Giải Bài Tập Trang 78 SGK Vật Lý Lớp 11: Dòng điện Trong Kim Loại

Giải bài tập trang 78 SGK Vật lý lớp 11: Dòng điện trong kim loạiGiải bài tập môn Vật lý lớp 11Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Giải bài tập trang 78 SGK Vật lý lớp 11: Dòng điện trong kim loại

  • Tóm tắt kiến thức cơ bản: Dòng điện trong kim loại
  • Giải bài tập trang 78 SGK Vật lý lớp 11

Giải bài tập trang 78 SGK Vật lý lớp 11: Dòng điện trong kim loại. Đây là tài liệu tham khảo hay và chất lượng dành cho quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 11. Hi vọng rằng với tài liệu này việc học tập môn Vật lý của các bạn học sinh sẽ trở nên thuận tiện hơn. Mời các bạn tham khảo chi tiết tại đây.

  • Giải bài tập trang 58 SGK Vật lý lớp 11: Ghép các nguồn điện thành bộ
  • Giải bài tập trang 54 SGK Vật lý lớp 11: Định luật ôm đối với toàn mạch
  • Giải bài tập trang 45 SGK Vật lý lớp 11: Dòng điện không đổi, nguồn điện

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Giải bài tập trang 78 SGK Vật lý lớp 11: Dòng điện trong kim loại để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp lời giải của 9 bài tập trong sách giáo khoa môn Vật lý lớp 11 và nội dung tóm tắt kiến thức cơ bản của bài dòng điện trong kim loại. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Tóm tắt kiến thức cơ bản: Dòng điện trong kim loại

1. Bản chất của dòng điện trong kim loại

  • Trong kim loại, các nguyên tử bị mất electron hoá bị trở thành các ion dương. Các ion dương liên kết với nhau một cách trật tự tạo nên mạng tinh thể kim loại. Chuyển động nhiệt của các ion càng mạnh, mạng tinh thể càng trở nên mất trật tự
  • Các electron hoá trị tách khỏi nguyên tử, trở thành các electron tự do với mật độ n không đổi (n = hằng số). Chúng chuyển động hỗn loạn tạo thành khí electron tự do hoán toàn bộ thể tích của khối kim loại và không sinh ra dòng điện nào
  • Điện trường Giải bài tập trang 78 SGK Vật lý lớp 11do nguồn điện ngoài sinh ra, đẩy khí electron trôi ngược chiều điện trường, tạo ra dòng điện
  • Sự mất trật tự của mạng tinh thể cản trở chuyển động của electron tự do, là nguyên nhân gây ra điện trở kim loại. Các loại mất trật tự thường gặp là chuyển động nhiệt của các ion trong mạng tinh thể, sự méo mạng tinh thể do biến dạng cơ học và các nguyên tử lạ lẫn trong kim loại. Điện trở của kim loại rất nhạy cảm với các yểu tố trên.
  • Thuyết electron về tính dẫn điện của kim loại cho thấy hạt tải điện trong kim loại là electron tự do. Mật độ của chúng rất cao nên kim loại dẫn điện rất tốt. Nhiều tính chất khác của dòng điện trong kim loại cũng có thể suy ra từ thuyết này

=> Vậy, dòng điện trong kim loại là chuyển dời có hướng của các electron tự do dưới tác dụng của điện trường

2. Sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại theo nhiệt độ

Thí nghiệm chứng tỏ điện trở suất p của kim loại tăng theo nhiệt độ gần đúng theo hàm bậc nhất: p = p0[1 + α(t – t0)] trong đó p0 là điện trở suất ở t0 C (thường lấy 200 C); α là hệ số nhiệt điện trở, đơn vị đo là K-1

3. Điện trở của kim loại ở nhiệt độ thấp

  • Khi nhiệt độ càng giảm, mạng tinh thể càng bớt mất trật tự nên sự cản trở của nó đến chuyển động của electron càng ít, điện trở suất của kim loại giảm liên tục. Đến gần 0 K, điện trở của các kim loại sạch đều rất bé. Đồ thị biểu diễn điện trở suất của đồng theo nhiệt độ được vẽ trên hình 13.1
  • Khi hạ nhiệt độ xuống dưới nhiệt độ tới hạn Tc thì điện trở suất của một số chất đột ngột giảm xuống bằng 0. Ta nói vật liệu đã chuyển sang trạng thái siêu dẫn. Giá trị Tc phụ thuộc vào các chất khác nhau.

