Giải Bài Tập Trang 143 SGK Sinh Lớp 8: Dây Thần Kinh Tủy

Giải bài tập trang 143 SGK Sinh lớp 8: Dây thần kinh tủyGiải bài tập môn Sinh học lớp 8Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Giải bài tập trang 143 SGK Sinh lớp 8: Dây thần kinh tủy

Giải bài tập trang 143 SGK Sinh lớp 8: Dây thần kinh tủy VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về dây thần kinh tủy nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập trang 136 SGK Sinh lớp 8: Vệ sinh da

Giải bài tập trang 138 SGK Sinh lớp 8: Giới thiệu chung hệ thần kinh

A. Tóm tắt lý thuyết: Dây thần kinh tủy

Có 31 đôi dây thần kinh tủy là các dây pha gồm có các bó sợi thần kinh tâm (cảm giác) và các bó sợi thần kinh li tâm (vận động) được nối với tủy qua các rễ sau và rễ trước.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 143 Sinh học lớp 8: Dây thần kinh tủy

Bài 1: (trang 143 SGK Sinh 8)

Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Là do tủy sống thuộc trung tâm thần kinh trung ương, là nơi "nhập" lại của dây thần kinh tới (TK cảm giác đến não) và dây thần kinh đi (TK vận động) nên gọi là pha tức pha giữa 2 loại dây thần kinh đó.

Bài 2: (trang 143 SGK Sinh 8)

Trên một con ếch đã mổ để nghiên cứu rễ tủy, em Quang đã vô ý làm đứt một số rễ. Bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào mất?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Để biết được rễ nào còn, rễ nào mất thì tốt nhất là kích thích mạnh lần lượt vào các chi:

  • Nếu không gây co chi nào => Rễ sau (rễ cảm giác) chi đó bị đứt
  • Nếu chi nào co => Rễ trước (rễ vận động) vẫn còn
  • Nếu chi đó không co, các chi khác co => Rễ trước (Rễ vận động) của chi đó đứt.

Từ khóa » Sinh Học 8 Sgk Trang 143