Tin Học 10 Bài 3: Giới Thiệu Về Máy Tính (Ngắn Gọn)
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Soạn SGK Tin Học lớp 10 Bài 3: Giới thiệu về máy tính
- Giải bài tập Tin học 10 Bài 3
- Lý thuyết Tin học 10 Bài 3
Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải bài tập SGK Tin học Bài 3: Giới thiệu về máy tính lớp 10 được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Tin học.
Soạn SGK Tin Học lớp 10 Bài 3: Giới thiệu về máy tính
Giải bài tập Tin học 10 Bài 3
Bài 1 trang 28 Tin học 10
Một máy tính chưa có phần mềm có thể hoạt động được không? Vì sao?
Lời giải:
- Hoạt động của máy tính được dựa vào chương trình. Mà chương trình là một phần bởi các phần mềm nên do đó máy tính chưa có phần mềm thì không thể hoạt động được.
- Ví dụ như máy tính khi không có hệ điều hành, là một phần mềm, thì chúng ta sẽ không thể sử dụng được.
Bài 2 trang 28 Tin học 10
Hãy giới thiệu và vẽ sơ đồ cấu trúc tổng quát của máy tính.
Lời giải:
- Cấu trúc tổng quát của máy tính bao gồm: bộ nhớ ngoài, bộ nhớ trong, bộ xử lí trung tâm, thiết bị vào, thiết bị ra:
Bài 3 trang 28 Tin học 10
Hãy trình bày chức năng của từng bộ phận: CPU, bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài, thiết bị vào, thiết bị ra.
Lời giải:
- Bộ nhớ trong:
+ ROM (Read only Memory): Lưu những thông tin quan trọng cần thiết cho hoạt động của máy tính do nhà sản xuất đưa vào.
+ RAM (Random Access Memory): Lưu trữ thông tin, dữ liệu có tính chất tạm thời trong quá trình xử lí nội dung.
- Bộ nhớ ngoài: Đĩa mềm (Floppy Disk), Đĩa cứng (Hard disk), Đĩa CD ROM ,USB.
- Bộ xử lí trung tâm (CPU): Là đầu não của máy tính, diễn ra việc xử lí thông tin và mọi hoạt động của máy tính
- Thiết bị vào ra (in/out put): Lần lượt là đưa thông tin vào và ra của máy tính.
Bài 4 trang 28 Tin học 10
Em biết gì về các khái niệm: Lệnh, chương trình, từ máy?
Lời giải:
- Lệnh là đơn vị cơ bản của một ngôn ngữ lập trình. Vì mức độ phức tạp, việc dùng các chỉ thị để trực tiếp điều khiển máy tính sẽ rất ít thông dụng. Thay vào đó, người ta ghép một số tổ hợp của các chỉ thị để cho máy thi hành được một động tác lớn hơn gọi là câu lệnh. Như vậy mỗi câu lệnh bao gồm một hay một số mệnh lệnh máy tính được sắp xếp theo trình tự xác định và nhằm mụch đích ra lệnh cho CPU tiến hành một thao tác cố định có ý nghĩa.
- Chương trình máy tính là một chuỗi các lệnh, được viết để thực hiện một nhiệm vụ nhất định trên máy tính. Máy tính của bạn sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có chương trình.
- Khi xử lí dữ liệu, máy tính xử lí đồng thời một dãy bit chứ không xử lí từng bit. Dãy bit như vậy được gọi là từ máy và được lưu trữ trong một ô nhớ. Độ đài từ máy có thể là 8, 16, 32 hay 64 bit phụ thuộc kiến trúc từng máy.
Bài 5 trang 28 Tin học 10
Em có biết thiết bị nào vừa là thiết bị vào vừa là thiết bị ra không?
Lời giải:
Hiện nay có rất nhiều thiết bị vừa là thiết bị vào, vừa là thiết bị ra: điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy ảnh chụp lấy hình ngay
Bài 6 trang 28 Tin học 10
Hãy trình hiểu biết của em về nguyên lí Phôn Nôi-man.
Lời giải:
Nguyên lí Phôn Nôi-man là nguyên lí chỉ sơ đồ cấu trúc chính và nguyên lí hoạt động của máy tính. Theo nguyên lí Phôn Nôi-man thì mã hoá nhị phân, điều khiển bằng chương trình, lưu trữ chương trình và truy cập theo địa chỉ tạo thành một nguyên lí chung.
Lý thuyết Tin học 10 Bài 3
1. Khái niệm hệ thống tin học
- Hệ thống tin học dùng để nhập, xử lí, truyền và lưu trữ thông tin
- Gồm 3 phần: phần cứng, phần mềm, sự quản lí và điều khiển của con người.
2. Sơ đồ cấu trúc của 1 máy tính
- Chức năng của máy tinh: tự động hóa quá trình thu thập, lưu trữ và xử lí thông tin.
- Sơ đồ cấu trúc:
- Các mũi tên là luồng trao đổi dữ liệu giữa các bộ phận.
3. Bộ xử lí trung tâm( CPU – Central Processing Unit)
- CPU là phần quan trọng nhất của máy tính. Đó là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình.
- CPU gồm các bộ phận chính:
+ Bộ điều khiển( CU – Control Unit): điều khiển các bộ phận khác của máy tính làm việc.
+ Bộ số học logic( ALU – Arithmetic⁄ Logic Unit): thực hiện các phép toán số học và xử lí thông tin.
+ Thanh ghi( Register): lưu trữ các lệnh và dữ liệu 1 cách tạm thời.
+ Bộ nhớ truy cập nhanh( Cache): trung gian cho sự truy cập giữ bộ nhớ và thanh ghi.
