Giải Bài Tập Trang 113 SGK Sinh Học Lớp 11: Cảm ứng ở động Vật ...
Có thể bạn quan tâm
Giải bài tập trang 113 SGK Sinh học lớp 11: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo). Đây là tài liệu hay, giúp các bạn học sinh học tập tốt môn Sinh học lớp 11. Mời các bạn tham khảo.
Tóm tắt kiến thức cơ bản: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)
1. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh ống
a. Cấu trúc
Gặp ở động vật có xương sống: Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú được tạo từ số lượng lớn tế bào thần kinh.Tạo thành ống sau lưng con vật: Não và tủy sống có chức năng khác nhau, não có 5 phần: Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não, hành não.Đặc biệt não bộ phát triển mạnh và là bộ phận cao cấp nhất tiếp nhận và xử lý hầu hết thông tin đưa từ bên ngoài vào, quyết định mức độ và cách phản ứng
b. Hoạt động của hệ thần kinh ống
Hệ thần kinh ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ, giúp động vật thích nghi với môi trường.Phản xạ đơn giản: Thực hiện do cung phản xạ, bởi một số lượng ít tế bào do tủy sống điều khiểnVí dụ: Kim châmPhản xạ phức tạp: Phản xạ có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh và não đặc biệt là vỏ bán cầu đại nãoVí dụ: Khi gặp chó dại, rắn độc
2. So sánh phản xạ đơn giản – phận phức tạp
Phản xạ đơn giản (không điều kiện) | Phản xạ phức tạp (có điều kiện) |
1/ Ví dụ: Kim nhọn đâm vào ngón tay 2/ Cung phản xạ gồm: – Bộ phận tiếp nhận da: Thụ quan đau – Sợi cảm giác của TK tủy – Bộ phận xử lý thông tin và quyết định: Tủy sống – Sợi vận động của TK tủy – Bộ phận thực hiện: Các cơ ngón tay 3/ Đặc điểm – Cấu tạo bởi số ít tế bào thần kinh – Do tủy sống và hạch thần kinh – Mang tính chất di truyền sinh ra đã có – Đặc trưng cho loài – Rất bền vững | 1/ Ví dụ: Đang đi bất ngờ gặp chó dại 2/ Cung phản xạ – Bộ phận tiếp nhận: Mắt – Sợi cảm giác – Bộ phận xử lý thông tin và quyết định: Não – Sợi vận động – Bộ phận thực hiện: Cơ chân, tay 3/ Đặc điểm – Số lượng lớn tế bào thần kinh – Do hệ thần kinh trung ương – Có tính chất không di truyền sinh ra chưa có phải học tập, rút kinh nghiệm – Không đặc trưng – Không bền vững, sẽ dễ dàng mất đi |
Giải bài tập trang 113 SGK Sinh học lớp 11
Câu 1. Phân biệt cấu tạo hệ thần kinh ống với hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
Trả lời:
Hệ thần kinh dạng lưới: được cấu tạo từ các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau bằng các sợi thần kinh.Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được hình thành từ các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể.
Câu 2. Khi bị kích thích, phản ứng của động vật có hệ thần kinh ống có gì khác với động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dụng chuỗi hạch? Cho ví dụ minh họa.
Trả lời:
Phản ứng của động vật hệ thần kinh ống phức tạp hơn, hiệu quả hơn do cấu tạo của hệ thần kinh ống hoàn thiện hơn, số lượng tế bào thần kinh rất lớn và tập trung lại nên sự phối hợp và xử lý thông tin tốt hơn, rất thuận lợi trong việc học tập và rút kinh nghiệm (thành các phản xạ có điều kiện).Ví dụ minh họa: Động vật bậc cao nếu bị con người bắt hụt sẽ chạy trốn thật nhanh khi nhìn thấy người, nhưng động vật bậc thấp thường không như vậy.
Câu 3. Cho một số ví dụ về phản xạ có điều kiện ở động vật có hệ thần kinh hình ống.
Trả lời:Khỉ, chó, cá heo,…làm xiếc.
Đánh giá bài viếtTừ khóa » Ví Dụ Về Phản Xạ đơn Giản Và Phản Xạ Phức Tạp
-
Nêu Khái Niệm Và Ví Dụ Về Phản Xạ Có điều Kiện Và Phản Xạ Không ...
-
Phản Xạ Là Gì? Hãy Lấy Vài Ví Dụ Về Phản Xạ - TopLoigiai
-
Phản Xạ Là Gì Hãy Lấy Vài Ví Dụ Về Phản Xạ - Luật Hoàng Phi
-
Phản Xạ Phức Tạp Thường Là - Luật Hoàng Phi
-
Nêu Những đặc điểm Của Phản Xạ đơn Giản Và Phức Tạp ở động ...
-
Phân Biệt Phản Xạ Có điều Kiện Và Phản Xạ Không điều Kiện
-
Phản Xạ Không điều Kiện Và Phản Xạ Có điều Kiện
-
Ví Dụ Về Phản Xạ Có điều Kiện Và Phản Xạ Không điều Kiện
-
Bài 3 Trang 113 SGK Sinh Học 11. Cho Một Số Ví Dụ Về Phản Xạ Có ...
-
Soạn Sinh 11 Bài 27: Cảm ứng ở động Vật (Tiếp Theo) Ngắn Nhất
-
Phân Biệt Phản Xạ Có điều Kiện Và Phản Xạ Không điều Kiện
-
Bài 27: Cảm ứng ở động Vật (tiếp Theo) (Nâng Cao)