4. Hiện tượng nhiệt điện

  • Thuyết electron về tính dẫn điện của kim loại còn cho thấy, nếu sợi dây kim loại có một đầu nóng và một đầu lạnh, thì chuyển động nhiệt của electron sẽ làm cho một phần electron tự do ở đầu nóng dồn về đầu lạnh. Đầu nóng sẽ tích điện dương, đầu lạnh tích điện âm.
  • Giữa đầu nóng và đầu lạnh có một hiệu điện thế nào đấy. Nếu lấy hai dây kim loại khác loại nhau và hàn hai đầu với nhau, một mối hàn giữa ở nhiệt độ cao, một mối hàn ở nhiệt độ thấp, thì hiệu điện thế ở đầu nóng và đầu lạnh của từng dây không giống nhau, khiến trong mạch có một suất điện động ξ. ξ được gọi là suất điện động nhiệt điện, và bộ hai dây dẫn hàn hai đầu với nhau gọi là cặp nhiệt điện:

ξ = αt(T1 – T2)

Trong đó T1 – T2 là hiệu nhiệt điện ở đầu nóng và đầu lạnh, αt là hệ số nhiệt điện động, phụ thuộc vào bản chất của hai laoị vật liệu dùng làm cặp nhiệt điện,

  • Suất điện động nhiệt điện tuy nhỏ nhưng rất ổn định theo thời gian và điều kiện thí nghiệm, nên cặp nhiệt điện được dùng phổ biến để đo nhiệt độ

Giải bài tập trang 78 SGK Vật lý lớp 11

Bài 1. Hạt tải điện trong kim loại là loại electron nào? Mật độ của chúng vào cỡ nào?

Giải: Hạt tải điện trong kim loại là loại electron tự do, đó chính là các iôn hóa trị đã tách khỏi nguyên tử.

Bài 2. Vì sao điện trở của kim loại tăng khi nhiệt độ tăng?

Giải: Điện trở của kim loại tăng khi nhiệt độ tăng vì khi nhiệt độ tăng lên thì độ mất trật tự của mạng tinh thê tăng do đó độ linh động của các electron tự do bị cản trở nhiều hơn.

Bài 3. Điện trở của kim loại thường và siêu dẫn khác nhau như thế nào?

Giải: Điện trở của kim loại thường có giá trị xác định nào đó thay đổi theo nhiệt độ, còn đối với kim loại siêu dẫn, điện trở bằng không.

Bài 4. Do đâu mà cặp nhiệt điện có suất điện động?

Giải: Cặp nhiệt điện có suất diện động là do:

  • Với một sợi dây dẫn kim loại có một đầu nóng và một đầu lạnh, thì chuyển động nhiệt của electron sẽ làm cho một số electron ở đầu nóng dồn về đầu lạnh. Khi đó đầu nóng tích điện dương, đầu lạnh tích điện âm. Giữa đầu nóng và đầu lạnh có một hiệu điện thế.
  • Khi dùng hai dây dần kim loại khác nhau và hàn hai đầu với nhau, một mối hàn giữ nhiệt độ cao, một mối hàn ở nhiệt độ thấp thì hiệu điện thế giữa đầu nóng và đầu lạnh của từng dây sè khác nhau, khiến cho mạch có một suất điện động gọi là suất điện động nhiệt điện.

