Giải Bài Tập Vật Lí 10 - Bài 52: Sự Nở Vì Nhiệt Của Vật Rắn (Nâng Cao)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Vật Lí Lớp 10
  • Sách Giáo Khoa Vật Lý 10
  • Giải Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 10
  • Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 10
  • Sách giáo khoa vật lý 10 nâng cao
  • Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 10 Nâng Cao
  • Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 10
  • Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 10 Nâng Cao

Giải Bài Tập Vật Lí 10 – Bài 52: Sự nở vì nhiệt của vật rắn (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Câu c1 (trang 256 sgk Vật Lý 10 nâng cao):Tại sao các thước đo chiều dài cần làm bằng vật liệu có hệ số nở dài thật nhỏ?

Lời giải:

HDTL: các thước đo chiều dài cần làm bằng các vật liệu có hệ số nở dài thật nhỏ để cho sự nở dài của thước khi nhiệt độ tăng là không đáng kể, khi đó sai số dụng cụ đo nằm trong giới hạn cho phép, tức độ chính xác của phép đo cao hơn.

Câu c2 (trang 257 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Nêu thêm những ví dụ về ứng dụng hay đề phòng tác hại của sự nở vì nhiệt của vật rắn.

Lời giải:

HDTL: khi nút chai bị bó chặt ở cổ chai, ta có thể hơ nóng cổ chai làm cho cổ chai nở rộng ra và nút dễ dàng được tháo ra.

Các đồng hồ cơ học cần được làm bằng các vật liệu có hệ số α rất nhỏ để sự nở vì nhiệt ít ảnh hưởng đến độ chính xác của đồng hồ

Câu 1 (trang 257 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Tại sao người ta lại đốt nóng vành sắt trước khi nắp nó vào bánh xe bằng gỗ (ví dụ như bánh xe bò ngày trước)?

Lời giải:

HDTL: ở nhiệt độ thường, vành đai sắt phải bó chặt lấy bánh xe, tức đường kính của nó phải nhỏ hơn của bánh xe một chút. Để nắp được vành sắt vào bánh xe, người ta phải đốt nóng vành sắt để nó nở ra thì mới nắp vào bánh xe được.

Câu 2 (trang 257 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Cho một tấm kim loại hình chữ nhật, ở giữa bị đục thủng một lỗ tròn. Khi ta ta nung nóng tấm kim loại này thì lỗ tròn có bé đi không?

Lời giải:

HDTL: không. Các cạnh của tấm kim loại đều nỏ dài, do đó lỗ tròn cũng nở ra.

Bài 1 (trang 257 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Mỗi thanh ray đường sắt (làm bằng thép) dài 10m ở nhiệt độ 20oC. Phải để một khe hở là bao nhiêu giữa hai thanh ray đối diện, để nếu nhiệt độ ngoài trời tăng lên đến 50oC thì vẫn đủ chỗ cho thanh dãn ra?

Lời giải:

Khe hở là chung cho cả hai đầu thanh đối diện nhau nên khe hở phải đủ rộng để mỗi đầu nở ra Δl/2, tức khoảng cách hai đầu sẽ là Δl.

Δl = l0.α.Δt = 10.11,4.10-6.(50 – 20)

= 3,42.10-3 m = 3,42 mm.

Vậy phải để hở một đoạn là 3,42 mm giữa hai đầu thanh.

Bài 2 (trang 258 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Một băng kép được chế tạo từ một bản bằng thép và một bản bằng hợp kim có độ dài ban đầu bằng nhau. Hỏi khi đốt nóng lên thì băng kép uốn cong về bên nào? Cho biết hệ số nở dài của thép là α1 = 11.10-6 K-1 còn của hợp kim là α2 = 25.10-6 K-1.

Lời giải:

Hệ số nở dài của hợp kim α2 = 25.10-6 K-1 lớn hơn của thép α1 = 11.10-6 K-1 nên cùng với một chiều dài l0 ban đầu thì khi nóng lên thanh hợp kim sẽ dài hơn thanh thép, do đó băng kép cong về phía thanh thép.

Bài 3 (trang 258 sgk Vật Lý 10 nâng cao): Một ấm nhôm có dung tích 2 lít ở 20oC. Chiếc ấm đó có dung tích là bao nhiêu khi nó ở 80oC?

Lời giải:

Có thể coi ấm như một hình lập phương rỗng, ấm có hệ số nở khối là: β = 3.α.

Ở nhiệt độ t0 = 20oC ấm có thể tích V0 = 2l.

Dung tích ấm ở 80oC là:

V = V0.[1 + 3.α.(t – t0)] = 2.[1 + 3.24,5.10-6.(80 – 20)] = 2,0088 lít.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Processing your rating... Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{#errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}} There was an error rating this post!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1149

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Từ khóa » Sự Nở Vì Nhiệt Của Thép Là Bao Nhiêu