4. Bộ nhớ trong( Main Memory)
- Là bộ nhớ chính, nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu được xử lí
- Gồm 2 phần:
+ ROM( Read only Memory): chứa 1 số chương trình nạp sẵn, dữ liệu trong ROM không thể xóa được và không bị mất đi khi tắt máy. Có chức năng là kiểm tra các thiết bị và tạo giao tiếp giữa máy tính với chương trình mà người dùng đưa vào để khởi động.
+ RAM( Random Access Memory): là bộ nhớ có thể đọc, ghi và dữ liệu bị mất đi khi tắt máy. Khi chạy chương trình, máy tính truy cập dữ liệu có trong các ô nhớ, mỗi ô nhớ có 1 địa chỉ riêng biệt để truy cập tới.
5. Bộ nhớ ngoài( Secondary Memory)
- Dùng để lưu trữ dữ liệu lâu dài và hỗ trợ cho bộ nhớ trong
- Dữ liệu tồn tại ngay cả khi đã tắt máy.
- Thường là các đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ flash.
- Việc tổ chức dữ liệu ở bộ nhớ ngoài và việc trao đổi dữ liệu ở bộ nhớ ngoài và bộ nhớ trong được thực hiện bởi hệ điều hành.
6. Thiết bị vào( Input Device)
- Dùng để đưa thông tin vào máy tính.
- Ví dụ: chuột, bàn phím, máy quét, webcam
a. Chuột( Mouse)
- Sử dụng thao tác nháy chuột để thực hiện 1 lựa chọn có trong bảng chọn.
- Thay thế 1 số thao tác bàn phím
b. Bàn phím( Keyboard)
- Các phím được chia thành nhóm.
- Một số phím đã được ngầm định chức năng tùy vào từng phần mềm cụ thể.
- Gõ phím thì kí tự trên mặt phím xuất hiện trên màn hình
c. Máy quét( Scanner)
- Là thiết bị cho phép đưa văn bản và hình ảnh vào máy tính.
d. webcame
- Là một camera kĩ thuật số.
- Thu truyền trực tiếp hình ảnh qua mạng đến những máy tính đang kết nối đến máy đó.
7. Thiết bị ra( Output Device)
- Dùng để đưa dữ liệu ra từ máy tính.
- Ví dụ: màn hình, máy in, máy chiều, loa, tai nghe,..
a. Màn hình( Moniter)
- Là tập hợp các điểm ảnh Pixel, mối điểm ảnh có độ sáng và màu sắc khác nhau.
- Chất lượng hình ảnh phụ thuộc vào: độ phân giải và chế độ màu.
b. Máy in( Printer)
- Dùng để in thông tin ra giấy
- Có các loại như in đen – trắng, in màu.
c. Máy chiếu( Projecter)
- Dùng để hiển thị thông tin trên màn hình lên màn ảnh rộng
d. Loa và tai nghe( Speaker and Headphone)
- Đưa dữ liệu âm thanh ra môi trường bên ngoài.
e. Modem
- Dùng để truyền dư liệu giữa các hệ thống máy tính thông qua đường truyền.
- Ví dụ: điện thoại
8. Hoạt động của máy tính
- Máy tính hoạt động theo 1 dãy lệnh cho trước( chương trình) mà không cần sự tham gia trực tiếp của con người.
- Nguyên lí lưu trữ chương trình: lệnh được đưa vào máy tính dưới dạng mã nhị phân để lưu trữ, xử lí như những dữ liệu khác.
- Nguyên lí truy cập theo địa chỉ: Việc truy cập dữ liệu trong máy tính được thực hiện thông qua địa chỉ nơi lưu trữ dữ liệu đó.
- Nguyên lí Phôn Nôi-man: Mã hóa nhị phân, điều khiển bằng chương trình, lưu trữ chương trình và truy cập theo đia chỉ tạo thành 1 nguyên lí chung gọi là nguyên lí Phôn Nôi-man.
CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải bài tập Tin học Bài 3: Giới thiệu về máy tính lớp 10 hay nhất file word, pdf hoàn toàn miễn phí.
Từ khóa » Bộ Nhớ Ngoài Dùng để Tin 10
-
Lý Thuyết: Giới Thiệu Về Máy Tính Trang 19 SGK Tin Học 10
-
Tin Học 10 Bài 3: Giới Thiệu Về Máy Vi Tính
-
Lý Thuyết Tin Học 10: Bài 3. Giới Thiệu Về Máy Vi Tính - Top Lời Giải
-
Tin Học 10 Bài 3: Giới Thiệu Về Máy Tính
-
Câu 3 Trang 28 SGK Tin Học 10 - Học Tốt
-
Giáo án Tin Học Lớp 10: Bài 3: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH (Tiếp Theo ...
-
Bộ Nhớ Ngoài Dùng để: - Trắc Nghiệm Online
-
Hệ Thống Tin Học Dùng để Nhập, Xử Lí, Xuất, Truyền Và Lưu Trữ Thông Tin
-
SGK Tin Học 10 - §3. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH - Giải Bài Tập
-
Bộ Nhớ Ngoài Của Máy Tính Là Gì? Chức Năng Là Gì?
-
Bộ Nhớ Ngoài Dùng để:A. Lưu Trữ Lâu Dài Dữ Liệu Và Hỗ Trợ C
-
Bộ Nhớ Ngoài Của Máy Tính Là Gì? Có Chức Năng Gì? Gồm Thiết Bị Nào?
-
Bộ Nhớ Ngoài Bao Gồm Những Thiết Bị đầy đủ Nhất - Top Tài Liệu
-
Bài 3: Giới Thiệu Về Máy Tính - Hoc24