Bài 5. Các kim loại đều:

A. Dẫn điện tốt, có điện trở suất không thay đổi.B. Dần điện tốt, có điện trở suất thay đổi theo nhiệt độ.C. Dẫn điện tốt như nhau, có điện trở suất thay đổi theo nhiệt độ.D. Dẫn điện tốt, có điện trở suất thay đổi theo nhiệt độ giông nhau.

Giải: Chọn câu B.

Bài 6. Hạt tải điện trong kim loại là:

A. Các electron của nguyên tử.B. Electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử.C. Các electron hóa trị đã bay tự do ra khỏi tinh thể.D. Các electron hóa trị chuyển động tự do trong mạng tinh thể.

Giải: Chọn câu D.

Bài 7. Một bóng đèn 220 V - 100 W khi sáng bình thường thì nhiệt độ của dây tóc bóng đèn là 20000 C. Xác định điện trở của đèn khi thắp sáng và khi không thắp sáng. Biết rằng nhiệt độ môi trường là 200 C và dây tóc bóng đèn làm bằng vônfram.

Giải: Điện trở của bóng đèn khi sáng bình thường (20000 C): R = U2/P = 2202/100 = 484 Ω

Từ công thức: R = R0[1 + α(t – t0)] ta suy ra điện trở của bóng đèn khi ở nhiệt độ môi trường 200 C: R0 = R/[1 + α(t – t0)] = 484/[1 + 4,5.10-3(2000 - 20)] = 48,4 Ω

Bài 8. Khôi lượng mol của nguyên tử đồng là 64.10-3 kg/mol. Khôi lượng riêng của đồng chính là 8,9.103 kg/m3. Biết rằng mỗi nguyên tử đồng góp một electron dẫn.

a) Tính mật độ một electron tự do trong đồng.

b) Một dây tải điện bằng đồng dài 1 km, tiết diện 10mm2, mang dòng điện 10 A. Tính tốc độ trôi của electron trong dây dẫn đó.

Giải:

a) Mật độ một electron tự do trong đồng: n = NA.[D/A] = 6,023.1023. [8,9.103/64.10-3] = 8,375.1028/m3

b) Điện trở của dây dẫn: R = p.[l/S] = 1,69 Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn: U = IR = 16,9 V Cường độ điện trường trong dây dẫn: E = U/l = 1,69.10-2 V/m. Vận tốc trôi của dây dẫn: V1 = µnE = 4,37.10-3 . 1,69.10-2 = 7,28.10-5 m/s

Bài 9. Để mắc đường dây tải điện từ điểm A đến địa điểm B, ta cần 1000 kg dây đồng. Muốn thay dây đồng bằng dây nhôm mà vẫn đảm bảo chất lượng truyền điện, ít nhất phải dùng bao nhiêu kg nhôm? Cho biết khối lượng riêng của đồng là 8900 kg/m3, của nhôm là 2700 kg/m3.

Giải: Để đảm bảo chất lượng truyền điện thì điện trở của dây nhôm và dây đồng phải có giá trị bằng nhau với cùng chiều dài. Điện trở của dây đồng và nhôm: R1 = p1.[l/S1]; R2 = p2.[l/S2]

R1 = R2 => p1/S1 = p2/S2 => S2/S1 = p2/p1

Khối lượng dây đồng và nhôm: m1 = D1.S1; m2 = D2.S2.l => m2 = D2/D1 . S2/S1 . m1 = D2/D1 . p2/p1 . m1

Thay số vào ta có: m2 = 2700/8900 . 2,75.10-8/1,69.10-8 . 100 = 493,6 kg

Vậy muốn thay dây đồng bằng dây nhôm mà vẫn đảm bảo chất lượng truyền điện, ít nhất cần phải dùng 493,6kg dây nhôm.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Giải bài tập trang 78 SGK Vật lý lớp 11: Dòng điện trong kim loại, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Vật lý 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 của VnDoc.com để có thêm tài liệu học tập nhé

Từ khóa » Câu 1 Trang 78 Vật Lí 11